Viêm phổi nhánh nguyên thể là viêm phổi phát ra do nguyên thể nhánh, nó không thuộc viêm phổi có tính vi trùng, cũng không thuộc loại viêm phổi virut. Viêm phổi loại này phần lớn hay gặp ở trẻ đến tuổi đi học, trẻ em trước tuổi đi học cũng dễ xảy ra. Nguyên thể chủ yếu gây bệnh này là nhánh của nguyên thể gây viêm phổi. Nó là một loại vi sinh vật giữa vi khuẩn và virut, có tính truyền nhiễm nhất định, thông qua bọt nước dãi khi ho bay ra truyền đi. Khoảng 3 – 4 năm xuất hiện dịch một lần, thời gian dịch kéo dài 2 – 4 tháng. Bình thường một năm bốn mùa đều có thể xảy ra – mùa đông tương đối nhiều.

  1. Đặc trưng lâm sàng

Thông thường bị cảm nhiễm từ sau 2 – 3 tuần thì phát bệnh. Phần lớn bệnh xảy ra không gấp, trong số trẻ bị bệnh này, có 1/4 – 1/2 số em, trước tiên xuất hiện triệu chứng cảm nhiễm đường hô hấp, như tắc mũi, chảy mũi, đau yết hầu. Có sốt ở mức độ vừa, nhiệt độ thân thể khoảng 39°c, nhiệt không ổn định, đa số ho tương đối nặng, dồn dập. Thời kì đầu ho khan, sau chuyển sang ho kịch liệt kéo dài không giảm, có lúc biểu hiện như ho gà, về sau ho nhiều đàm, trong đờm thỉnh thoảng có từng sợi máu. Kiểm tra thể trạng, phổi phần lớn không có dương tính.

X quang vùng ngực: phổi bị vết đen rõ rệt, phần lớn diễn biến bệnh ở một bên, mà phần lớn ở thùy dưới, hiển thị bóng đen dạng phiến thủy tinh mờ, hoặc là bóng đen dạng chấm phân bố khắp thùy phổi.

Máu: bạch cầu có thể cao, có thể thấp, đa số là bình thường.

Máu lắng: tăng nhanh.

Thử nghiệm đông lạnh: dương tính.

Tóm lại: đặc điểm của viêm phổi nhánh nguyên thể X quang biểu hiện không thống nhất với biểu hiện lâm sàng, phần lớn X quang biểu hiện rất nghiêm trọng, còn biểu hiện đặc trưng của phổi thì rất nhẹ, thậm chí phát hiện không dương tính.

  1. Những biến chứng

Mấy năm gần đây phát hiện viêm phổi do nhánh nguyên thể gây bệnh có thể kèm theo nhiều biến chứng.

  • Có 7% dẫn đến biến chứng hệ thống thần kinh: Như viêm màng não vô trùng, thần kinh đầu tê dại, tiểu não mất thăng bằng, viêm thần kinh ngoại biên. Đa số bệnh có triệu chứng hệ thống hô hấp, sau 7-14 ngày xuất hiện triệu chứng hệ thống thần kinh, có 1/5 số bệnh nhân, trực tiếp khởi bệnh là hệ thống thần kinh.
  • Có 4,5% cùng phát bệnh hệ thống mạch máu tim: như viêm cơ tim, viêm màng tim, suy tim cấp tính, đình trệ truyền dẫn máu trong tim. Trong chứng bệnh xảy ra nói trên, 70% số trẻ bị mắc phải biếu hiện nhất thời, hoặc là rất nhẹ, hoặc chỉ có thay đôi điện tâm đồ, còn một số ít bị chứng này có thể phát triển đến sự tôn hại nặng nề đối với mạch máu tim.
  • 12% – 14% có triệu chứng của hệ thống tiêu hóa: Đại đa số có biêu hiện như lười ăn, buồn nôn. nôn mửa, đau bụng, đi chảy, bí đại tiện, thường xảy ra thời kì đầu của bệnh. Ngoài đó có thể đồng thời xảy ra viêm gan, trướng gan, chức năng gan tăng cao, nhưng chức năng gan của đại đa số người bệnh thì khi chứng viêm phổi khỏi han thì gan cũng trở lại bình thường.
  • 25% có tơn hại da: chứng nổi mần da, chứng mần da nhiều hình thái, nổi ban đỏ, mụn nước thành từng mảng, bệnh mề đay và bệnh xuất huyết dưới da, phần lớn xảy ra thời kì sốt cao, nhiều ở em trai.
  • 15% – 45% có tổn hại cơ bắp và khớp xương: Xuất hiện đau khớp và đau nhẹ cơ bắp. Trong đau khớp và viêm khớp chủ yếu là những khớp lớn và vừa như đầu gối, mắt cá, khớp vai, có tính di chuyên. Còn cơ bắp đau buốt có tính tạm thời.
  • 30% đau ù tai.
  1. Chẩn đoán

Căn cứ để chẩn đoán viêm phổi loại này có mấy điểm sau đây:

  • Ho kéo dài, nhịp độ dồn dập, thể chứng dương tính phổi không rõ rệt. nhưng kiểm tra X quang có bóng đen dạng ban hoặc đám to hoặc nhỏ, sự biên đổi bệnh lí của chiếu X quang rất rõ, đó là đặc trưng chủ yếu nhất của bệnh này.
  • Tổng số bạch cầu phần lớn bình thường hoặc hơi giảm thấp.
  • Sử dụng các thuốc Penicillin, Streptomicin và Sulfanilamide đều vô hiệu, nhưng Penicillin có thể giảm nhẹ triệu chứng hoặc rút ngắn quá trình mắc bệnh.
  • Huyết thanh đông lạnh độ nhỏ giọt tăng cao 1:32 trở lên, tỉ lệ dương tính là 50% – 70%. Chất đông lạnh phần lớn bắt đầu xuất hiện cuối tuần thứ nhất sau khi phát bệnh, đến tuần thứ 3 – 4 -đạt đỉnh cao, 2 – 4 tháng mới tiêu mất. Còn cảm nhiễm bởi vi khuẩn (bao gồm kết hạch) và virut đều thiên về phản ứng âm tính, nên có thể dựa vào đó để loại bỏ viêm phổi virut, vi khuẩn và lao phổi.
  • Phân li vi trùng gây bệnh: từ trong đờm, mũi, cổ họng bệnh nhân có thể nuôi cấy nhánh nguyên thể gây bệnh, nhưng phải cần 10 ngày trở lên, vì vậy ý nghĩa lâm sàng không lớn.
  • Kiểm tra kháng thể riêng biệt của huyết thanh, bao gồm kháng thể huỳnh quang, bổ thể kết hợp và ức chế ngưng tụ huyết, đều trợ giúp cho việc chẩn đoán chính xác, nhưng không làm những nội dung kiểm tra theo quy định thông thường.
  1. Chữa trị

Chữa trị bằng thuốc: Erythromycin hoặc Tétracyline đều có hiệu quả, nhưng trẻ sơ sinh và cả nhi đồng từ 8 tuổi trở lại sau khi uống nhiều Tetracyline, răng trẻ sẽ biên sang màu vàng gụ vĩnh viễn, thậm chí có thể trở ngại cho sự sinh trưởng của bộ xương và ảnh hưởng chức năng gan, thận. Do vậy khi điều trị bệnh này, đối với trẻ em, trước hêt dùng Erythromycin, 20 – 40mg/kg/ngày, chia làm 4 lần để uống, liệu trình hai tuần, có thể cải thiện triệu chứng lâm sàng, giảm bớt vết đen ở phổi, và rút ngắn được quá trình mắc bệnh. Trường hợp nặng có thể truyền Erythromycin vào tĩnh mạch 20 – 30mg/kg/ngày cho vào trong đường glucose 5%, tỉ lệ nồng độ thuốc với đường là lml, tốc độ nhỏ giọt phải chậm để tránh kích thích cục bộ huyết quản gây ra viêm tĩnh mạch. Những người sử dụng Erythromycin mà dạ dày có phản ứng rõ rệt, thì có thể uống loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

  1. Dự phòng

Tỉ lệ người bị bệnh viêm phổi nhánh nguyên thể mấy năm gần đây tăng rõ rệt, thời gian ủ bệnh 2 – 3 tuần, cảm nhiễm qua nước bọt khi ho bay ra, trong thời ‘ gian ủ bệnh đã có tính truyền nhiễm, xuất hiện triệu chứng trong một tuần có tính truyền nhiễm mạnh nhất, mấy tuần sau đó vẫn truyền nhiễm bình thường. Thời kì ủ bệnh là thời gian đường hô hấp mang vi khuẩn nhiều và dài, do vậy cơ hội lây nhiễm đối với người xung quanh là lớn, đồng thời những chứng bệnh kèm theo ngoài viêm phổi ra, như viêm não, viêm gan, viêm cơ tim cũng tương đối nhiều, do đó tăng cường đề phòng bệnh này là rất quan trọng.

Tính láy truyền của viêm phổi từ phê nang so với dịch cúm và dịch sởi yêu hơn, do đó chỉ cần sớm cách li bệnh nhân là có hiệu quả dự phòng nhất định.

Trong thời gian có dịch viêm phổi nay, có thể cho những trẻ tiếp xúc với người bệnh và uống thuốc Erythromycin B 20 – 40mg/kg/ngày, ngày chia 3 – 4 lần uống, uống liên tục 3 ngày có tác dụng dự phòng.

0/50 ratings
Bình luận đóng