SỰ PHÂN BỐ COUMARIN TRONG TỰ NHIÊN

VII. SỰ PHÂN BỐ TRONG TỰ NHIÊN.             Coumarin có mặt trong nhiều họ thực vật .Dưới đây ghi một số họ cùng với một số chi. Apocynaceae (Nerium) Apiaceae (Angelica, Coriandrum, Daucus, Ferula, Pimpinella, Peucedanum,                                  Selinum…) Araliaceae (Eleutherococcus) Asteraceae (Artemisia, Eupatorium, Helianthus) Euphorbiaceae (Euphorbia) Fabaceae ( Melilotus, Glycyrrhiza) Lamiaceae (Mentha, Salvia) Loganiaceae (Gelsemium) Malvaceae (Althea) Oleaceae (Fraxinus) Orchidaceae (Dendrobium) Rosaceae (Crataegus, Prunus) Rubiaceae (Randia) Papaveraceae(Papaver) Poaceae (Hordeum, Triticum, Zea) Polypodiaceae (Polypodium) Rutaceae (Citrus, Murraya, Ruta) Saxifragaceae (Dichroa, Hydrangea) Scrophulariaceae (Digitalis) Solanaceae (Atropa, Capsicum, Datura, Lycium, Nicotiana, Scopolia, Solanum) … Xem tiếp

BẠCH ĐÀN GIÀU CITRONELAL

BẠCH ĐÀN GIÀU CITRONELAL Bạch đàn chanh:  Eucalyptus citriodora Hook.f. Đặc điểm dễ phân biệt với các loài bạch đàn khác là lá có mùi chanh,  rất thơm. Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 – 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%). Bạch đàn chanh được trông nhiều ở Trung Quốc, Brazin, Ấn Đô và một số nước khác. Ở Việt Nam, bạch đàn chanh được trồng ở các tỉnh phía Nam, nhưng chưa được khai … Xem tiếp

CHÚT CHÍT-Rumex wallichii Meissn.

CHÚT CHÍT Radix Rumicis             Dược liệu là rễ cây một số loài chút chít – Rumex có chứa anthranoid như: Rumex wallichii Meissn., R. crispus L. , họ Rau răm – Polygonaceae. Đặc điểm thực vật             Chút chít là cây thảo sống nhiều năm, cao đến 1m, thân ở gốc có đường kính gần 1cm, ít phân nhánh, có rãnh dọc. Lá mọc so le, các lá ở gốc có kích thước lớn hơn các lá phần trên. Phiến lá dài 30 – 40cm rộng tới 5cm, mép … Xem tiếp

Sắc ký flavonoid

IV. Sắc ký.             Có thể tiến hành S.K.L.M hoặc S.K.G. Dưới đây là bảng ghi một số hệ dung môi và chất hấp phụ hoặc chất mang dùng trong sắc ký một số nhóm flavonoid. Sau khi khai triển, phần lớn các flavonoid được phát hiện trên sắc đồ dựa vào màu sắc của chúng ở ánh sáng thường hoặc huỳnh quang ở ánh sáng tử ngoại (365nm) trước và sau khi tác dụng với kiềm (hơ ammoniac). Có thể sử dụng các thuốc thử của nhóm phenol như … Xem tiếp

Thừng mực lá to – Holarrhena antidysenterica Wall., họ Trúc đào – Apocynaceae.

Thừng mực lá to – Holarrhena antidysenterica Wall., họ Trúc đào – Apocynaceae.             Thành phần tác dụng: Conessin. Vỏ cây đã được dùng từ lâu ở Ấn Độ để chữa lỵ amib. Entamoeba histolytica trong môi trường huyết thanh pH 7,2 bị diệt bởi conessin ở  nồng độ 1:20.000. Mycobacterium tuberculosis bị ức chế ở nồng độ 1:1000 – 1:10.000.

HỔ-Panthera tigris L.

HỔ Tên khác: Hùm, cọp, beo, ông ba mươi, ông kễnh. Tên khoa học: Panthera tigris L. Họ Mèo – Felidae. Căn cứ vào đặc tính hình thái, màu sắc, đường vằn, bộ lông người ta đã chia hổ thành 8 loài khác nhau: – Panthera tigris altaica (Hổ Sibiri, Amua và Đông Bắc Trung Quốc). – P. tigris amoyensis ( Hổ nam Trung Quốc). – P. tigris corbitti (Hổ Đông Dương). – P. tigris sumatrae (Hổ Sumatra). – P. tigris tigris (Hổ Bengal) và ba loài bị tuyệt chủng: … Xem tiếp

Ô ĐẦU-Ô đầu Việt Nam – Aconitum fortunei Hemsl. Âu ô đầu: Acotinum napenllus L., Ô đầu Trung quốc Acotinum chinensis Paxt. và Acotinum carmichaeli Debx.

Ô ĐẦU Có nhiều loại ô đầu: Ô đầu Việt Nam – Aconitum fortunei Hemsl. Âu ô đầu: Acotinum napenllus L., Ô đầu Trung quốc Acotinum chinensis Paxt. và Acotinum carmichaeli Debx., thuộc họ Hoàng liên – Ranunculaceae. Đặc điểm thực vật Cây ô đầu thuộc loại cỏ, mọc hàng năm, cao chừng 0,6 – 1m, rễ phát triển thành củ có hình nón, thân mọc thẳng đứng có ít cành. Lá mọc so le hình dáng và kích thước của lá có khác nhau chút ít tùy theo loài. … Xem tiếp

Điện di mao quản

5. Điện di mao quản   Điện di là một phương pháp phân tích dựa trên sự khác nhau về độ linh động điện đi (linh độ điện di, electrophoretic mobility, m) của hai hay nhiều chất hay tiểu phân tĩnh điện trong điện trường. Khi một dung dịch các chất được đặt trong một điện trường, các chất phân ly thành ion hay có khả năng tạo các tiểu phân tĩnh điện sẽ dịch chuyển về phía điện cực trái dấu với nó. Tốc độ dịch chuyển của các … Xem tiếp

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC VIỆT NAM

III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC VIỆT NAM Dân tộc ta, lịch sử về nên y dược học cũng đã có từ lâu đời. Vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, Thần Nông đã dạy cho dân sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm và biết phân biệt cây cỏ có tác dụng chữa bệnh.  Vào thời kỳ Hồng – Bàng (2879 TCN) tổ tiên ta đã biết kết hợp một số dược liệu (vỏ lựu, ngũ bội tử, cánh kiến) dể nhuộm răng, đã có tục … Xem tiếp

Tinh bột

Tinh bột             Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh. Ở trong tế bào thực vật hạt lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hòa tan kéo đến hạt lạp không màu và được để dành dưới dạng tinh bột. Tinh bột được giữ lại trong các bộ phận của cây như củ, rễ, quả, hạt, thân với hàm lượng từ 2-70%, trong lá thường không quá 1-2%. Tinh bột ở dưới dạng hạt kích thước và hình dáng khác nhau, không tan … Xem tiếp

SAPONIN TRITERPENOID

 II – CẤU TRÚC HOÁ HỌC A – Saponin triterpenoid: Phần genin của loại này có 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm hemiterpen. Người ta chia làm 2 loại: Saponin triterpenoid pentacyclic và saponin triterpenoid tetracyclic. 1 – Saponin triterpenoid pentacyclic: loại này chia ra các nhóm: olean, ursan, lupan, hopan. (I) Olean b -amyrin R1= R2= R3= R4= R5= CH3  a – Nhóm olean (I) : Phần lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm này. Phần aglycon thường có 5 vòng và thường là dẫn … Xem tiếp

TAM THẤT-Panax notoginseng

TAM THẤT Radix Notoginseng     Rễ củ phơi khô của cây tam thất – Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen, họ Nhân sâm – Araliaceae. Đặc điểm thực vật, nguồn gốc, trồng trọt.     Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng  0,5m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, mỗi lá thường có 3-5 lá chét, mép lá  có khiá răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có gân cứng thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình … Xem tiếp

Định lương tanin bằng phương pháp tạo tủa với đồng acetat

Phương pháp tạo tủa với đồng acetat. Chiết tanin trong dược liệu bằng cồn 60o, thêm dung dịch đồng acetat 15%, lọc tủa, sấy, cân. Nung tủa sẽ thu được đồng oxyd. Lấy hiệu số giữa đồng tanat và đồng oxyd rồi qui về phần trăm.             Có thể kết hợp phương pháp tạo tủa nói trên với phương pháp đo Iod: Chiết tanin trong dược liệu bằng nước, nếu có pectin thì tủa bằng cồn, sau đó thêm một lượng chính xác dung dịch đồng acetat đã biết độ … Xem tiếp

TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA COUMARIN

VII.TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG.             Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin. Hàng loạt các chất coumarin tự nhiên cũng như tổng hợp đã được thí nghiệm. Người ta nhận thấy rằng đối với coumarin nhóm 1 nếu OH ở C-7 đuợc acyl hóa thì tác dụng chống co thắt tăng, gốc acyl có 2 đơnvị isopren (ví dụ geranyloxy) thì tác dụng tốt nhất. Đối với … Xem tiếp