LANOLIN-Adeps lanae

LANOLIN Adeps lanae Lanolin được điều chế từ phần chất béo của lông cừu, là dư phẩm của kỹ nghệ sản xuất len. Lông cừu có chứa đến 50% chất béo, bao gồm cerid (lanolin), acylglycerol và các thành phần khác. Lông cừu sau khi cắt được ngâm với dung môi hữu cơ hoặc dung dịch kiềm loãng, bốc hơi dung môi hữu cơ (hoặc phá vỡ nhũ dịch bằng cách cho acid vô cơ vào, lanolin sẽ nổi lên mặt nước cùng với acid béo) ta sẽ thu được … Xem tiếp

Khái niệm về alcaloid

1. Khái niệm về alcaloid Đã từ lâu các nhà khoa học tìm thấy trong cây các hợp chất tự nhiên, những hợp chất này thường là những acid hoặc những chất trung tính. Đến năm 1806 một dược sĩ là Friedrich Wilhelm Sertüner phân lập được một chất từ nhựa thuốc phiện có tính kiềm và gây ngủ mạnh đã đặt tên là “Cinchonino”, sau đó chiết được chất kết tinh từ vỏ cây Canhkina và đặt tên là “Cinchonino”, sau đó P.J. Pelletier và J.B.Caventou lại chiết được … Xem tiếp

BENLADON-Atropa belladonna L., họ Cà – Solanaceae

BENLADON Tên khoa học của cây Benladon: Atropa belladonna L., họ Cà – Solanaceae Đặc điểm thực vật Cây thuộc thảo, sống được nhiều năm, cao từ 1-1,5 m, phần trên có lông. Lá nguyên hình bầu dục, nhọn, so le, phần ngọn lại mọc đối. Lá có mùi buồn nôn, vị đắng khó chịu. Hoa đơn, mọc kẽ ở lá, hình chuông màu tím ở biên giới, nhạt màu đi xuống, cánh hợp, bầu trên, 5 nhị, bao phấn giống hình trái tim và 4 thùy. Quả thịt, 2 … Xem tiếp

HOÀNG NÀN-Strychnos wallichiana Steud. ex. DC (Strychnos gaulthierana Pierre.), họ Mã tiền – Loganiaceae

HOÀNG NÀN Tên khoa học của cây hoàng nàn: Strychnos wallichiana Steud. ex. DC (Strychnos gaulthierana Pierre.), họ Mã tiền – Loganiaceae. Hoàng nàn còn gọi là vỏ dãn, vỏ noãn, mã tiền lá quế. Đặc điểm thực vật Hoàng nàn là cây mọc leo, thân gỗ, đơn độc hoặc phân nhánh, cành có tua cuốn và móc cứng như sừng. Vỏ cây xám có những nốt sần sùi màu nâu đỏ, lá mọc đối, nhẵn, có 3 gân nhô lên ở mặt chính dưới lá. Hoa không cuống mọc … Xem tiếp

VỊ TRÍ CỦA DƯỢC LIỆU TRONG NGÀNH Y TẾ VÀ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

VỊ TRÍ CỦA DƯỢC LIỆU TRONG NGÀNH Y TẾ VÀ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN   Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều chế từ 2 nguồn: dược liệu và hóa dược. Riêng dược thảo, theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới con số lên đến 20.000 loài. Không chỉ các nước Á đông mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng rất lớn dược liệu. Người ta thống kê thấy rằng ở các nước có nền công nghiệp phát triển … Xem tiếp

BẠCH CẬP-Bletia striata

BẠCH CẬP Rhizoma Bletiae             Dược liệu là thân rễ chế biến từ cây bạch cập– Bletia striata (Thunb.) Reichb., họ Lan- Orchidaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố.             Cây bạch cập thuộc loại thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 90 cm, mọc hoang và được trồng ở những nơi đất ẩm. Lá mọc từ thân rễ lên, mỗi cây mang khoảng 3-5 lá hình mác dài 18-40cm, rộng 2,5-5cm, mặt lá có nhiều nếp nhăn dọc. Hoa nở vào mùa hạ, màu đỏ tía. Quả hình thoi … Xem tiếp

SAPONIN STEROID NHÓM KHÁC

6.    Ngoài những nhóm saponin steroid kể trên người ta còn gặp một số saponin steroid có cấu trúc mạch nhánh khác ví dụ polypodosaponin và oslandin được Jizba phân lập 1971 từ thân rễ cây Polypodium vulgare L. Oslandin là một bidesmosid có vị ngọt. -spinasterol glycosid có trong cây chè Camelia sinensis (L.) O. K.tze (Thea sinensis L.). https://hoibacsy.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập … Xem tiếp

TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH ANTHRANOID

III.  TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH (Chủ yếu nhóm nhuận tẩy).             – Những dẫn chất anthraquinon  đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.             – Dễ  thăng hoa nên có thể  lợi dụng tính  chất này để  định tính bằng cách  làm vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển  vi, sẽ thấy hình kim màu vàng.             – Ở thể glycosid dễ tan trong nước, còn thể tự do (aglycon) thì tan trong ether, chloroform và một số dung môi … Xem tiếp

SẢ-Cymbopogon sp

SẢ Tên khoa học: Cymbopogon sp. Họ Lúa – Poaceae. Đặc điểm thực vật Chi Cymbopogon có chừng 120 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc các nước châu Á và châu Phi. Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, rễ chùm ăn rộng cho nên kém chịu hạn và úng. Thân có đốt ngắn được bao bọc kín bởi các bẹ lá, tạo thành các tép sả. Lá hẹp như lá lúa, hai mặt và mép lá rất ráp. … Xem tiếp

BA DÓT-Eupatorium ayapana Vent

BA DÓT Herba Eupatorii ayapanae             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất phơi khô hoặc tươi của cây ba dót hoặc bả dột có nơi gọi là mần tươi tía – Eupatorium ayapana Vent., họ cúc-Asteraceae. Đặc điểm thực vật.             Cây thuộc thảo cao 30-50 cm. Thân tròn, đường kính 2-3mm. Đốt thân dài  4-5cm. Thân có màu tím nhạt. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, mép hơi gợn sóng. Phiến lá gần cuống kéo thót lại. Lá dài 5-10 cm, rộng 1,5-2cm có 3 gân nổi … Xem tiếp

DÂU-Morus alba L., họ Dâu tầm – Moraceae

DÂU             Nhiều bộ phận của cây dâu tầm – Morusalba L., họ Dâu tầm – Moraceae, được dùng làm thuốc. Dược điển Việt nam ghi 2 bộ phận dùng: vỏ rễ dâu và lá dâu. Đặc điểm thực vật và phân bố.             Cây nhỏ cao 2-3m nếu trồng ở ruộng dâu do thường xuyên hái lá nhưng nếu để cây phát triển lâu năm có thể cao 6-7m hoặc hơn. Lá hình trứng hay chia thuỳ, mọc so le, có lá kèm. Mép lá khiá răng. Hoa đơn … Xem tiếp

Cây lá mơ – Paederia foetida L. Họ Cà phê – Rubiaceae

LÁ MƠ Folium Paederiae             Dược liệu là lá tươi của cây lá mơ – Paederia foetida L. Họ Cà phê – Rubiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố:             Dây leo bằng thân quấn. Lá mọc đối hình trứng, nếu mặt dưới lá màu tím đỏ thì gọi là mơ tam thể. Hoa màu tím nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả dẹt. Toàn cây có lông mềm và có mùi khó ngửi. Cây mọc hoang ở những bờ bụi. Có thể trồng bằng dây.             Loài … Xem tiếp

SÁP ONG-Cera flava

SÁP ONG Cera flava (sáp Ong vàng) và Cera alba (sáp Ong trắng). Sáp Ong được tiết ra từ các bộ phận bài tiết ở dưới bụng con Ong mật Apis mellifica L. Họ Ong – Apidae. Ong mật dùng sáp để xây tổ. Tổ ong mật, sau khi lấy hết mật được đem đun với nước. Sáp sẽ chảy ra ta thu được sáp ong vàng (Cera flava). Đem phơi nắng, ta thu được sáp trắng (Cera alba). Có thể làm trắng bằng các chất oxy hoá khác, nhưng … Xem tiếp

Danh pháp alcaloid

2. Danh pháp Các alcaloid trong dược liệu thường có cấu tạo phức tạp nên người ta không gọi tên theo danh pháp khoa học mà thường gọi chúng theo một tên riêng. Tên của alcaloid luôn luôn có đuôi in và xuất phát từ: – Tên chi hoặc tên loài của cây + in. Ví dụ: Papaverin từ Papaver somniferum; palmatin từ Jatrorrhiza palmata; cocain từ Erythroxylum coca. – Đôi khi dựa vào tác dụng của alcaloid đó. Ví dụ như Emetin do từ εμεtos có nghĩa là gây … Xem tiếp