BẠCH ĐÀN GIÀU CITRONELAL
Bạch đàn chanh:  Eucalyptus citriodora Hook.f.
Đặc điểm dễ phân biệt với các loài bạch đàn khác là lá có mùi chanh,  rất thơm. Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 – 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%).
Bạch đàn chanh được trông nhiều ở Trung Quốc, Brazin, Ấn Đô và một số nước khác.
Ở Việt Nam, bạch đàn chanh được trồng ở các tỉnh phía Nam, nhưng chưa được khai thác nhiều. Sản lượng hàng năm trên thế giới là 2.092 tấn. Các nước sản xuất chính: Trung Quốc (900 – 1100 tấn), Brazin (400 – 600 tấn).
Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai – mũi – họng – bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp.
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
CHI TỬ BÌ-công dụng cách dùng-cây thuốc nam

style="text-align: justify">Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật