V. Quang phổ 

            Quang phổ tử ngoại giúp ích được nhiều trong việc xác định cấu trúc flavonoid (trong giáo trình này chỉ trình bày sơ lược). Trên phổ người ta chia ra 2 băng hấp thu: băng I nằm trong vùng 290nm trở lên và băng II nằm trong vùng 290nm trở xuống. Trong băng I flavon có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng 310-350nm flavonol có 3-OH đã thế trong vùng 330-360nm, flavonol có 3-OH tự do thì 350-385nm. Trong băng II thì cả flavon và flavonol đều có đỉnh hấp thu trong vùng 250-280nm. Isoflavon do gốc phenyl đính ở C-3, không còn hiệu ứng liên hiệp với nhóm carbonyl nên chỉ có băng hấp thu chính ở 250-270nm, còn băng I chỉ có một uốn có cường độ hấp thu ở 300-350nm. Flavanon cũng mất hiệu ứng liên hợp nên băng II là băng hấp thu chính ở vùng 270-290nm. Chalcon hấp thu mạnh ở vùng 300-400nm. Auron ở vùng 380-430nm. Anthocyanin thì hấp thu mạnh trong vùng khả kiến từ 500-550nm (trong MeOH hoặc EtOH + HCl). Người ta còn dựa vào sự chuyển dịch batochrom hoặc hypsochrom của phổ khi thêm các thuốc thử như AlCl3, natriacetat, zirconyl chlorid… vào dung dịch flavonoid để biện luận cấu trúc.
Phổ hấp thu vùng tử ngoại-khả kiến của các loại Flavonoid
 Phổ hấp thu vùng tử ngoại-khả kiến của các loại Flavonoid khác nhau nhưng có cùng kiểu nhóm thế giống nhau.
https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
0/50 ratings
Bình luận đóng