CÂU ĐẰNG BẮC


Tên khác: Dây móc câu, Dây đắng quéo hay Móc ó.
Tên khoa học: Uncaria homomalla Miq.; thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Tên đồng nghĩa: Uncaria tonkinensis Havil.
Mô tả: Cây leo, thân vuông, có rãnh dọc. Lá kèm biến đổi thành móc dài 2cm ở nách lá; móc cong xuống cứ một mấu hai gai lại xen một mấu một gai. Lá thuôn, bầu dục, tròn ở gốc, thon dài và nhọn thành đuôi ở đỉnh, dài 8,5-10cm, rộng 3,5-5,5cm, nâu đỏ ở mặt trên, nâu nâu ở mặt dưới, dạng màng; cuống lá 3-6mm, có rãnh. Hoa vàng hay lục, thành đầu ở nách lá hay ở ngọn, dạng chuỳ, hình cầu; đường kính 2cm. Quả nang cao 4mm, rộng 2mm ở đỉnh. Hạt nhiều. Ra hoa, quả tháng 10-3.
Bộ phận dùng: Gai móc (lá kèm) liền với mấu cành; rễ (Ramulus Uncariae cum Uncis; Radix Uncariae Tonkinensis).
Phân bố sinh thái: Cây đặc hữu của Việt Nam. Thường gặp trong các rừng núi đất từ Lào Cai, Lạng Sơn, Hoà Bình qua Thừa Thiên – Huế đến Đồng Nai.
Thu hái chế biến: Thu hái gai vào mùa hè – thu, chọn những mấu có hai móc. Rễ thu hái về, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong vỏ có hỗn hợp catechin, acid cachoutannic và có thể có phức hợp tanin; không có alkaloid.
Tính vị, tác dụng: Câu đằng có vị đắng chát, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trừ phong, trấn kinh.
Công dụng: Gai và cành dùng chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai do huyết áp cao, trẻ em sốt cao lên kinh giật nổi ban, lên sởi, sưng khớp. Gai còn dùng trị sa dạ con. Rễ dùng chữa tê thấp, ho ra máu.
Liều dùng: Ngày dùng 12-16g, dạng thuôn sắc. Vỏ cây có màu đỏ nâu rất đắng, dùng thay cau để ăn trầu có tính giảm sốt. Lá Câu đằng có thể dùng làm trà uống.

6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Bài thuốc:

1. Ho ra máu: Rễ Câu đằng 10g đốt thành than, tán bột. Rau má 10g; Cỏ mực 10g; Lá Đậu ván trắng 5g, giã nát thêm nước, gạn lấy nước trong uống cùng với bột Câu đằng.
2. Lọc máu: dùng gai, cành Câu đằng hãm uống.

0/50 ratings