Bệnh tiểu đường là do chất insuline trong cơ thể tiết ra không đủ, chuyển hoá đường rối loạn, hàm lượng đường máu nâng cao mà gây nên. Triệu chứng điển hình của bệnh này là uống nhiều, ăn nhiều và tiểu nhiều lần (bệnh ba nhiều). Những triệu chứng phụ khác như: gầy gò, mệt mỏi, chân tay rã rời, ỉa chảy, da dẻ ngứa ngáy. Đông y gọi bệnh này là bệnh “tiêu khát” cho rằng khí âm trong người hao tổn, gây nên khô và nóng. Nuôi dưỡng khí âm, giảm bớt hoả nhiệt đó là nguyên tắc phòng và chữa bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nếu sớm phát hiện và chữa bệnh, tích cực áp dụng biện pháp cắt đứt vòng tuần hoàn ác tính của căn bệnh, khống chế không cho bệnh phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kết quả chữa bệnh và cả cuộc đời con người.
Nội dung trị bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường mức độ nhẹ (rối loạn dung nạp glucose) thì không phải mời thầy uống thuốc, dùng phương pháp khống chế bằng ăn uống và phương pháp chữa bệnh bằng thể dục hoàn toàn có thể chữa bệnh được.
Phương pháp khống chế bằng ăn uống: Chủ yếu khống chế thức ăn chính. Thí dụ: gạo, bột mì, bột ngô và số lượng đường vào cơ thể. Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường vì insulin tạo ra không đủ, vậy có thể tiêu hoá bao nhiêu loại đường có thể đo hàm lượng đường trong nước tiểu thì biết. Mỗi lần trước khi ăn cơm 30 phút đo lượng đường trong nước tiểu một lần, nếu dưới (+) thì chứng tỏ rằng thức ăn chính trong bữa cơm trước phù hợp với lượng đường cần thiết. Nếu cảm thấy đói sớm có thể ăn những loại không có đường như các loại thức ăn làm từ đậu, rau xanh. Hoặc dùng phương pháp ăn ít nhưng chia làm nhiều bữa.
Người bệnh phải nắm được phương pháp tự mình đo hàm lượng đường trong nước tiểu. Một phương pháp đơn giản nhất là đo bằng giấy thử đường trong nước tiểu (trong hiệu thuốc có bán loại giấy này). Mỗi ngày trước khi ăn cơm 30 phút lấy một tờ giấy thử, nhúng vào nước tiểu hơn một phút, rồi lấy ra đối chiếu với màu sắc tiêu chuẩn thì có thể đoán được.
Phải ghi chép số lượng, chủng loại thực phẩm của ba bữa để điều chỉnh hàm lượng đường trong nước tiểu.
Tinh thần ổn định thoải mái. Nhân tố tâm lý có ảnh hưởng rất quan trọng tới diễn biến của bệnh tiểu đường. Người ta khi nổi khùng, kích tố tuyến thượng thận trong máu đột ngột tăng lên làm cho đường ở trong máu cũng tăng lên.
Kiêng ăn những thứ cay nóng, bao gồm cả thuốc bổ nhiệt tính như hồng sâm, lộc nhung, phụ tử, nhục quế, hồ tiêu, gừng, nhãn, thịt dê, thịt chó, thịt nai.v.v.
Nên ăn những loại thực phẩm ít đường, nhiều abumin, ít mỡ, nhiều senluylô. Có một số loại thực phẩm có tác dụng bổ trợ cho việc chữa bệnh này như lươn, tỏi, vừng, đào, đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh, ý dĩ nhân, hoài sơn dược, lê táo.v.v. nên ăn nhiều.
Tích cực tham gia rèn luyện thể dục nhẹ nhàng như thái cực quyền, khí công.
Không được nhổ răng và làm cho da dẻ chảy máu.
Giảm bớt việc sinh hoạt vợ chồng.
Khi chữa bệnh đái đường, nếu đồng thời dùng các loại thuốc khác nhau thì phải chú ý sự hợp tác và đối kháng giữa các loại thuốc với nhau.
Kiêng thuốc lá, rượu. Nicôtin trong thuốc lá và cồn estylic làm cho đường trong máu tăng cao và có thể làm tổn thương lá lách. Rượu còn có thể làm tăng thêm phản ứng phụ của thuốc hạ thấp đường trong máu.
Không nên ăn vặt.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Phương thuốc hiệu nghiệm
- Địa cốt bì 50 gam, nấu uống thay trà.
- Hạt kỷ tử 30 gam, hấp chín, ăn làm 2 lần.
- Bạch thược 30 gam, cam thảo 10 gam, mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.
- Cây xấu hổ, đơn bì, hoàng kỳ, sinh địa nghiền nhỏ. mỗi lần 60 gam, mỗi ngày 4 lần, uống với nước nóng.
Phương pháp ăn uống
- Nước sôi để nguội ngâm chè xanh 10 gam, ngày uống 2-3 lần.
- Bí ngô nấu chín ăn thay cơm, mỗi ngày 500 gam, trở lên.
- Ốc nhồi 500 gam cho 1,5 lít nước, nấu chín ăn cả nước và cái.
- Củ cải đường giã nhỏ lấy nước, mỗi lần 100 – 150cc, mỗi ngày 2-3 lần.
- Hoàng tinh 10 gam, ý dĩ sống 10 gam, hoài sơn dược tươi 50 gam. Nấu thành cháo ăn thay cơm.
Phương pháp chữa bệnh khác
- Mỗi ngày tập thái cực quyền 1 – 2 lần.
- Mỗi ngày tập nội dưỡng công 1 – 2 lần.
- Mỗi ngày chạy chậm 10-20 phút.
(Chọn một trong ba phương pháp trên).
Những việc cần lưu ý.
Nằm nghỉ trên giường quá nhiều, không có lợi cũng dễ gây béo phì và làm cho sức đề kháng giảm xuống.
Triệu chứng đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều giảm xuống hoặc mất đi, trọng lượng cơ thể cũng dần dần khôi phục, không nên ngừng thuốc chữa bệnh, dễ dẫn tới bệnh tình tái phát, khó chữa.
Hạn chế ăn uống quá mức hoặc phối hợp thuốc giảm đường không đúng mức, sẽ gây nên triệu chứng đường trong máu thấp (triệu chứng đường trong máu thấp: hoảng sợ, run tay, vã mồ hôi, váng đầu, đói, buồn phiền, mệt mỏi thậm chí hôn mê.v.v. ).
Phụ nữ có thai, công năng gan thận không tốt, thể chất quá mẫn cảm, nếu điều trị không đúng, uống thuốc tây hạ lượng đường máu có thể gây ra hậu quả khôn lường.