DẦU GIUN-Chenopodium ambrosioides

DẦU GIUN Tên khoa học: Chenopodium ambrosioides L. Họ Rau muối – Chenopodiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây cỏ, sống hàng năm, cao 0,5 – 1m, thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Hoa nhỏ, tập trung ở kẽ lá. Quả hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt. Cây mọc hoang ở khắp nơi miền đồng bằng, ven các triền sông, miền trung du và miền núi … Xem tiếp

GỪNG-Zingiber officinale

GỪNG Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc. Họ Gừng – Zingiberaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m. Lá mọc so le không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20 cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập, phồng lên thành củ. Gừng được trồng ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Trồng trọt và thu hoạch Gừng được … Xem tiếp

Hồi núi – Illicium griffithii Hook. et. Thom.

19. Hồi núi – Illicium griffithii Hook. et. Thom. Họ Hồi – Illiciaceae – Quả có chứa tinh dầu (1,5%) Thành phần chính là safrol (77,5%). – Lá có chứa tinh dầu ( 3% Thành phần chính của tinh dầu là safrol (Lạng Sơn, Nghệ An), hoặc safrol và methyl eugenol (Lạng Sơn, loại cuống hoa dài), hoặc linalol và safrol (Ninh Bình). – Rễ có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là safrol (70%). Ngoài ra lá và quả một số loài hồi núi ở Việt … Xem tiếp

Định nghĩa tinh dầu

1. Định nghĩa Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.  https://hoibacsy.vn

HOẮC HƯƠNG-Pogostemon cablin

HOẮC HƯƠNG Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Họ Hoa môi – Lamiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo, sống lâu, thân vuông, lá mọc đối có cuống dài, phiến la hình trứng, hai mặt đều có lông, mép có khía răng cưa. Hoa mọc thành xim co ở tận cùng hoặc ở kẽ lá, hoa nhỏ màu hồng hoặc vàng. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu. Hoắc hương được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Trên thế giới được trồng nhiều ở các nước … Xem tiếp

Thành phần cấu tạo tinh dầu

2. Thành phần cấu tạo Về thành phần cấu tạo của tinh dầu khá phức tạp, có thể chia thành 4 nhóm chính: 1. Các dẫn chất của monoterpen 2. Các dẫn chất của sesquiterpen 3. Các dẫn chất có nhân thơm 4. Các hợp chất có chứa nitơ (N) và lưu huỳnh (S) 2.1. Một số dẫn chất monoterpen: * Các dẫn chất không chứa oxy:   * Các dẫn chất chứa oxy   2.2.. Một số dẫn chất sesquiterpen:   * Các hợp chất Azulen:   * Các … Xem tiếp

THANH CAO-Artemiasia annua

THANH CAO Tên khoa học: Artemiasia annua L. Họ Cúc – Asterceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo sống hàng năm, cao 1,2 – 1,5m. Lá xẻ lông chim 2 lần thành dải hẹp phủ lông mềm, có mùi thơm. Cụm hoa hình cầu, hợp thành một chùm kép. Trong một cụm hoa có khoảng 25 – 35 hoa, xung quanh là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính. Hạt hình trứng rất nhỏ, có rãnh dọc. 1g hạt có từ 20000 – 22000 hạt. Thanh … Xem tiếp

Màng tang – Litsea cubeba Pers.

21. Màng tang – Litsea cubeba Pers. Họ Long não – Lauraceae Quả chứa tinh dầu (trên 6%). Thành phần chính của tinh dầu quảlà citral (65%). Thành phần tinh dầu lá rất đa dạng, tạo nên nhiều chủng hoá học khác nhau. Đáng chú ý là các chủng giàu cineol và linalol. Đặc biệt là chủng cho tinh dầu giàu linalol đã được phát hiện ở Ba Vì, với hàm lượng linalol trên 90%. Cần nghiên cứu nhân giống để có nguồn nguyên liệu giàu linalol rất có giá … Xem tiếp

Tính chất lý hoá tinh dầu

3. Tính chất lý hoá * Thể chất: Đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: Menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin. * Màu sắc: Không màu hoặc vàng nhạt. Do hiện tượng oxy hóa màu có thể sẫm lại. Một số có màu đặc biệt: Các hợp chất azulen có màu xanh mực * Mùi: Đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một só có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu giun). * Vị: cay, một số có vị ngọt: … Xem tiếp

ĐINH HƯƠNG-Syzygium aromaticum

ĐINH HƯƠNG Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merrill &L. M. Perry Tên đồng nghĩa là: Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim – Myrtaceae Đặc điểm thực vật phân bố Cây nhỡ, cao từ 10 – 12m, lá hình bầu dục, đầu nhọn, không rụng. Hoa mẫu 4, tập hợp thành xim nhỏ ở đầu cành. Đài màu đỏ, tồn tại. Tràng màu trắng hồng, rụng khi hoa nở. Đế hoa dài, hình như cái đinh. Đinh hương nguồn gốc ở đảo Moluccas (Indonesia) và được trồng ở các quần đảo … Xem tiếp

Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây

4. Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây 4.1. Phân bố trong thiên nhiên Tinh dầu được phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung nhiều ở một số họ: Họ Hoa tán – Apiaceae, họ Cúc – Asteraceae, họ Hoa môi – Lamiaceae, họ Long não – Lauraceae, họ Sim – Myrtaceae, họ Cam – Rutaceae, họ Gừng – Zingiberaceae v.v.. Một số động vật cũng có chứa tinh dầu: Hươu xạ, cà cuống…  4.2. Tinh dầu có … Xem tiếp

HƯƠNG NHU TRẮNG-Ocimum gratissimum

HƯƠNG NHU TRẮNG Tên khoa học: Ocimum gratissimum L. Họ Hoa môi – Lamiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo, cao 0,5 – 1,5m. Thân vuông có lá mọc đối chéo chữ thập, lá hình trứng nhọn mang nhiều lông. Hoa mọc tập trung ở ngọn cành thành xim đơn. Quả bế. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra cây hương nhu còn được trồng ở nhiều nơi trên thế giới: Liên bang Nga, Ấn Độ, Srilanka. Trồng trọt và … Xem tiếp