Kiểm nghiệm vi học Hoàng nàn-Strychnos wallichiana

Hoàng nàn Cortex Strychni wallichianae Vỏ thân hoặc vỏ cành đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng nàn (Strychnos wallichiana Steud. ex DC.), họ Mã tiền (Loganiaceae). Đặc điểm dược liệu Miếng to nhỏ không đều, cuộn tròn hay cong hình lòng máng, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dày khoảng 0,1cm. Mặt ngoài có nhiều nốt sần sùi màu nâu xám hay đỏ nâu. Mặt trong màu nâu đen, có nhiều đường vân nhỏ chạy dọc. Dễ bẻ gẫy, vết bẻ không phẳng, vị đắng. Đặc … Xem tiếp

Định lượng tinh dầu trong quả Đại hồi (Illicium verum Hook. f., Illiciaceae)

3.3.1.2. Định lượng tinh dầu trong quả Đại hồi (Illicium verum Hook. f., Illiciaceae) * Dụng cụ định lượng: dụng cụ ghi trong DĐVN IV * Phương pháp tiến hành: Cân 20g dược liệu đã được tán nhỏ. Cho dược liệu vào bình cầu cổ mài dung tích 500ml. Thêm 200ml nước cất. Lắp dụng cụ theo hình vẽ. Đun trực tiếp trên bếp điện (qua lưới amiang) hoặc trong bếp cách dầu trong 2 giờ. Ngừng cất. Tháo dỡ dụng cụ. Lấy riêng phần ống hứng tinh dầu. Dùng … Xem tiếp

Xác định các chất chiết được trong dược liệu

2.5. Xác định các chất chiết được trong dược liệu (DĐVN IV, PL 12.10; PL-239)   5.1. Phương pháp xác định các chất chiết được bằng nước Phương pháp chiết lạnh: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận riêng, cân chính xác khoảng 4,000g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào trong bình nón 250 – 300ml. Thêm chính xác 100,0ml nước, đậy kín, ngâm lạnh, thỉnh thoảng lắc trong 6 giờ đầu, sau đó để yên 18 giờ. Lọc qua phễu lọc khô … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học lá chè-Thea sinensis

Lá chè Dược liệu dùng là lá phơi khô của cây Chè (Thea sinensis Sims.), họ Chè (Theaceae). Đặc điểm vi phẫu Hình 2.4.6a: Sơ đồ tổng quát vi phẫu lá chè Phần gân lá: Gân lá lồi ở cả hai phía. Biểu bì (1) trên và dưới cấu tạo từ những tế bào nhỏ, mặt ngoài biểu bì trên hoá cutin. Mô dày (2) ở phần lồi của lá, các tế bào tròn, nhỏ, thành dày. Mô cứng (7) tạo thành vòng bao quanh bó libe – gỗ gân chính. … Xem tiếp

Định lượng tinh dầu trong vỏ Quế (Cinnamomum cassia Ness et Bl., Lauraceae)

3.3.1.3. Định lượng tinh dầu trong vỏ Quế (Cinnamomum cassia Ness et Bl., Lauraceae) ·               Dụng cụ định lượng: dụng cụ ghi trong DĐVN IV ·               Phương pháp tiến hành: – Cho xylen vào dụng cụ cất tinh dầu Lắp bình cầu dung tích 500ml, có chứa 200ml nước cất vào đầu A của dụng cụ cất. Thêm nước cất qua phễu N để mức nước đạt đến B và H. Dùng pipet có vạch cho vào bộ phận ngưng tụ J qua nhánh K 0,5ml xylen. Cất trong 30 … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học dược liệu chứa tinh bột

2.1. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT 2.1.1. Tinh bột Dong riềng Tinh bột lấy từ thân rễ cây Dong riềng (Canna edulis Ker. Gawl.), họ Khoai riềng (Cannaceae). Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình trứng, vòng đồng tâm thấy rõ xung quanh rốn hạt, là tinh bột có kích thước hạt lớn nhất: 70 -130μm  Chú ý:  Cây Dong riềng còn gọi là cây Khoai riềng, Củ đao, Củ đót. 2.1.2. Bột Đậu xanh Bột lấy từ hạt Đậu xanh (Phaseolus aureus Roxb.) … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Mã tiền-Strychnos nux-vomica

Mã tiền Semen Strychni Hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Mã tiền (Strychnos nux-vomica  L.) hoặc một số loài thuộc chi Strychnos khác có chứa strychnin, họ Mã tiền (Loganiaceae). Đặc điểm dược liệu Hạt hình đĩa dẹt, mép hơi dày hơn, đường kính 1,2 – 2,5cm, dày 0,4 – 0,6mm, thường hơi méo mó, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt bóng do có một lớp lông tơ mượt từ giữa mọc toả ra xung quanh, giữa một mặt có một chỗ lồi nhỏ … Xem tiếp

Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu

3.3.2.1. Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu a. Phát hiện nước Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể đồng sulfat khan (có màu trắng xanh) rồi nhỏ từng giọt tinh dầu. Lắc đều. Để yên 15 phút. Nếu trong tinh dầu có nước, đồng sulfat sẽ chuyển sang màu xanh lam. b. Phát hiện cồn – Nhỏ từng giọt nước vào trong ống nghiệm có chứa 1ml tinh dầu, lắc đều. Nếu đục như sữa là trong tinh dầu có cồn. – Cho … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Bạch chỉ-Angelica dahurica

2.2.1. Bạch chỉ Radix Angelicae dahuricae  Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica  (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f.), họ Cần (Apiaceae).      Mô tả cây Cây cỏ, cao 0,5 – 1m hay hơn, sống lâu năm, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn, hoa nhỏ … Xem tiếp

Kiểm nghiệm tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng

3.3.2.2. Kiểm nghiệm tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng Các mẫu tinh dầu: tinh dầu Quế, tinh dầu Đinh hương, Tinh dầu Hương nhu trắng, Tinh dầu Sả,… Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 (Merck), hoạt hóa ở 1100C trong 1 giờ. Dung môi khai triển: n-hexan – ethyl acetat (85 : 15). Sau khi khai triển sắc ký, hiện màu các vết bằng các thuốc thử: Thuốc thử vanilin – acid sulfuric, thuốc thử diazo, thuốc thử 2,4 – dinitrophenylhydrazin (2,4 -DNPH). Chú ý: … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Cam thảo Bắc-Glycyrrhiza uralensis

2.2.2. Cam thảo Radix Glycyrrhizae Rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat., Glycyrrhiza glabra L.), họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm dược liệu Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20 – 30cm, đường kính 0,5 – 2,5cm. Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ, nhiều nếp nhăn dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Chất dai, khó bẻ, vết bẻ … Xem tiếp

Định lượng Eugenol trong tinh dầu Hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

3.3.2.3. Định lượng Eugenol trong tinh dầu Hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi) * Nguyên tắc: Eugenol tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành eugenat tan trong nước. Phản ứng được tiến hành trong bình cassia. Đọc lượng tinh dầu không tham gia phản ứng ở phần cổ bình có chia vạch. Hàm lượng phần trăm eugenol trong tinh dầu được tính theo công thức: X%= (a-b).100/a a: lượng tinh dầu đem định lượng b: lượng tinh dầu đọc được ở phần cổ bình (ml) Hình 3.3.2.1. Bình Cassia … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Đại hoàng-Rheum palmatum

2.2.3. Đại hoàng Rhizoma Rhei Thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinaleBaillon) hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae). Đặc điểm dược liệu Thân rễ tươi to, có thể có chiều dài 20 – 30cm, đường kính 8 – 10cm, có nhiều nhánh hình trụ đường kính 2 – 3cm. Sau khi đào về thì cắt bỏ rễ, còn thân rễ đem gọt bỏ vỏ ngoài, bổ … Xem tiếp

Định lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae), tinh dầu Màng tang (Oleum Litseae cubeae) bằng hydroxylamin hydroclorid

3.3.2.4. Định lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae), tinh dầu Màng tang (Oleum Litseae cubeae) bằng hydroxylamin hydroclorid * Nguyên tắc     Citral, citronelal khi tác dụng với hydroxylamin hydroclorid tạo thành dẫn chất oxim và giải phóng ra một lượng tương đương acid hydrocloric. Định lượng acid hydrocloric giải phóng bằng dung dịch KOH 0,5N, từ đó tính ra được lượng citral có trong tinh dầu. * Tiến hành Cân chính xác khoảng 1g tinh dầu Sả, thêm 10ml alcol 90%, 10ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid 0,5N … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Đảng sâm Codonopsis pilosula

2.2.4. Đảng sâm Radix Codonopsis pilosulae Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Mô tả cây Câynhỏ, mọc bò hay leo, sống lâu năm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng, đầu tù hoặc nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có 5 lá đài, tràng hình chuông. Đặc điểm dược liệu Rễ hình trụ tròn hơi cong, dài 10 – 35cm, đường kính 0,4 – 2cm. Bề ngoài có màu nâu … Xem tiếp