Kiểm nghiệm vi học Bách bộ-Stemona tuberosa

2.4.1. Bách bộ Radix Stemonae tuberosae Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa  Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). Mô tả cây Dây leo, sống nhiều năm, có thể dài tới 5 – 10m. Rễ củ, nhiều nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng lục, mặt trong đỏ tía, có mùi hôi. Rễ chùm, có rất nhiều rễ phình to. Đặc điểm dược liệu Rễ cong … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu Vông nem-Folium Erythrinae variegatae-Erythrina variegata

Vông nem Folium Erythrinae variegatae   Lá đã phơi hay sấy khô của cây Vông nem (Erythrina variegata  L. = Erythrina indica Lamk.), họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm dược liệu Lá gồm ba lá chét hay rời từng lá chét, mỗi lá chét có phần gốc lá phát triển, dài 7 – 10cm, rộng 6 – 14cm. Đầu lá thuôn nhọn, mép lá nguyên, mặt lá nhẵn, khi tươi có màu xanh lục và bóng, khi khô màu lục xám, nhàu nát. Đặc điểm vi phẫu Phần gân giữa Biểu … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu Ma hoàng-Herba Ephedrae-Ephedra sinica

Ma hoàng Herba Ephedrae Bộ phận trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk. et C. A. Meyer.), họ Ma hoàng (Ephedraceae). Đặc điểm dược liệu Đoạn thân dài 5 – 10cm, thân phân gióng, đường kính 0,1 – 0,3cm, ít phân nhánh, đoạn gốc có nhiều nhánh. Mặt ngoài màu vàng lục đến vàng rơm, có nhiều rãnh dọc, vị nhạt, hơi chát. Đặc điểm vi phẫu Vi phẫu … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học Cà độc dược-Datura metel

 Cà độc dược Folium Daturae metelis   Lá phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược(Datura metel L.) và một số loài Cà độc dược khác (Datura sp.), họ Cà (Solanaceae).  Mô tả cây Cây thảo, cao 1 – 2m, thân gần như nhẵn, cành non và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Lá có cuống dài, phiến lá đơn, to, không đối xứng. Hoa to, mọc riêng ở kẽ lá, tràng hoa màu trắng, xếp nếp trong nụ, chỉ nhị gắn liền bởi nửa dưới … Xem tiếp

HÓA CHẤT, DUNG MÔI, THUỐC THỬ DÙNG TRONG THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU

PHỤ LỤC HÓA CHẤT, DUNG MÔI, THUỐC THỬ DÙNG TRONG THỰC TẬP 1. Aceton, (CH3)2CO = 58,08 Chất lỏng trong, không màu, dễ bắt lửa, mùi đặc biệt. Điểm sôi: 55,5 – 57,50C. 2. Acid acetic băng, CH3COOH = 60,05 Chất lỏng trong, không màu, mùi mạnh đặc biệt. Tỷ trọng ở 200C: 1,0516. Điểm đông: 16,40C. Hàm lượng CH3COOH không được nhỏ hơn 98,0% (kl/kl). 3. Acid acetic Acid acetic có chứa tối thiểu là 29%, tối đa là 31% (tl/tt) CH3COOH. Lấy 30ml acid acetic băng, pha loãng … Xem tiếp

Lấy mẫu dược liệu

1.2.1. Lấy mẫu dược liệu (DĐVN IV, PL 12.1; PL-231) Lấy mẫu dược liệu là việc lựa chọn, thu thập các mẫu dược liệu cho việc kiểm tra chất lượng. Mức độ đại diện của các mẫu dược liệu được lấy có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và độ đúng của việc kiểm tra. Các yêu cầu chung về việc lấy mẫu dược liệu như sau: a) Kiểm tra trước khi lấy mẫu: Kiểm tra đối chiếu tên và nguồn gốc nguyên liệu; kiểm tra đặc điểm và … Xem tiếp

Kiểm nghiệm bột Hoàng bá-Phellodendron chinense

Hoàng bá  Cortex Phellodendri       Vỏ thân và vỏ cành (đã cạo bỏ lớp bần) phơi hay sấy khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense  Schneid. hoặc Phellodendron amurense Rupr.), họ Cam  (Rutaceae). Đặc điểm dược liệu Vỏ màu vàng nâu, mặt ngoài thường sót lại các mảnh bần màu nâu, có rãnh, các vết sần sùi. Mặt trong màu nâu nhạt, vết bẻ lởm chởm, màu vàng tươi. Đặc điểm vi phẫu Vi phẫu ngang của các mảnh vỏ có hình chữ nhật, từ ngoài vào trong … Xem tiếp

KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU THEO TIÊU CHUẨN DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV

3.5. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU THEO TIÊU CHUẨN DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV Dược liệu: Bách bộ, Cà độc dược, Cát cánh, Củ bình vôi, Đại hồi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng bá, Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hậu phác, Lá vông, Ma hoàng, Nhân trần, Núc nác, Quế, Tục đoạn, Thiên niên kiện. ·            Nội dung – Xác định mẫu dược liệu bằng cảm quan. – Kiểm nghiệm mẫu dược liệu bằng phương pháp vi học (vi phẫu, soi bột) theo TCDĐVN IV. – Kiểm nghiệm mẫu dược liệu bằng … Xem tiếp

Xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu

1.2.2. Xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu (DĐVN IV, PL 12.12; PL-240)   Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam). Tính tỷ lệ vụn nát (X%) (từ kết quả trung bình của ba lần thực hiện) theo công thức: Ghi chú: Lượng dược liệu lấy để thử (tuỳ theo bản chất của dược liệu) từ 100 – 200g. Đối … Xem tiếp

Kiểm nghiệm bột Hoàng bá nam (Núc nác)-Oroxylon indicum

Hoàng bá nam (Núc nác) Cortex Oroxyli Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum  (L.) Vent.), họ Núc nác (Bignoniaceae).  Mô tả cây Cây nhỡ, cao 8 – 10m. Thân ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa to màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả dẹt, cong chứa nhiều hạt dẹt, có cánh mỏng. Đặc điểm dược liệu Vỏ cuộn lại thành hình … Xem tiếp

Xác định các chỉ số hóa học của chất béo trong dược liệu

3.4.2. Xác định các chỉ số hóa học của chất béo Chất lượng của chất béo được thể hiện ở một số chỉ số hóa học. Để đánh giá chất lượng của một loại chất béo, người ta thường xác định các chỉ số hóa học của mẫu chất béo đó. Các chỉ số hóa học thường dùng để đánh giá chất lượng của chất béo là: chỉ số iod, chỉ số acid, chỉ số xà phòng và chỉ số este. Các chỉ số này của mỗi loại dầu mỡ … Xem tiếp

Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu

1.2.3. Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu (DĐVN IV, PL 12.11, PL-239)   Tạp chất lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài quy định của dược liệu đó như: đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không quy định làm dược liệu, xác côn trùng, … Cân một lượng mẫu vừa đủ đã được chỉ dẫn trong chuyên luận, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp, khi cần có thể dùng rây … Xem tiếp

Kiểm nghiệm bột Hoàng liên-Coptis chinensis

Hoàng liên Rhizoma Coptidis Thân rễ phơi khô của nhiều loài Hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch., Coptis quinquesecta Wang, hoặc Coptis teeta Wall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Đặc điểm dược liệu Thân rễ là những mẩu cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷ và phân nhánh nhiều. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vết tích của rễ phụ và cuống lá. Chất cứng rắn, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng tươi, vị rất đắng. Đặc điểm vi phẫu  Mặt cắt thân rễ gần tròn. Từ … Xem tiếp

Nguyên tắc định lượng tinh dầu, dụng cụ định lượng tinh dầu

3.3.1.1. Nguyên tắc định lượng tinh dầu, dụng cụ định lượng tinh dầu a. Nguyên tắc Tách tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Từ lượng tinh dầu thu được so với khối lượng dược liệu tính được hàm lượng tinh dầu trong dược liệu. Có nhiều bộ dụng cụ khác nhau để định lượng tinh dầu, dưới đây là sơ đồ một số bộ dụng cụ: b. Dụng cụ ·               Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo quy định của Dược điển … Xem tiếp

Xác định độ ẩm trong duợc liệu

4. Xác định độ ẩm trong duợc liệu   Độ ẩm là lượng nước chứa trong 100g dược liệu. Dược liệu tươi thường chứa một lượng nước rất lớn: lá chứa khoảng 60 – 80% nước, thân và cành chứa khoảng 40 – 50% nước. Không có một dược liệu nào đạt độ khô tuyệt đối (độ ẩm 0%), nhưng đối với mỗi dược liệu đều được quy định một độ ẩm an toàn. Để bảo quản tốt, dược liệu cần có độ ẩm bằng hoặc dưới độ ẩm an … Xem tiếp