Nôn mửa là đưa các thứ trong dạ dầy ra ngoài bằng đường miệng. Thổ (mửa) là có vật ra ngoài mà không có tiếng phát ra. Nôn (ẩu) là vừa có vật ra ngoài, vừa có tiếng kèm theo. Khi chỉ có tiếng mà không có vật gì gọi là nôn khan.
Về nguyên nhân gây nên nôn mửa. Tuệ tĩnh ghi lại: Vị hư không tiếp thu được thức ăn tanh lạnh, bị trúng hàn, trúng thử khí kết đờm tụ, huyết độc ứ đọng, hỏa tà xung lên (Nam dược thần hiệu – nôn mửa). Thuốc nam châm cứu đề cập tới 3 nguyên nhân: Thương thực, hàn, nhiệt ở vị, Giản minh trung y nội khoa học. Nội khoa học còn ghi thêm: Thất tình nội uất, can khí phạm vi, tì vị hư hàn, vị âm bất túc.
Trương Cảnh Nhạc phân nôn mửa làm hai loại lớn: Nôn mửa thuộc chứng thực và nôn mửa thuộc chứng hư. Nhiều y gia đời sau, trong tác phẩm của mình cũng chia làm hai loại như trên.
Nôn mửa thuộc chứng thực: Loại này gồm nôn mửa do các nguyên nhân hàn, nhiệt, khí uất, đờm ẩm, thực trệ, can khí hoành vị.
Nôn mửa thuộc chứng hư: Loại này gồm vị hàn hoặc tì vị hư hàn, vị hư hoặc vị âm bất túc. Nôn mửa thường gặp ở nhiều bệnh như viêm cấp dạ dày, tâm vị co thắt, môn vị co thắt, viêm gan, viêm tụy, viêm túi mật, viêm màng não vân vân.
Dù nguyên nhân có khác nhau, song chúng đều làm cho vị khí nghịch lên. Vì vậy vị khí nghịch là cơ chế sinh nôn mửa. Về điều trị, phép điều trị chủ yếu là hòa vị giáng nghịch kết hợp với phép điều trị nguyên nhân.
Nôn mửa thuộc chứng thực:
Nôn mửa do hàn.
Triệu chứng: Thức ăn không tiêu, nôn ra nước trong loãng và nhiều chất nôn, nôn hết chất ra thì dễ chịu, hoặc tiếp tục nôn không có chất, miệng môi xanh trắng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch trì phù.
Phép điều trị: ôn trung tán hàn, chỉ nôn.
Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – nôn mửa).
Hoắc hương | 12g | Tử tô | 12g |
Củ sả | 10g | Vỏ quýt | 12g. |
Phương thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Cục phương) | |||
Hoắc hương | 3 đồng cân | Tử tô | 1 đồng cân |
Bán hạ | 2 đồng cân | Bạch truật | 2 đồng cân |
Trần bì | 2 đồng cân | Cam thảo | 2.5 đồng cân |
Phục linh | 1 đồng cân | Hậu phác | 2 đồng cân |
Đại phúc bì | 1 đồng cân | Bạch chỉ | 1 đồng cân |
Ý nghĩa: Hoắc hương, Tô diệp, Sinh khương, Bạch chỉ vừa phát tán phong hàn, vừa ôn trung hóa học. Trần bì Bán hạ để táo thấp hòa vị giáng nghịch chỉ nôn. Bạch truật, Phục linh, củ sả để táo thấp hoà vị. Cát cánh để tuyên phế lợi hoành, vừa giải biểu vừa hóa thấp ở lý, Sinh khương, Cam thảo Đại táo để điều hòa tỳ vị.
Bài thứ hai này dùng trong cảm hàn thương thấp vào tháng thử (nắng).
Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu – nôn mửa).
Trần bì 4 lạng Gừng tươi 1 lạng
Nước 2 bát
Sắc còn 1/2 lạng bát từ từ uống là hết nôn – dùng trong các tạp bệnh cùng thương hàn, nôn ói chân tay giá lạnh.
Nôn mửa do nhiệt.
Triệu chứng: Nôn ra nước vàng đặc, mùi chua khẳm, ăn vào nôn ngay, nôn nhiều lần mỗi lần chất nôn ra ít, khát nước thích uống nước lạnh, khó ngủ, nước tiểu ít, đỏ, da nóng, mặt môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác hoặc hồng sác.
Phép chữa: Thanh nhiệt hòa vị chỉ nôn.
Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – nôn mửa).
Rau má 16g Hoắc hương 12g
Gừng tươi 12g Lá dành dành 8g
Gạo nếp sao vàng 16g.
Ý nghĩa: Rau má, Lá dành dành để thanh nhiệt, Hoắc hương để hóa trọc, trị nôn, Gạo nếp, Gừng để hòa vị chỉ nôn. Phương thuốc: Nhị trần thang (Cục phương) gia vị.
Bán hạ 5 đồng cân Trần bì 3 đồng cân
Cam thảo 1.5 đồng cân Phục linh 3 đồng cân
Bán hạ để giáng nghịch hòa vị chỉ nôn, Trần bì để lý khí, Phục linh để kiện tỳ, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, thêm Chi tử, Hoàng liên, Lô căn, Cát căn, Trúc nhự, Gừng để thanh vị nhiệt giúp hóa đờm trị nôn.
Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu – nôn mửa).
Trần bì 3 đồng cân Chi tử 3 đồng cân
Tinh tre 3 đồng cân Nước cốt gừng sống 1/2 bát.
Sắc uống nóng. Chữa lợm giọng muốn mửa không được do vị bị nhiệt.
Nôn mửa do thương thực (Thức ăn ứ ở vị).
Triệu chứng: Nôn ra mùi chua khẳm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, không muốn ăn, nặng hơn thì đau bụng cự án đầy bụng, sắc mặt hơi vàng, rêu lưỡi cáu nhờn, mạch hoạt thực.
Phép điều trị: Tiêu đạo hoà trung, hòa vị giáng nghịch.
Phương thuốc: Tiêu đạo hòa trung thang (Thuốc nam châm cứu – nôn mửa).
Gừng tươi | 12g | Vỏ quýt | 12g |
Sa nhân | 6g | Củ sả | 8g |
Vỏ dụt | 12g | Hoắc hương | 12g |
Hạt củ cải sao vàng 12g
Ý nghĩa: Hoắc hương để trị nôn. Trần bì Mộc hương để thông khí tiêu đờm thực tích, gừng để giáng khí ôn trung tiêu trướng, trị nôn mửa.
Phương thuốc: Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp).
Sơn tra | 6 đồng cân | Thần khúc | 2 đồng cân |
Bán hạ | 3 đồng cân | Phục linh | 3 đồng cân |
Trần bì | 1 đồng cân | Liên kiều | 1 đồng cân |
La bặc tử | 1 đồng cân. |
Ý nghĩa: Sơn tra để tiêu các loại thức ăn tích tr.ệ, nhất là tiêu thịt mỡ. Thần khúc để tiêu thực kiện tỳ nhất là tiêu rượu, thức ăn ôi, La bặc tử để hạ khí tiêu thực nhất là ngũ cốc. Bán hạ Trần bị để hành khí hóa trệ chỉ nôn. Phục linh để kiện tỳ lợi thấp hòa trung chỉ tả, Liên kiều để thanh nhiệt tán kết do thực tích.
Gia giảm: Nếu thực tích nặng thêm Chỉ thực, Tân lang, Hậu phác, Sa nhân, Kê nội kim. Nếu rêu vàng mạch sác thêm Hoàng liên Hoàng cầm để thanh nhiệt.
Nôn mửa do khí uất.
Triệu chứng: Nô.n mửa, ngực thượng vị thấy như đầy tắc không khoan khoái mạch huyền.
Phép điều trị: Sơ can hoà vị chỉ nôn.
Phương thuốc: Nhị trần thang gia Chỉ xác, Hậu phác, Tô ngạnh.
Nôn mửa do đờm ẩm.
Triệu chứng: Nôn ra đờm dãi, chán ăn, tim đập hồi hộp, rêu lưỡi cáu trắng, mạch hoạt (Trẻ em ho gà, nuốt đờm vào dạ dày, nôn được ra thì ăn được)
Phép điều trị: Hóa đờm hòa vị.
Phương thuốc: Tiểu bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược) gia vị.
Bán hạ 1 đồng cân Sinh khương 8 lát
Thêm Phục linh, Quế chi, Bạch truật, Trần bì, Hậu phác để giúp ôn trung hóa đờm chỉ nôn.
Phương thuốc: Nhị trần thang (Cục phương).
Nếu nôn nước trong nhiều thì thêm Thương truật, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp hóa ẩm.
Phương thuốc: ôn đồm thang (Phương luận).
Bán hạ | 2 đồng cân | .Trúc | nhự | 2 đồng cân |
Chỉ thực | 2 đồng cân | Cam | thảo | 1.5 đồng cân |
Phục linh | 1.5 đồng cân | Trần | bì | l.õ đồng cân. |
Ý nghĩa: Nhị trần để táo thấp hoá đờm lý khí hòa trung, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm trừ phiền chỉ nôn. Chỉ thực để hành khí tiêu đờm. Phương này dùng trong trường hợp có uất nhiệt, và rêu lưỡi vàng.
Nôn mửa do can khí phạm vị.
- Triệu chứng: Nôn chua ợ hơi nhiều, ngực sườn đầy đau tức rạo rực không yên. Lưỡi rìa đỏ, rêu dầy trắng, mạch huyền.
Phép điều trị: Tiết can giáng nghịch.
Phương thuốc: Tứ thất thang (Cục phương)
Tô tử | 2 đồng cân | Bán hạ | 5 đồng cân |
Hậu phác | 3 đồng cân | Phục linh | 4 đồng cân |
Sinh khương | 3 lát | Đại táo | 3 quả. |
Thêm Chỉ xác Mộc hương.
Ý nghĩa: Tô tử Chỉ xác Hậu phác để giáng khí chỉ nôn, Bán hạ Phục linh Mộc hương để giáng nghịch hóa ẩm, Đại táo để kiện tỳ hòa trung.
- Triệu chứng: Nôn chất chua đắng, có hàn có nhiệt, vú kết hòn sườn đau, mạch huyền sác. Đó là do khí uất hóa hỏa gây nên.
Phép điều trị: Sơ can tiết nhiệt giáng nghịch.
Phương thuốc: Tả kim hoàn (Đan khê tâm pháp) gia vị.
Hoàng liên 6 phần Ngô thù du 1 phần
Thêm Sài hồ, Thanh bì, Uất kim.
Ý nghĩa: Hoàng liên để tả can hỏa, Ngô thù du để chế hàn của Hoàng liên, vào can để giáng nghịch nhằm điều hòa can vị. Sài hồ, Thanh bì Uất kim để sơ can lý khí, khí không uất nữa thì hỏa sẽ lui.
Nôn mửa thuộc hư
Nôn mửa do vị hàn hoặc tì vị hư hàn.
- Triệu chứng: Nôn, bụng trướng, không muốn ăn, ăn hơi nhiều là ấm ách khó chịu, mệt mỏi yếu sức, thích ấm nóng, chân tay lạnh, phân lỏng nhão, lưỡi nhợt, mạch nhu vô lực.
Phép điều trị: Ôn trung giáng nghịch.
Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận)
Nhân sâm 3 đồng cân Can khương 3 đồng cân.
Chích thảo 3 đồng cân Bạch truật 3 đồng cân.
Ý nghĩa: Can khương để ôn trung khu lý hàn. Sâm để bổ nguyên khí giúp vận hóa. Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Cam thảo để ích khí hòa trung.
- Nếu chỉ tì vị khí hư, dương chưa hư.
Triệu chứng trên song không có các chứng phân nhão, chân tay lạnh, thích ấm.
Phép điều trị: Bổ khí trừ nôn.
Phương thuốc: Lục quân tử thang gia vị.
Nhân sâm | 10g | Bạch linh | 9g |
Bạch truật | 9g | Cam thảo | 6g |
Trần bì | 9g | Bán hạ | 12g |
Thêm Hậu phác, Thần khúc. |
Ý nghĩa: Sâm Linh Truật Thảo để ích khí kiện tỳ, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ để lý khí hóa đờm chỉ nôn, Thần khúc để tiêu thực.
Nôn mửa do vị âm bất túc.
Triệu chứng: Hay có nôn, có lúc nôn khan, mồm họng khô, như là đói song không muốn ăn, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc sác.
Phép điều trị: Dưỡng vị chỉ nôn.
Phương thuốc: Mạch môn đông thang (Kim quỹ yếu lược).
Mạch môn 2 lạng Bán hạ 3 đồng cân
Nhân sâm 3 đồng cân Cam thảo 2 đồng cân
Gạo tẻ 2 đồng cân Đại táo 3 quả.
Ý nghĩa: Sâm, Mạch môn, Gạo tẻ, Đại táo, Cam thảo để dưỡng vị âm, Bán hạ để giáng nghịch chỉ nôn.
Phương thuốc: ích vị thang (ôn bệnh điều biện).
Sa sâm | 3 đồng cân | Mạch môn | 5 đồng cân |
Sinh địa | 5 đồng cân | Ngọc trúc | l.õ đồng cân |
Đường phèn | 1 đồng cân. |
Ý nghĩa: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sinh địa để tư dưỡng âm dịch, Đường phèn để dưỡng vị hoà trung thêm Bán hạ Cam thảo, Đại táo, Gạo tẻ để hòa vị giáng nghịch. Nếu miệng loét thêm Nhân sâm tu, Thạch hộc, Thiên hoa phấn để dưỡng vị khí sinh tân.