Mục lục
Pha trà và việc sử dụng nước pha trà
Văn hoá trà của người Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, chỉ riêng việc pha trà và sử dụng nước cũng đã có biết bao câu chuyện trần thuật lại từ xưa tới nay. Lục Vũ Tăng trong cuốn “Trà kinh” đã chỉ rõ ra rằng: “Nước của nó, dùng nước suối, nước sông và nước giếng. Nước suối của nó, lựa chọn nước suối trong suốt trên dòng nước chảy xiết”.
Dường như bất cứ người Trung Quốc nào cũng đều biết tới hai chữ “Trà đạo”, Trà Long Tỉnh và suối hổ chạy của Hàng Châu được coi là hai thứ tuyệt diệu nhất của Tây Hồ, điều này cũng đủ để nhấn mạnh lấy nước suối để pha trà là tuyệt vời nhất. Bởi vì nước suối được chắt lọc qua rất nhiều tầng nham thạch, tương đương với việc chúng ta tiến hành lọc nước rất nhiều lần. Nguồn nước này không hề có lẫn tạp chất, chất lượng nước mềm, sạch, ngọt mà lại chứa nhiều chất vô cơ. Trà nếu được pha với nước suối sẽ trở nên trong hơn, sáng hơn, có thể phát huy một cách đầy đủ sắc, hương, vị của lá trà.
Tiếp đó là có thể sử dụng nước giếng để pha trà, bởi vì nước ở giếng sâu cũng có một chút tính chất của nước giếng, đồng thời chất lượng nước ngọt, đẹp. Thông thường mà nói, nước ở dưới tầng sâu cũng có được sự bảo vệ của các tầng nước khác, ô nhiễm sẽ giảm đi, chất lượng nước sạch sẽ; trái ngược lại là nước tầng đất nông sẽ bị ô nhiễm bởi mặt đất, chất lượng nước cũng tương đối kém. Cho nên nước được lấy ở giếng sâu sẽ tốt hơn là lấy ở giếng nông. Tiếp đó là nước giếng ở trong các thành phố, nguồn nước ở đây thường bị ô nhiễm nhiều, có vị mặn hơn, không thích hợp để pha trà; còn nguồn nước giếng ở nông thôn chịu sự ô nhiễm giảm, chất lượng nước tốt, thích hợp cho việc pha trà. Đương nhiên, cũng có sự ngoại lệ, như giếng Bạch Sa rất nổi tiếng nằm trong thành Trường Giang – Hồ Nam. Nguồn nước ở giếng này bắt nguồn từ trong tầng nham thạch, chất lượng nước tốt, hơn nữa nước ở sông Trường Giang không bao giờ ngừng chảy nên khi lấy nước ở đây pha trà cũng có được hương vị tốt nhất cho trà.
Đối với việc sử dụng nước để pha trà vẫn biết rằng lấy nước suối ngầm là tốt nhất, nhưng nước ở những nơi lưu động như nước sông dùng để pha trà cũng không có chút thua kém gì. Hứa Thứ Thư đời Minh của Trung Quốc trong cuốn “Trà sớ” co viết rằng: Nước ở sông Hoàng Hà là thứ nước từ trên trời rơi xuống, nước có màu đục của đất, sau khi để lắng lại thì nước sẽ trong, hương vị cũng từ đó mà toả ra. Câu nói này đã nói rõ nước ở sông hồ bất luận là có độ đục cao như thế nào nhưng sau khi để lắng và nước trong thì vẫn có thể sử dụng được để pha trà. Thật sự mà nói, nước ở sông hồ rất dễ bị ô nhiễm, trong cuốn “Trà kinh” của đời Đường đã từng khuyến cáo: “Nước ở sông hồ, nên lấy nước ở chỗ cách xa nơi người ở”. Cho nên đối với nước sông cần phải lấy ở nguồn nước cách xa nơi con người sinh sống. Khi sử dụng nguồn nước lưu động như nước suối, nước sông để pha trà tiền đề là phải đun sôi thật kĩ, bởi vì những loại nước này phần lớn là nước cứng tạm thời, rất dễ kết hợp cùng với nhiều phenol trà có trong lá trà, không chỉ khiến cho nước trà có màu sắc không được tươi sáng mà còn có thể ảnh hưởng tới màu sắc của lá trà và chất lượng, hương vị của trà khi pha.
Trong những thành phố hiện đại phần lớn con người sử dụng nước máy, loại nước này phần lớn cũng là loại nước cứng tạm thời. Nếu trước tiên trữ nước vào trong ang vại, đặt qua đêm ở một nơi yên tĩnh khiến cho lưu huỳnh phát tán đi mất, đồng thời kéo dài thời gian đun nước sôi. Nếu pha trà với loại nước sau khi đã được xử lý như vậy thì cũng vẫn sẽ duy trì được màu sắc tươi sáng, lúc này màu sắc và hương vị của trà cũng sẽ giống như khi chúng ta sử dụng nước tinh khiết để pha trà vậy.
Uống trà như thế nào là đúng cách nhất?
Ngày nay, uống trà đã trở thành một phần trong cuộc sống của con người, nhưng uống trà như thế nào mới là đúng đắn nhất? Phương pháp uống trà đã ngày càng được coi trọng, bởi nếu uống không đúng cách không những không thể hấp thụ được những thành phần dinh dưỡng có trà mà còn có thể gây hại cho bản thân. Vì vậy, khi uống trà cần phải chú ý một số điểm dưới đây:
- Uống trà sau khi ăn cơm khoảng nửa tiếng đồng hồ là thích hợp nhất, hơn nữa uống trà cũng không nên uống quá nhiều nếu không có thể dẫn tới những phản ứng không tốt như hưng phấn quá độ, nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, đi tiểu nhiều v.v… Do canxi có trong nước tiểu bị mất đi quá nhiều, niêm mạc dạ dày bị kích thích quá lớn, uống trà đặc trong thời gian dài dễ dẫn tới xương cốt không được săn chắc và mắc chứng viêm loét dạ dày.
- Trước khi đi ngủ không nên uống quá nhiều trà, nếu không có thể dẫn tới tinh thần tỉnh táo cao độ mà không có cách nào ngủ được, từ đó ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi của bản thân. Buổi sáng uống một cốc trà có thể giúp cho đầu óc tỉnh táo, nâng cao tinh thần. Trong khi làm việc uống trà cũng có thể giúp tiêu trừ mỏi mệt, tăng cường sức sống, nâng cao khả năng tư duy phán đoán. Vừa hút thuốc vừa uống trà có thể làm giảm nhẹ chất độc hại có dầu thuốc là và chất nicotin. Khi xem tivi uống một chút trà có thể giúp cho việc phục hồi thị lực, đồng thời có thể làm tiêu trừ những nguy hại của những tia bức xạ yếu. Nói tóm lại, thời gian thích hợp nhất để uống trà là do con người, do môi trường, do điều kiện công việc mà có những sự khác nhau, không nhất định là uống trà trong một thời gian quy định nào đó mới là có lợi. Lấy mục đích giải khát để uống trà thì càng mang tính tuỳ ý, cứ khi nào khát là có thể uống.
Nhưng bất luận là hoàn cảnh nào uống trà cũng nên uống trà ấm, như vậy có thể phát huy một cách đầy đủ công hiệu của lá trà, duy trì được màu sắc, chất lượng và hương vị của nó. Tất cả những thành phần có ích có trong lá trà, khi nóng độ phân giải cao, cùng với sự tăng cao của nhiệt độ nước thì độ phân giải cũng dần dần tăng cao, hơn nữa dầu thơm có trong lá trà chỉ có thể phát huy khi ở nhiệt độ nước tương đối cao, hình thành nên mùi thơm hấp dẫn mọi người. Sau khi trà bị nguội đi thì dầu thơm cũng không thể toả ra được hương thơm của nó.
Nói tóm lại, uống trà có 7 điều nên và không nên dưới đây:
Nên uống trà ngay sau khi vừa pha xong, không nên uống trà đã pha để qua đêm.
Không nên thiên thực đối với trà: Với nơi sản xuất, chế biến và những sản phẩm khác nhau của lá trà thì thành phần dinh dưỡng trong nó cũng khác nhau, cho nên trong cùng một thời gian có thể thay thế uống nhiều loại trà khác nhau.
Nên duy trì thói quen uống trà nhưng không nên uống quá nhiều trong một lần hay uống trà đặc. Uống nhiều trà đặc có thể khiến cho chức năng dạ dày mất đi sự điều tiết, vì thế mọi người cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này.
Nên uống trà vào thời gian thích hợp.
Uống trà sau bữa ăn và buổi trưa là tốt nhất, nhưng sẽ không thích hợp nếu uống trà trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
Trà nên uống khi còn ấm, không nên uống khi còn quá nóng. Cái gọi là “trà nóng gây tổn thương tới ngũ tạng”, “trà ấm có thể khiến con người sống lâu”.
Uống trà để giải khát chứ không nên dùng để uống thuốc. Trong lá trà có chứa một lượng lớn chất thuộc da, nếu sau khi uống thuốc lại uống trà ngay hoặc dùng nước trà để uống thuốc thì những chất có trong lá trà sẽ khiến thuốc bị kết tủa, công dụng điều trị của thuốc sẽ giảm thậm chí mất đi.
Không nên dùng cốc bảo ôn để pha trà
Có nhiều người thích sử dụng cốc bảo ôn để pha trà, mục đích nhằm duy trì nhiệt độ của nó. Nhưng pha trà bằng cốc bảo ôn có những điều bất lợi của nó. Lá trà là một nguyên liệu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong lá trà có phenol trà, tannic, chất thơm, axit amin và rất nhiều loại vitamin. Khi dùng ấm hoặc những loại cốc thông thường để pha trà, phần lớn những thành phần có ích sẽ được phân giải ở trong nước khiến cho nước trà sản sinh ra hương vị thơm, đồng thời lại khiến cho các thành phần như phenol trà và tannic bị phân giải một ít trong nước khiến cho nước trà có vị hơi đắng sảng khoái. Nhưng nếu dùng cốc bảo ôn để pha trà, do nhiệt độ luôn được duy trì ở mức độ cao khiến cho chất thơm rất nhanh bị tiêu tan mất, giảm bớt hương thơm vốn có của nó. Đồng thời, nhiệt độ cao còn có thể khiến cho phenol trà và tannic thoát ra bên ngoài, khiến cho trà có màu đậm, vị đắng chát. Ngoài ra, do vitamin không chịu được ở nhiệt độ cao, vitamin ở trong nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng có thể khiến nó mất đi một lượng vitamin tương đối lớn. Vì vậy, không nên dùng cốc bảo ôn để pha trà. Cũng như vậy, không nên cho lá trà vào trong bình rồi đun lên uống. Nếu muốn uống trà nóng có thể dùng cốc thuỷ tinh để pha trà, sau khi pha trà xong thì cho vào trong cốc bảo ôn, như vậy vừa có thể bảo ôn trong thời gian dài là có thể giải quyết được những điều không tốt do pha trà bằng cốc bảo ôn dẫn tới.
Một ấm trà pha mấy lần là thích hợp?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường cho rằng: Trà thượng hạng có búp chè non sẽ không thích hợp với việc pha lâu, thông thường chỉ pha hai lần là cho rằng chẳng còn vị trà nào cả. Đương nhiên, mức độ pha trà và độ non mềm của lá trà có quan hệ với nhau, nhưng điều quan trọng là quyết định bởi tính hoàn thiện của lá trà sau khi được chế biến, nếu khi chế biến lá trà càng vụn thì các chất trong lá trà càng nhanh chóng bị phân giải đi mất, những lá trà vẫn còn nguyên vẹn cánh của nó thì mức độ phân giải các chất trong lá trà càng chậm.
Theo phân tích, sau khi dùng nước sôi để pha ba loại trà là hồng trà, trà xanh và trà ướp hoa, lần pha thứ nhất có thể làm phân giải tới trên 50% các chất có trong lá trà, lần thứ hai chiếm 30% và lần thứ ba là 10%, lần thứ tư là 1~3%. Những chất dễ phân giải trong nước theo như phân tích thì lần thứ 3 là tốt nhất. Từ góc độ dinh dưỡng mà nói, những thành phần vitamin, axit amin và các vật chất vô cơ khác, lần thứ nhất khi pha có thể bị phân giải lên tới 80%, lần thứ hai tỷ lệ đạt tới 95%. Các thành phần khác như phenol trà, cafein cũng sẽ bị phân giải phần lớn ngay từ lần pha trà đầu tiên. Sau ba lần pha trà, cơ bản thì các chất thành phần dinh dưỡng đã bị phân giải tan vào trong nước hết.
Nói tóm lại, những loại trà thông thường như hồng trà, trà xanh, số lần pha trà là ba lần là tốt nhất. Đối với trà ô long bởi vì khi pha trà cho với lượng lớn có thì có thể pha thêm vài lần nữa. Còn đối với hồng trà vụn thì thông thường chỉ pha một lần là được.
Ngoài ra, trà xuân thông thường có thể pha làm 5~6 lần, trà thu có thể pha 4~5 lần, còn trà hạ thì pha làm 3~4 lần. Hơn nữa độ non của lá trà càng cao thì số lần pha trà càng giảm. Việc sử dụng nhiệt độ nước để pha trà cũng nên căn cứ vào độ tuổi của lá trà để quyết định, thông thường sử dụng nước khoảng 90 0 C để pha trà, đối với mầm trà mùa xuân có thể dùng nước có nhiệt độ khoảng 85 0 C là tốt nhất. Trong đó trước khi pha trà chính thức nên sử dụng một ít nước sôi để thực hiện việc rửa trà, như vậy có thể khiến cho lá trà càng được sạch sẽ. Khi chính thức pha trà, thông thường lấy màu sắc của nước, hương vị lần thứ hai là tốt nhất.