1. Kỵ không coi trọng sức khỏe khi tuổi đã cao: Cùng với sự không ngừng tăng trưởng của tuổi tác, các cơ quan, bộ máy trong cơ thể người cao tuổi dần dần suy thoái, công năng của nó cũng không ngừng hạ thấp, đó là qui luật tự nhiên. Rất nhiều người cao tuổi thì lại thường cho rằng ở thời trẻ tuổi mình thân cường lực tráng, rất ít bị bệnh, nên có lòng tự tin quá mạnh, không chú ý coi trọng việc đi khám sức khỏe. Ngay cả khi có bệnh họ cũng không chú ý đi bệnh viện khám chữa, hơn nữa lại còn lao động và công tác như ở thời còn trai trẻ, nên thường xảy ra tình trạng kéo dài sự chẩn đoán và điều trị sai bệnh chính của mình.
  2. Kỵ khi có bệnh thì lo chạy đủ mọi thuốc thang, tìm đủ các bác sĩ: Người ta khi có bệnh, nhất là người cao tuổi thường dễ nôn nóng lo tìm thầy tìm thuốc chữa trị mong chóng khỏi. Nhưng bất luận là bệnh nghiêm trọng như thế nào, trên lâm sàng cần phải có thái độ khoa học thực sự cầu thị, không nên mất bình tĩnh tin theo những lời đồn đại thày này giỏi, thuốc kia tốt, xử lí theo cảm tính, thiếu suy nghĩ chín chắn. Như vậy không những sẽ làm nhiễu loạn sự điều trị bình thường, mà còn tăng thêm đau đớn cho người bệnh, thậm chí gây nên những hậu quả không tốt trong chữa bệnh cho người cao tuổi.Các dấu hiệu thực thể của suy dinh dưỡng có thể khó ghi nhận ở người cao tuổi

Khi có bệnh, thái độ sáng suốt nhất là mời bác sĩ đến khám bệnh (nếu không đến được Phòng khám Bệnh viện) và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ, sau đó khám lại và tiếp tục điều trị theo đúng chỉ dẫn. Nếu quả là có một số ý kiến và kiến nghị nào đó về việc điều trị thì cũng cần đề xuất để bác sĩ tham khảo chứ không được tự tiện làm theo ý mình.

  1. Kỵ tự tiện bỏ điều trị giữa chừng: Khi có những triệu chứng khó chịu như tức ngực, tim đập hồi hộp, ho, nhức đầu, đại tiểu tiện ra máu v.v…, không những chứng tỏ đã bị một bệnh nào đó, mà còn biểu thị mức độ nặng nhẹ của bệnh hoặc bệnh tình có ổn định hay không. Song, trong rất nhiều trường hợp, những triệu chứng nói trên đã bớt và trong một thời gian ngắn đã hết nhưng không có nghĩa là bệnh đã có chuyển biến tốt hoặc đã khỏi. Nhất là đối với người cao tuổi, thường hay có tình trạng cảm giác đã thiếu nhạy bén và công năng phản xạ của thần kinh đã giảm yếu, nên càng không thể lấy cảm giác tốt hay xấu của bản thân để phán đoán là bệnh của mình nặng hay nhẹ được. Ngoài ra, bệnh của người cao tuổi phần nhiều là những bệnh tiến triển chậm chạp, nói chung, nếu không được điều trị có hệ thống và lâu dài thì rất khó chống chế được bệnh tình. Do đó, sau khi bác sĩ đã chẩn đoán chính xác được bệnh rồi, cần theo đúng lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đúng thời gian và sau đó khám lại đúng hẹn định. Nếu chỉ lấy cảm giác của

    mình tốt hay xấu, lúc uống thuốc lúc không, không theo đúng cách điều trị của bác sĩ đã căn dặn thì thường sẽ làm cho bệnh phát triển thành bước khó xoay chuyển, cứu vãn được.

  2. Kỵ nằm trên giường một cách tiêu cực: Phương pháp tích cực để làm chậm lại sự khô héo, thoái hóa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể chính là vận động và rèn luyện một cách thường xuyên không ngừng, vừa sức. Cho dù bị một số bệnh nào đó phải nằm dài ngày trên giường bệnh, chỉ cần đã ra khỏi thời kì cấp tính, thì cũng cần tích cực tiến hành những hoạt động về chân tay và thân hình một cách chủ động hoặc bị động. Làm như vậy không những có thể ngăn chặn sự suy thoái cơ bắp và có thể thúc đẩy nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

0/50 ratings
Bình luận đóng