Nhận định chung

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngư ợc các chất chứa trong dạ dày vào thực quản có thể là sinh lí hay bệnh lí. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là sự có mặt của các chất trong dạ dày trào ngư ợc lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu và hoặ c các biến chứng.

Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản là do sự dãn nở bất thường của cơ thắt thực quản dưới. Các yếu tố nguy cơ cao với bệnh Trào ngược dạ dày thực quản:

Sau mổ teo thực quản thực quản.

Thoát vị khe hoành trượt.

Bệnh lí thần kinh.

Béo phì.

Rối loạn hô hấp mạn tính: loạn sản phế quản phổi, xơ nang, xơ hóa kẽ, xơ hóa nang.

Ghép phổi, đẻ non.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị

Giảm các triệu chứng để đạt cân nặng và tăng trưởng bình thường.

Khỏi viêm thực quản.

Dự phòng các biến chứng hô hấp và biến chứng khác phối hợp với trào ngược mạn tính.

Chăm sóc và thay đổi lối sống

Trong 2 – 4 tuần, không ăn sữa mẹ, chế độ ăn hạn chế sữa và trứng ít nhất về buổi sáng. Áp dụng sữa thủy phân protein hoặc axít amin.

Tăng độ quánh của thức ăn bằng cách cho thêm 1 thìa cà phê bộ t g ạo vào 30g sữa công thức hoặc sử dụng loại sữa tăng độ quánh nhưng không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non

Thuốc điều trị chủ đạo trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thuốc kháng bài tiết axít. Trong đo thuốc ức chế bơm Proton: có hiệu quả hơn hẳn nhóm kháng H2. Thời gian điều trị trung bình từ 8 – 12 tuần.

Bảo vệ niêm mạc, trung hoà axít và điều hòa nhu động

Ngày nay, các nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường qui trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản nữa do hiệu quả không rõ ràng và nguy cơ tác dụng phụ.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa không đáp ứng.

Nguy cơ hít, không bảo vệ được đường thở.

Tiến triển và tiên lượng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất thường gặp ở trẻ bú mẹ và phần lớn tự ổn định từ 6- 18 tháng tuổi. Khoảng 60% trẻ bú mẹ bị trào ngược ngừng nôn ngay khi có ăn thức ăn đặc, 90% không có các biểu hiện tiêu hóa nữa sau 4 tuổi. Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài tiêu hóa lại hay gặp hơn và tần xuất phát hiện trào ngược chiếm khoảng 40 – 60% ở các bệnh nhân có biểu hiện hô hấp tái diễn

Nếu chẩn đoán và điều trị muộ n có thể dẫn đến viêm , loét thậm trí ung thư thực quản hoặc ngất xỉu và tử vong.

0/50 ratings
Bình luận đóng