Húng quế – Ocimum basilicum L. var. basilicum

25. Húng quế – Ocimum basilicum L. var. basilicum Họ hoa môi – Lameaceae Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (0,4-0,8%) (tính trên nguyên liệu tươi). Thành phần chính của tinh dầu là methyl chavicol (89-90%). Tinh dầu húng qué- Oleum Basilici, tên thương phẩm là Basil oil được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm làm hương liệu để chế biến thức ăn và đồ uống. Ngoài ra còn dùng trong kỹ nghệ nước hoa. Dược liệu được dùng làm rau gia vị, dùng tươi và cả khô.

RÂU MÈO-Orthosiphon aristatus (Bl.)-họ Hoa môi – Lamicaeae

RÂU MÈO Herba Orthosiphonis             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây râu mèo – Orthosiphon aristatus (Bl.) ( = O. grandiflorus Bold. = O. spicatus (Thunb.) Bak. = O. stamineus Benth.), họ Hoa môi – Lamicaeae. Đặc điểm thực vật. Cây thuộc thảo cao 30-60cm, thân có cạnh ít phân nhánh. Lá mọc đối chéo chữ thập, các cặp lá hơi xa nhau, có cuống ngắn (0,5-2cm), phiến lá gần hình thoi, dài 4-8cm rộng 2-4cm, mép lá có răng cưa ở 2/3 phía trên. Ở … Xem tiếp

Tính chất – định tính – sắc ký – quang phổ MONO GLYCOSID

C. Tính chất – định tính – sắc ký – quang phổ:             – Iridoid glycosid thường dễ tan trong nước, cồn loãng. Cồn 50% hay dùng để chiết xuất. Butanol cũng là dung môi chiết để hạn chế bớt tạp chất.             – Dưới tác dụng của enzym có sẵn trong cây, iridoid glycosid bị biến đổi thành các sản phẩm màu đen do đó ta hiểu vì sao sinh địa, huyền sâm khi ủ trong quá trình chế biến thì có màu đen. Một số trái cây, lá … Xem tiếp

Kiểm nghiệm tinh dầu

7. Kiểm nghiệm tinh dầu: 7.1. Phương pháp cảm quan 7.2. Xác định các hằng số vật lý: Tỷ trọng, năng suất quay cực (D), Chỉ số khúc xạ nD, độ tan trong alcol 70, 800… 7.3. Xác định các chỉ số hoá học: chỉ số acid, chỉ số ester, chỉ số acetyl… 7.4. Định tính các thành phần trong tinh dầu: a. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) – Chất hấp phụ: Silicagen Viện kiểm nghiệm (Bộ y tế, Hà Nội), silicagen G Merck, silicagen HF254 v.v..) – … Xem tiếp

CÁC DƯỢC LIỆU KHÁNG KHUẨN CHỨA SAPONIN

CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN  Rau má – Centella asiatica Urb., họ Hoa tán – Apiaceae.             Thành phần tác dụng kháng khuẩn: Saponin, chủ yếu là asiaticosid có tác dụng lên Mycobacterium leprae. Tác dụng được giải thích do asiaticosid làm tan màng sáp của vi khuẩn.             Nhiều saponin thuộc nhóm spirostan, nhóm spirosolan, solanidan và olean đã được nghiên cứu, thấy có tác dụng chủ yếu là kháng nấm có trường hợp thấy kháng khuẩn. Sau đây kể một vài chất:             + Tomatin, có trong cây … Xem tiếp

Các phương pháp sắc ký

5.         Các phương pháp sắc ký   Sắc ký điều chế là phương pháp được sử dụng rất nhiều và đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu các chất tự nhiên. Thành phần của các dịch chiết thực vật thường rất phức tạp, thường vài chục chất. Tính chất của các chất cần tách cũng rất thay đổi, từ các chất không hay rất kém phân cực tới các chất phân cực mạnh, từ các chất phân tử nhỏ tới các đại phân tử. Hàm lượng các chất trong … Xem tiếp

TRẠCH TẢ-Alisma plantago aquatica

TRẠCH TẢ Rhizoma Alismatis             Dược liệu là thân rễ gọt vỏ phơi hay sấy khô của cây trạch tả – Alisma plantago aquatica L., họ Trạch tả – Alismataceae.             Trạch tả Trung quốc là loài A.orientalis (Sam.) Juzep. Đặc điểm thực vật và phân bố             Cây thảo cao 0,6-1 m. Lá mọc thành cụm ở gốc. Phiến là hình trứng đỉnh nhọn. Hoa hợp thành tán, đều, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa màu trắng, 6 nhị, nhiều lá noãn rời nhau … Xem tiếp

SAPONIN NHÓM SPIROSTAN

1 – Nhóm spirostan: Ta xét 3 chất sapogenin làm ví dụ: sarsasapogenin, smilagenin, tigogenin. Những chất này có 27 carbon như cholesterol, nhưng mạch nhánh từ C 20-27 tạo thành 2 vòng có oxy (16,22 và 22,26 diepoxy), một vòng là hydrofuran (vòng E) và một vòng là hydropyran (vòng F). Hai vòng này nối với nhau bởi 1 carbon chung ở C-22. Mạch nhánh này được gọi là mạch nhánh spiroacetal. Ba chất trên là 3 đồng phân. Smilagenin và tigogenin khác nhau do cấu hình ở C-5. … Xem tiếp

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID

I – KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID:             Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon. Những hợp chất quinon cũng là những sắc tố, được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực vật bậc cao nhưng cũng còn tìm thấy trong động vật. Căn cứ vào số vòng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta sắp xếp thành benzoquinon, naphtoquinon, anthraquinon và naphtacenquinon hay còn gọi là anthracyclinon (4 vòng). Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhóm anthraquinon hay anthranoid* . … Xem tiếp

Công dụng của dầu mỡ

 8. Công dụng của dầu mỡ: Dầu mỡ trước hết là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Ngoài ra còn được dùng trong kỹ nghệ xà phòng, kỹ nghệ sơn, kỹ nghệ chất dẻo v.v… Nhu cầu về dầu mỡ ngày một tăng. Năm 1935 – 1939 toàn thế giới sản xuất 22 triệu tấn dầu thực vật và mỡ động vật, đến năm 1970 là 43 triệu tấn, trong đó dầu thực vật chiếm trên 60%. Một số dầu thực vật đang nghiên cứu đưa vào sử dụng để … Xem tiếp

QUẾ-Cinnamomum sp

QUẾ Tên khoa học: Cinnamomum sp. Họ Long não – Lauraceae. Trên thị trường quốc tế lưu hành 2 loại quế chính: 1. Cinnamomum cassia Nees et Bl.: Quế Trung Quốc, quế Việt Nam. 2. Cinnamomum zeylanicum Gare et Bl.:  Quế Srilanka (hay quế Ceylan). Ngoài ra còn có các loài: Cinnamomum burmani (C. Nees et T. Nees) C Nees et Bl và Cinnamomum loureirii C. Nees phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập … Xem tiếp

Trà tiên (É trắng) – Ocimum basilicum var. pilosum (Wild.) Benth.

26. Trà tiên (É trắng) – Ocimum basilicum var. pilosum (Wild.) Benth. Họ hoa môi – Lamiaceae – Cành mang lá có chứa tinh dầu (0,97-2,06%). Thành phần chính của tinh dầu là citral (67,82%) (citral a 32,27%, citral b 27,54%). Loại trồng ở Hà Nội hàm lượng citral có thể đạt trên 80%. – Từ quần thể Trà Tiên, đã chọn được một số các thể biến dị (về lá, hoa và chiều cao của cây). Loại é này mang trồng riêng, cho hàm lượng tinh dầu 0,35% (trên … Xem tiếp

RAU NGHỄ-Polygonum hydropiper L. họ Rau răm – Polygonaceae

RAU NGHỄ Herba Polygoni hydropiperis             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của rau nghễ – Polygonum hydropiper L. họ Rau răm – Polygonaceae. Đặc điểm thực vật.             Cỏ mọc hoang, mọc hàng năm, cao đến 70cm. Thân mềm có khía rãnh, phân nhánh, lúc non có màu xanh, khi già màu đỏ, hơi phình lên ở các mấu. Lá mọc ở các mấu, hình mũi mác dài, mềm, có cuống rất ngắn, các lá ở ngọn bé hơn và hẹp hơn lá ở thân. Lá dài … Xem tiếp

Phân bố trong tự nhiên của MONO GLYCOSID

D – Phân bố trong tự nhiên:             Các hợp chất iridoid hay gặp trong các họ: Scrophulariaceae (digital, sinh địa, huyền sâm; Rubiaceae (lá mơ lông, dành dành); Apocynaceae (thông thiên, cây bông sứ); Loganiaceae (mã tiền); Plantaginaceae (mã đề);    rifoliaceae (kim ngân); Verbenaceae (cỏ roi ngựa) và một số họ khác. https://hoibacsy.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội … Xem tiếp

Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu

8. Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu: Tinh dầu và các dược liệu chứa tinh dầu có một phạm vi sử dụng rất rộng lớn trong đời sống hàng ngày của con người, trong nhiều ngành khác nhau. 7.1.8.1. Trong Y dược học: * Một số tinh dầu được dùng làm thuốc. Tác dụng của tinh dầu được thể hiện: – Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá, lợi mật, thông mật – Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên … Xem tiếp