Chứng uất là tắc lại không thông (Nam dược thần hiệu – chứng uất)
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Uất là khí huyết không khoan khoái, có hiện tượng mạch trên thực dưới hư”. Chu Đan Khê phân làm 6 chứng uất, đó là: khí uất, thấp uất, đờm uất, nhiệt uất, huyết uất, thực uất.
Uất là tên chung cho loại bệnh chứng có nguyên nhân là tính chí uất kết làm cho khí cơ uất trệ, rồi lần lượt đến thấp, đờm, nhiệt, huyết, thực uất. Khí uất còn có thể thương.âm. Sách xưa đã ghi: bắt đầu là thương khí, rồi đến thương huyết, cuối cùng thành lao. Đây là loại bệnh hay gặp, nhất là ở phụ nữ, và những người hay thắc mắc hãy suy nghĩ.
Chu Đan Khê cho là “nếu khí huyết sung hòa, thì không thể sinh bệnh, song nếu có uất thì có thể sinh ra mọi bệnh”.
Khi có uất ức, bực tức, khí cơ bị rối loạn, can sẽ mất sự điều đạt và can khí sẽ uất lại. Khí uất lâu có thể hóa hỏa gây hỏa uất. Khí là soái của huyết, khí uất có thể gây huyết uất. Khi có suy tư, thắc mắc nhiều thì can khí sẽ khắc tỳ, tỳ bị khắc thì khả năng kiện vận sẽ giảm sút và sinh đờm thấp. Khi đó đờm và khí cùng kết uất lại thành đờm khí uất kết. Khi thấp trọc không hòa được, thì thức ăn không được tiêu hóa tốt, ứ trệ gây thực trệ, và dẫn đến thực uất. Đờm thấp uất lâu cũng dễ hóa nhiệt. Khi bị uất lâu sự thăng giáng của khí không thông lợi, tỳ mất kiện vận việc sản sinh ra khí huyết sẽ giảm, làm cho tâm tỳ hư. Còn khi uất đã hóa hỏa thì có thể làm tổn thương âm huyết, tức là tổn thương can thận. Như vậy khi khí uất dẫn đến thấp đờm uất, huyết uất, thực tích thì còn là chứng thực. Song khi bệnh lâu sẽ dẫn đến tỳ hư, tâm hư, can thận hư. Bệnh tình sẽ phức tạp hơn lên.
Trong điều trị, điểm tương đồng giữa các chứng uất là dùng thuốc tân khổ, lương thuận, tuyên thông. Song điều quan trọng là phải khuyên nhủ và để người bệnh tự giải cái phiền uất của mình, có làm được như vậy thuốc mới phát huy được tác dụng.
Suy nhược thần kinh, it-tê-ri, rối loạn mãn kinh của y học hiện đại nằm trong phạm trù chứng uất của y học cổ truyền.
Mục lục
Can khí uất kết:
Triệu chứng:
1. Tình chí uất ức, tâm thần không ổn định, ngực căng tức, hay thở dài, bụng trên trướng; ợ hơi, ợ chua, hoặc đau đầu, hoặc đại tiện thất thường, mạch huyền.
Phép điều trị: Sơ can lý khí.
Phương thuốc: Tứ nghịch tán (Thương hàn luận):
Cam thảo 6g Chỉ thực 6g
Sài hồ 6g Thược dược 9g
Sắc uống, thêm Hương phụ, Uất kim, Thanh bì.
Ý nghĩa: Cam thảo để ích khí kiện tỳ, Sài hồ để thâu tà sơ uất, Chỉ thực để hành khí, phá kết (Sài hồ đi lên Chỉ thực đi xuống cùng để điều khí), Thược dược để ích âm, dưỡng huyết. Ba vị thêm để lý giải uất.
2. Nếu triệu chứng trên có thêm đau cạnh sườn (đã có thêm huyết ứ).
Phương thuốc: (Hướng dẫn thực hành điều trị)
Xuyên khung | 12g | Bạch thược | 12g |
Đương quy | 16g | Hồng hoa | 8g |
Thục địa | 12g | Đào nhân | 8g |
Táo nhân | 10g |
Phương này chữa khí trệ huyết ứ, song huyết ứ là chính.
Phương thuốc: sài hồ sơ can tán (Cảnh nhạc toàn thư)
Trần bì | 2 đồng cân | Sài hồ | 2 đồng cân | |
Xuyên khung | 1,5 đồng cân | Hương phụ | 1,5 đồng cân | |
Chỉ xác | 1,5 đồng cân | Thược dược | 1,5 đồng cân | |
Cam thảo | 0,5 đồng cân |
Ý nghĩa: Là phương thuốc Tứ nghịch tán bỏ Chỉ thực thêm Chỉ xác, Trần bì, Xuyên khung, Hương phụ để tăng sơ can hành khí, hòa huyết, chỉ thông. Phương này chữa khí trệ huyết ứ, song khí trệ là chính.
3. Nếu uất lâu, làm ảnh hưởng đến chức năng kiện vận của tỳ, bụng trên ách tắc, hoặc đau, ỉa thất thường. Phép điều trị: Sơ can giải uất, kiện tỳ.
Phương thuốc: Tiêu dao tán (thể nhẹ) (Cục phương):
Sài hồ 1 lạng Đương quy 1 lạng
Bạch thược 1 lạng Bạch truật 1 lạng
Phục linh 1 lạng Cam thảo 5 đồng cân
Tán mịn, mỗi lần dùng 2 đồng cân, sắc với 1 lát gừng và ít Bạc hà.
Ý nghĩa: Sài hồ để sơ can giải uất, Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết nhu can; Bạch truật Phục Linh để kiện tỳ trừ thấp, để phục hồi chức năng vận hóa của tỳ, Cam thảo để ích khí bổ trung hoãn can, Sinh khương để ôn vị hòa trung, Bạc hà để tán can uất. Có thể thêm Hương phụ, Uất kim, Tô ngạnh, Trần bì để lí khí giải uất.
Khí uất hóa hỏa.
Triệu chứng: Đau đầu từng cơn do hỏa bốc, mồm khô đắng, cáu gắt, đau cạnh sườn, phiền khát mệt mỏi, đau bụng, kinh nguyệt không đều (nữ), lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Phép điều trị: (thể nhẹ): tả uất hỏa Phương thuốc: Việt cúc hoàn (Đan khê tâm pháp): Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Thần khúc, Chi tử lượng đều nhau tán mịn làm hoàn nước bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 2 – 3 đồng cân.
Ý nghĩa: Hương phụ để hành khí giải uất chữa khí uất, Xuyên khung để hoạt huyết hóa ứ, chữa huyết uất, Chi tử để thanh nhiệt tả hỏa uất. Thương truật để táo thấp, vận tỳ chữa thấp uất, Thần khúc để tiêu thực đạo trệ chữa thực uất. Nếu uất nặng thêm Uất kim. Nếu lười ăn thêm Cốc nha. Nếu trướng bụng thêm Hậu phác. Nếu ách tắc ở ngực thêm Chỉ thực. Nếu nôn đồm thêm Bán hạ, Sinh khương. Nếu nhiệt nặng thêm Hoàng liên, Ngô thù du (Tả kim hoàn). Bài này dùng cho trường hợp có biểu hiện huyết uất, khí uất, hỏa uất, thực uất, thấp uất.
Phép điều trị (thể nặng): tả can hỏa.
Phương thuốc: Tả kim hoàn (Đan khê tâm pháp):
Hoàng liên 6 lạng Ngô thù du 0,5 – 1 lạng
Tán mịn làm hoàn mỗi lần uống 0,5-1 đồng cân.
Ý nghĩa: Hoàng liên (khổ hàn) để tả hỏa, Ngô thù du (tân nhiệt) để vào can giáng nghịch làm cho can vị điều hòa. Có thể thêm Ô mai, Bạch thược để hòa âm, Xuyên tiêu, Nhục quế để thông dương.
Đờm khí uất kết:
Triệu chứng:
Có cảm giác vướng ở cổ họng khạc không ra nuốt không xuống (mai hạch khí – dị cảm), ngực đầy không khoan khoái, mạch huyền hoạt.
Phép điều trị: lợi khí hóa đờm hoặc sơ uất hóa đờm.
Phương thuốc: Bán hạ hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược):
Bán hạ | 4 đồng cân | Hậu phác 3 đồng cân |
Phục linh | 4 đồng cân | Sinh khương 5 đồng cân |
Tô diệp | 2 đồng cân | |
Sắc uống. |
Ý nghĩa: Bán hạ để hóa đờm tán kết, giáng nghịch hòa vị, Hậu phác để hạ khí trừ mãn giúp Bán hạ để tán kết giáng nghịch, Phục linh để thảm thấp, Sinh khương để hòa vị, chỉ ẩu, tán kết, Tô diệp để lý phế khai uất. Có thể gia Hương phụ Chỉ xác để tăng cường hành khí lý khí.
- Nếu đờm nhiệt, đờm khí thượng nghịch, ngực đầy không khoan khoái kèm nôn miệng khô, rêu lưỡi vàng. Phép điều trị: Lý khí hóa đờm, thanh đởm hòa vị. phương thuốc: Ôn đởm thang (Thiên kim phương)
Bán hạ 2 lạng Trúc nhự 2 lạng
Chỉ thực 2 lạng Trần bì 3 lạng
Phục linh 1,5 lạng Cam thảo chích 1 lạng
Tán nhỏ, mỗi lần dùng 4 đồng cân sắc với 5 lát gừng, 1 quả táo, uống trước khi ăn.
Ý nghĩa: Bán hạ để giáng nghịch hòa vị, táo thấp hóa đàm. Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm, chỉ nôn trừ phiền. Chỉ thực để hành khí tiêu đờm. Trần bì để lý khí táo thấp. Phục linh để kiện tỳ trừ thấp, Đại táo, Cam thảo để ích tỳ hòa vị điều hòa các vị thuốc.
Tâm tỳ đều hư:
Triệu chứng: Hay suy nghĩ căng thẳng (làm tỳ tổn thương), ăn ít, người mệt mỏi, đại tiện thất thường, tim đập hồi hộp hay quên, ngủ ít, lưỡi bệch, mạch tế nhược.
Phép điều trị: Bổ ích tâm tỳ (kiện tỳ dưỡng tâm).
Phương thuốc: Quy tỳ thang (Tế sinh phương):
Bạch truật | 1 lạng | Phục thần | 1 lạng |
Hoàng kỳ | 1 lạng | Long nhãn | 1 lạng |
Toan táo nhân | 1 lạng | Nhân sâm | 0,5 lạng |
Mộc hương | 0,5 lạng | Cam thảo chích 2 đồng cân | |
Đương quy | 1 đồng cân | Viễn chí | 1 đồng cân. |
Làm hoàn mật, mỗi viên ước 15 gam, uống lúc đói, ngày 3 lần mỗi lần 1 viên.
Ý nghĩa: Sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo cam, ôn để bổ tỳ ích khí. Đương quy cam tân ôn để dưỡng can, sinh tâm huyết. Phục thần, Táo nhân, Long nhãn can bình để dưỡng tâm an thần, Viễn chí làm tâm thận giao nhau để định chí an thần. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ. Nếu miệng khô tâm phiền, hư hỏa thêm Hoàng liên, Mạch môn, Sinh địa, Bạch thược để tư âm giáng hỏa.
Uất lâu thương thần:
Triệu chứng: Buồn rầu bi ai, hay khóc, hay hoảng hốt, hay thở dài, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền tế. Đó là do khí cơ bị trở ngại, dinh huyết đến nuôi tâm thần không đủ gây nên. Ớ nữ gọi là bệnh tạng táo.
Phép điều trị: Nhuận táo hoãn cấp hoặc dưỡng tâm an thần.
Phương thuốc: Cam mạch đại táo thang (Kim quỹ yếu lược)
Cam thảo 3 lạng Tiểu mạch 3 lạng
Đại táo 5 – 7 quả (nay dùng đồng cân thay lạng)
Sắc uống.
Ý nghĩa: Cam thảo để hoãn cấp hòa trung dưỡng tâm, nhuận táo. Tiểu mạch hơi hàn để dưỡng tâm an thần. Đại táo để bổ tỳ ích khí hoãn các cấp của can, chữa tâm hư. Thêm Bá tử nhân, Toan táo nhân, Phục thần để giúp an thần.
Âm hư hỏa vượng. Hỏa uất lâu gây âm hư và hư hỏa.
Triệu chứng: Mặt đỏ triều nhiệt, đầu váng, tim đập, ngủ ít, hoặc di tinh, đau lưng, kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ gầy mạch tế sác.
Phép điều trị: tư âm thanh nhiệt dưỡng huyết nhu can. Phương thuốc: Tư âm giáng hỏa phương (Hiệu phỏng tân phương – Lãn Ông)
Thực địa | 1 lạng | Sinh địa | 1 lạng |
Đan sâm | 5 đồng cân | Sa sâm | 5 đồng cân |
Thiên môn | 3 đồng cân | Ngưu tất | 3 đe |
Ngũ vị | 1,5 đồng cân | Thạch hộc | 5 đồng cân |
Ý nghĩa: Thục Sinh địa để sinh âm huyết. Đan sâm, Sa sâm để bổ âm sinh dương. Thạch hộc, Thiên môn để điều nhuận. Ngũ vị Ngưu tất để liềm nạp giúp phần âm được sinh ra nhanh.
Phương thuốc: Tự thủy thanh can ẩm
Sinh địa 16g
Trạch tả 8g
Sơn thù nhục 12g
Bạch thược 12g
Phục linh 8g
Sài hồ 8g
Quy thân 12g
Sơn chi 8g
Sơn dược 12g
Đại táo 3 quả
Đan bì 8g
Ý nghĩa: Sinh địa, Sơn thù, Phục linh, Sơn dược, Đan bì, Trạch tả (lục vị) để tư thận. Bạch thược, Đương quy, Sài hồ, Sơn chi để thanh can, dưỡng can. Nếu đau lưng thêm Quy bản, Đỗ trọng, Ngưu tất để tráng thủy, chế hỏa.
Phương thuốc: Nhất quán tiễn (Liễu châu y thoại)
Sa sâm 3 đồng cân Mạch môn 3 đồng cân
Quy thân 3 đồng cân. Sinh địa 6 – 15 đồng cân
Kỷ tử 3 – 6 đồng cân Xuyên luyện tử 1,5 đồng cân
Ý nghĩa: Sinh địa để tư âm dưỡng huyết bổ can thận. Sa sâm, Quy thân, Mạch môn, Kỷ tử để tư âm dưỡng huyết nhu can. Xuyên luyện tử để sơ can lý khí.
Thêm Toan táo nhân để an thần, Địa cốt bì để thanh hư nhiệt, chữa mồ hôi trộm, mồm khô đắng thêm vài phân Hoàng liên để thanh nhiệt.