Đại cương bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khá phổ biến hiện nay trên thế giới và Việt Nam, trong đó đái tháo đường týp 2 chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân đái tháo đường. Tỉ lệ bệnh có xu hướng phát triển ngày một tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo ước tính, cứ sau 15 năm thì tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 lại tăng lên gấp đôi và hiện đang được coi là một dịch bệnh trên toàn thế giới .

Đái tháo đường týp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose kéo dài kèm theo các rối loạn chuyển hóa khác: đạm, mỡ, muối khoáng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Rối loạn chuyển hóa càng sâu sắc thì biến chứng càng đến sớm và đa dạng như: tắc nghẽn mạch, giảm lưu thông máu nuôi dưỡng các cơ quan; biến chứng tim, mạch, huyết áp, tổn thương thận, cơ, khớp, mắt, ngoài da…. Chính vì vậy, việc phát hiện, điều trị và phòng bệnh sớm đái tháo đường có ý nghĩa to lớn trong phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.

Hiện nay, y học hiện đại có nhiều nhóm thuốc sử dụng trong điều trị đái tháo đường týp 2 như: biaguanid, sulphonylure, glitazone, ức chế alpha glucosidase, insulin… Mỗi nhóm thuốc có tác dụng nhất định với mục tiêu chung là quản lý tốt, an toàn đường huyết và dễ sử dụng cho người bệnh. Đến nay, hầu hết các thuốc điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường đều phải nhập từ nước ngoài, giá thành cao. Mặt khác, các thuốc thường mới chỉ đóng vai trò kiểm soát đường huyết, ít tác dụng vào các biến chứng, yếu tố quan trọng trong phòng và điều trị đái tháo đường týp 2.

Do phải điều trị thường xuyên và kéo dài suốt đời nên kinh phí rất tốn kém cho người bệnh. Trong khi nước ta có nhiều loại thảo dược, nhiều bài thuốc dân gian đã được dùng từ lâu đời, có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng bệnh đái tháo đường và có giá thành rẻ. Năm 1980, ủy ban chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới về bệnh đái tháo đường đã khuyến nghị nghiên cứu sản xuất các thuốc uống từ thảo mộc của y học cổ truyền để điều trị bệnh đái tháo đường.

Quan điểm của Y học cổ truyền về Đái tháo đường

Sơ lược chứng tiêu khát qua các y văn:

Bệnh cảnh của Đái tháo đường được miêu tả trong chứng Tiêu khát của y học cổ truyền với các các đặc điểm: thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, người mệt mỏi (còn gọi là “tam đa nhất thiểu”) .

Bệnh được phát hiện và mô tả sớm từ thế kỷ thứ IV-V trước công nguyên. Trong Hoàng đế Nội kinh tố vấn gọi là chứng “tiêu” hay “tiêu khát” là phế tiêu, cách tiêu, tiêu trung. Sách cũng ghi cách phòng, chữa và cần chế độ ăn uống cho thích hợp.

Sách Linh khu có ghi: “Ngũ tạng nhu nhược dễ bị bệnh tiêu”.

Trong Đan Khê tâm pháp có ghi: “tửu lượng không tiết độ, luôn thèm các món nướng, béo làm hỏa bốc lên, tạng phủ nóng ran, táo nhiệt rất thịnh, tân dịch tiêu hết, khát nước uống nhiều mà không biết tự hạn chế.”

Trong Nội kinh ký bệnh luận ghi: “người ăn nhiều của ngon ngọt nên béo phì. Béo phì làm cho người nóng bên trong, ngọt làm cho đầy ứ bên trong cho nên khí thường dư dật bốc lên làm thành chứng khát”.

Tố vấn phục trung luận: “phàm nóng bên trong tức là tiêu hao trong đều là những người giàu có phong lưu… Tình chí không điều hòa, uất hỏa thương âm. Tinh thần bị kích thích, uất nộ thương can, can khí uất kết, uất lâu thành hỏa, hỏa nhiệt cường thịnh, trên thì như thiêu đốt, dưới thì tiêu hao thận dịch. Can sơ tiết thái quá thận bị bế tàng mất chức năng quản lý hỏa bốc lên trên tân dịch lại tiết xuống dưới… mà sinh bệnh tiêu khát”.

Sách Linh khu thiên ngũ biến ghi: “Bên ngoài tâm khí uất kết, uất hóa ra hỏa. Tâm hoả xung thịnh nên tâm tỳ tinh huyết đều bị hao tổn, tỳ âm hao mòn, thủy hỏa không điều hòa phát sinh tiêu khát”.

Sách Y tôn dĩ nhiệm – chứng tiêu có ghi: “Tâm tư quá độ nên tâm hỏa thừa, tỳ vị táo mà thận không cứu được đó là nguyên nhân trọng yếu phát bệnh tiêu khát” .

Lưu Hà Gian tam tiêu luận có ghi: “Bệnh tiêu khát là tiêu loạn tinh thần, quá đáng quá mức độ, do táo nhiệt uất thịnh mà sinh ra”.

Trương Trọng Cảnh ghi trong Kim Quỹ yếu lược: “Con trai mắc bệnh tiêu khát tiểu tiện nhiều, nếu uống một đấu cũng đái ra một đấu”, “khát mà uống nhiều, tiểu tiện sác, không có mỡ, tựa như hạt cám ngọt đều là bệnh tiêu khát”.

Như vậy, người xưa đã thấy được các trường hợp có nước tiểu ngọt cùng với bệnh cảnh lâm sàng ăn nhiều, uống nhiều,… xếp vào chứng tiêu khát.

Bệnh nguyên, bệnh cơ chứng tiêu khát:

Theo sự ghi chép qua các thời đại, thấy có nhiều yếu tố liên quan tới chứng tiêu khát. Yếu tố thứ nhất là tiên thiên bất túc, chỉ nguyên khí bị hư­. Yếu tố thứ hai là hậu thiên: do điều kiện ăn uống thất thư­ờng, quá no hay quá đói, ăn quá nhiều chất béo ngọt. Yếu tố hậu thiên cũng cần kể tới là quá trình sống, trạng thái tinh thần không ổn định, căng thẳng quá mức kéo dài (lo lắng, bực tức, buồn phiền, kinh sợ). Các nguyên nhân này hay gặp ở ngư­ời cao tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh có khi có một như­ng đa số là nhiều nhân tố phối hợp:

  • Tiên thiên bất túc:

Do tiên thiên bất túc hoặc thiên quý suy làm âm tinh h­ư tổn, hư­ nhiệt sinh ra l­ưu tích lại làm cho phần âm đã h­ư càng h­ư hơn, bức bách làm cho hỏa (hỏa của thận hư­) thư­ợng lên mà sinh khát, uống nư­ớc nhiều vào tiểu tiện ra ngay, n­ước tiểu đặc nh­ư cao, đi nhiều lần.

Chứng tiêu khát phát ra ở thư­ợng tiêu là bệnh phế – đại trư­ờng có chủ chứng là khát n­ước nhiều.

Chứng tiêu khát phát ra ở trung tiêu là bệnh của tỳ – vị. Chủ chứng là thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy khô vì vị hỏa nung đốt, vị h­ư lâu ngày tổn hại tỳ đ­ưa đến tỳ khí hư­.

Hỏa nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt chân âm, nếu có tiên thiên bất túc (thận âm h­ư sẵn hoặc thiên quý đã suy) âm tinh hao tổn lại kết hợp hỏa nhiệt sinh ra chứng tiêu khát ở hạ tiêu. Âm tổn đến dư­ơng lâu ngày dẫn đến thận dư­ơng hư­.

  • Do ăn uống không điều độ:

Do ăn quá nhiều chất béo ngọt hoặc uống quá nhiều rư­ợu, ăn nhiều đồ xào nư­ớng lâu ngày nung nấu tích nhiệt ở vị, nhiệt tích lâu ngày làm đói nhiều thèm ăn, thức ăn tiêu nhanh cứ thế rồi hoá hỏa thiêu đốt tân dịch gây bệnh ở trung tiêu.

Ngoài ra nhiệt tích ở vị còn ảnh h­ưởng làm khô phế âm, phế táo làm cho chức năng túc giáng bị rối loạn, không phân bố đ­ược chất tinh vi của thức ăn đi toàn thân làm cho ngư­ời gầy. Nhiệt tích ở vị cũng làm tổn thư­ơng thận âm làm rối loạn chức năng cố nhiếp gây nên tiêu khát.

  • Do thất tình:

Do tình chí thất điều, suy nghĩ căng thẳng thái quá, lao tâm lao lực quá độ mà nghỉ ngơi không đ­ược đầy đủ lâu ngày làm cho ngũ chí cực uất mà hoá hỏa. Hỏa sinh ra thiêu đốt phần âm của phủ tạng, làm tổn th­ương phần âm của vị, của phế, của thận làm cho vị nhiệt, phế táo và thận hư­, ảnh hư­ởng đến chức năng túc giáng của phế không phân bố chất tinh vi ra toàn thân mà đi thẳng xuống bàng quang. Thận là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc cũng bị rối loạn sinh chứng miệng khát, uống nhiều và tiểu nhiều ra nư­ớc ngọt. Sách Nội kinh viết: “Hai kinh dư­ơng là kinh Thủ dương minh đại trư­ờng chủ về tân dịch, kinh Túc dư­ơng minh vị chủ về tinh huyết. Nay hai kinh ấy nhiệt kết thì tân dịch khô, huyết cạn làm ra tiêu khát”.

  • Do phòng lao quá độ làm thận tinh khuy tổn:

Do đam mê tửu sắc, sinh hoạt bừa bãi, gây mệt nhọc quá. H­ư hoả sẽ sinh do thuỷ kiệt hoá sinh, lại làm thuỷ kiệt thêm cuối cùng thận hư­, phế táo, vị nhiệt, do đó xuất hiện tiêu khát. Trong Thiên kim ph­ương tiêu khát có ghi: “Đ­ương thời trai tráng khoẻ mạnh không nên tiếc những cuộc khoái lạc tình dục cực lực ở phòng trung làm hao tổn tuổi trư­ởng thành, làm thận hư­ khí kiệt. Chính do phòng thất không giữ gìn tiết độ để đến nỗi nh­ư vậy. Phòng thất quá độ, thận tinh hao tổn gây nên bệnh tiêu khát”.

  • Do dùng nhiều thuốc ôn táo:

Dùng thuốc ôn táo kéo dài hao tổn chân âm. Y văn xư­a ghi chép lại có người thích dùng ph­ương thuốc “Tráng dư­ơng chí thạch” là loại thuốc rất táo nhiệt, làm hại chân âm và sinh tiêu khát. Ngày nay không dùng thạch dư­ợc để uống, muốn tăng hoạt động tình dục thì dùng thuốc táo tráng d­ương, lại uống kéo dài sẽ sinh táo thấp phát sinh ở trong, âm dịch hao tổn nên sinh tiêu khát.

Tuệ Tĩnh đã từng nói về chứng tiêu khát như sau: Bệnh ở thượng tiêu là phế: uống nhiều ăn ít, đại tiểu tiện bình thường là do tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát; bệnh ở trung tiêu là do vị: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện vàng đỏ do vị huyết nhiệt, đồ ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hỏa nung thì chất nước táo mà sinh ra khát; bệnh ở hạ tiêu là thận: tiểu tiện đục đặc như cao, phiền khát, uống nước nhiều, dần dần vành tai đen xám, tiểu tiện đi luôn. Nếu ăn được sẽ phát mụn nhọt ghẻ lở ở lưng, nếu không ăn được bênh sẽ truyền vào trong và bụng đầy trướng.

Các thể bệnh và điều trị chứng tiêu khát .

  Tiêu khát tuy được chia ra 3 biểu hiện bệnh cảnh: thượng tiêu (phế), trung tiêu (vị), hạ tiêu (thận) song gốc vẫn là âm hư, trong 3 tạng bị bệnh dù bệnh đang diễn biến ở tạng nào vẫn có ảnh hưởng đến thận âm.

Trên lâm sàng thường có các biểu hiện bệnh cảnh như sau:

  • Tiêu khát thể thượng tiêu (phế âm hư)
  1. Triệu chứng: Khát nư­ớc nhiều. Uống nhiều, uống đ­ược nư­ớc thì đi tiểu ngay, lượng nư­ớc tiểu nhiều. Mồm miệng khô, họng khô, đàm khô v­ướng, đàm đặc dính. Lư­ỡi khô, đầu và rìa lư­ỡi hồng, rêu l­ưỡi vàng mỏng. Mạch hồng sác.
  2. Pháp điều trị: Thanh nhuận phế nhiệt, sinh tân chỉ khát.
  3. Phương thuốc: “Thanh thương chỉ tiêu đơn”.

Mạch môn, Nhân sâm, Sinh địa, Phục linh, Kim ngân hoa

Mạch môn
Mạch môn
sinh-dia-hoang
Sinh địa
phục linh
phục linh

 

Phân tích bài thuốc:

Phương thuốc này trọng trị phế kim, dùng Mạch môn phối hợp Phục linh để tả tâm hoả và thanh phế hoả, lại dùng Nhân sâm để hỗ trợ nguyên khí của phế để thanh hoả mà không làm tổn thương đến thổ. Sinh địa để bổ thận thủy, thủy vượng lên để cứu phế kim đang khô ráo, giúp phế khí tự sinh làm cho hết khát, ngoài ra dùng Kim ngân hoa vừa giải độc mà lại tư âm để ngăn ngừa hoả đốt.

  • Tiêu khát thể trung tiêu (âm hư, vị nhiệt).
  1. Triệu chứng: Ăn nhiều mau đói, ăn vào khát có giảm, không ăn khát lại tăng lên. Khát nư­ớc nhiều, uống nhiều vô chừng. Ngư­ời gầy, nóng nảy bứt rứt, da nóng. Phân khô, táo bón. Rêu lư­ỡi vàng khô. Tiểu tiện nhiều. Mạch hoạt thực.
  2. Pháp điều trị: Thanh vị tăng dịch tư âm.
  3. Phương thuốc: “Bế quan chỉ khát phương”

Thạch cao              Sinh địa

Huyền sâm           Mạch môn.

Thạch cao
Thạch cao
Huyền sâm
Huyền sâm

Phân tích:

Bệnh lý là vị âm hư, dùng Thạch cao là tả hỏa nên phải dùng Sinh địa hỗ trợ để bù vào sự thiếu hụt của chân âm và bổ thận thủy qua đó ngăn chặn thận hỏa động, thận hỏa không động giúp vị hỏa không thoát, điều tiết vị âm. Dùng Huyền sâm để giúp bổ chân âm của tâm thận và Mạch môn để dưỡng phế âm sinh tân chỉ khát và bổ ích phế khí, gián tiếp hỗ trợ cho trung tiêu.

  • Tiêu khát thể hạ tiêu (thận âm hư)
  1. Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần, lư­ợng nhiều, uống bao nhiêu tiểu ra bấy nhiêu. N­ước tiểu như­ cao, vị ngọt, không cặn. Khát, uống nhiều. Ngũ tâm phiền nhiệt. Đầu váng, mệt mỏi, lư­ng đau gối yếu. Mặt nóng, môi đỏ, lưỡi khô đỏ. Mạch trầm trì sác.
  2. Pháp điều trị: Tư bổ thận âm, sinh tân thanh nhiệt
  3. Phương thuốc: “Lục vị địa hoàng hoàn gia vị”

Sinh địa                Sơn thù

Phục linh              Hoài sơn

Đan bì                  Trạch tả

Phòng bệnh tiêu khát

Phòng bệnh khi chưa mắc bệnh .

Cơ thể khi cha mẹ sinh ra vốn đã yếu (tiên thiên bất túc) cần được chăm sóc hợp lý. Quan trọng nhất là chế độ ăn, cho ăn sao vừa đủ các thành phần đạm, đường, mỡ, vitamin, muối khoáng không thiếu, không thừa “ăn nhiều quá cũng như ăn không đủ”. Tránh lạnh, tránh nóng quá, tránh chỗ bụi bẩn. Khi đến tuổi đi học cần hướng dẫn các cháu học vừa ngoài chế độ ăn, cần tập thể dục theo các bài học ở trường. Khi ở tuổi thanh niên, trung niên cũng cần tìm cho mình bài tập thể dục, có thể tập thái cực quyền…Cần rèn luyện để có nghị lực sao cho có chế độ ăn uống lao động theo một nhịp điệu, không làm quá sức, không ăn uống quá nhiều hay quá đói. Khi những người này không may bị ốm cần chữa sớm và chữa đúng để không làm tổn thương thêm khí huyết.

Người có thể trạng béo cần điều chỉnh chế độ ăn: ăn chất nghèo năng lượng như rau, đậu, giảm ăn đường mỡ, giảm bia rượu. Chế độ ăn giảm đường mỡ kết hợp với luyện tập thường xuyên. Trong luyện tập chú ý động tác gập chân vào bụng hay ngồi duỗi thẳng hai chân gập đầu xuống 2 khớp gối, mỗi ngày tập 30 đến 40 phút. Ở nơi sống và làm việc cần tránh ẩm thấp. Nếu thực hiện các biện pháp trên mà chưa giảm cân thì nên giảm bữa, ngày ăn 2 bữa chứ không ăn 3 bữa như bình thường, ăn bữa sáng và bữa tối hoặc bữa sáng và bữa chiều.

Người tuổi trung niên trở lên đến người cao tuổi cố gắng tạo ra chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý. Tránh lao động nặng nhọc kéo dài gây căng thẳng. Tránh sinh hoạt thất thường, tránh thức quá khuya hay dậy quá sớm, tránh lao động quá sức, tránh các tác động xấu của môi trường như quá ồn, quá bụi, lạnh ẩm. Các mối quan hệ gây buồn, lo nghĩ, tức giận, kinh sợ, kéo dài tất cả trạng thái tâm thể đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của lục phủ ngũ tạng như: buồn quá hại phế, lo nghĩ hại tỳ, tức giận quá hại can, kinh sợ quá hại thận v.v.

Khi những người này không may mắc phải bệnh ở phế, ở tỳ vị hay ở thận có biểu hiện như hay ho, gặp lạnh, sổ mũi hắt hơi, dễ ra mồ hôi hoặc là đầy bụng, đau nóng rát bụng vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua, chóng đói hoặc là đau lưng, ù tai, đái nhiều cần được khám bệnh và chữa sớm, chữa triệt để.

Phòng bệnh khi đã mắc bệnh .

Khi đã mắc bệnh Đái tháo đường, cần bình tĩnh đừng quá lo lắng buồn phiền bởi lo lắng buồn phiền chính là yếu tố làm bệnh càng phức tạp hơn. Kết quả của việc điều trị Đái tháo đường týp 2 phụ thuộc rất nhiều vào nghị lực của người bệnh.

Ba yếu tố cần được lưu tâm đó là:

– Chế độ lao động (trí óc và chân tay) cần vừa sức, không quá căng thẳng, quá mệt mỏi vì công việc.

– Chế độ ăn uống được tiết chế đúng mức. Không ăn nhiều thịt cá, thay đạm động vật bằng đạm thực vật như các loại đậu. Hạn chế ăn quả có đường như nhãn, mít, dứa, cam…không ăn đường và mía, củ cải đường, nước cây thốt nốt, hồng, na, chuối, mãng cầu, chôm chôm, vú sữa. Các loại quả ăn được như nho, củ đậu, củ mài, quả thanh long, mắc coọc, lê, dưa hấu, quả trứng gà, khế.

– Chế độ sinh hoạt: tạo không khí vui tươi, thoải mái, tránh căng thẳng, chọn lọc cho mình một bài tập thể dục vừa sức, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

Thời tiết thay đổi thất thường nên phòng bị lạnh, bị mưa để tránh các bệnh do thời tiết, khí hậu gây ra làm suy giảm sức đề kháng. Việc dùng thuốc điều trị cần cân nhắc kỹ, không nên lạm dụng thuốc.

0/50 ratings
Bình luận đóng