Bạn có bị béo phì không ?

Béo phì – đại nạn của Thế kỷ 21. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh béo phì theo dự đoán sẽ chiếm 1/6 dân số thế giới trong thế kỷ 21 này.

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ có vai trò thúc đẩy sự hình thành và phát triển của bệnh vữa xơ động mạch, một bệnh nền móng của nhiều bệnh tim mạch và Tăng huyết áp, là tình trạng tích luỹ quá nhiều mỡ trong cơ thể. Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… là những bệnh có liên quan đến tình trạng béo phì. Kết luận của các nhà khoa học cho thấy, nếu người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc thì sẽ làm tăng gấp bội nguy cơ mắc bệnh và tử vong do các bệnh tim mạch. Béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường nếu kết hợp trên cùng một bệnh nhân đã được coi là “Bộ tứ gây tử vong”.

Hình ảnh người béo phì
Hình ảnh người béo phì

Cùng với bệnh tim mạch, ung thư, AIDS thì béo phì cũng là một trong bốn căn bệnh được coi là bệnh của thế kỷ mới này.

Khi nào được coi là béo phì?

Có nhiều công thức đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể:

  1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người ta lấy chỉ số thân khối Body mass index (BMI) được tính theo công thức: là thương số của trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) với bình phương chiều cao (tính bằng m).

Cân nặng (kg)

BMI = ————————

Chiều cao (m)2

Theo công thức trên:

  • Thân hình lý tưởng: BMI từ 18,5 – 24,9.
  • Dư cân: BMI từ 25 – 29,9.
  • Béo phì vừa phải: BMI từ 30 – 34,9.
  • Béo phì nghiêm trọng: BMI từ 35 – 39,9.
  • Béo phì rất nghiêm trọng: BMI >40.
  • BMI <20 là suy dinh dưỡng độ 1.
  • BMI từ 16 – 18 là suy dinh dưỡng độ 2.
  • BMI <16 là suy dinh dưỡng độ 3.

Ví dụ: Nam giới cao 160cm, cân nặng 70kg, BMI được tính theo công thức trên sẽ là 27,34. So với tiêu chuẩn trên đã quá 2,34, được coi là người béo.

Kiểm soát cân nặng để tránh béo phì
Kiểm soát cân nặng để tránh béo phì

2. Theo công thức Lo – van – xơ, cân nặng lý tưởng được tính bằng công thức sau:

[Chiều cao (tính bằng cm) – 100] – [(Chiều cao (tính bằng cm) – 150): 4]

Ví dụ: Người cao 160cm, cân nặng 70kg, cân nặng lý tưởng của cơ thể sẽ là:

(160 – 100) – (160 – 150):4 = 57,5

Như vậy 57,5 là cân nặng lý tưởng, dưới chỉ số trên là gầy, trên chỉ số trên là béo. Trong trường hợp này, người đó đã dư 12,5kg.

  1. Theo công thức tính chỉ số WHR: là thương số của số đo vòng eo và phần lớn nhất của mông.

Theo các chuyên gia thì khi chỉ số WHR lớn hơn hoặc bằng 0,85 ở nữ và 0,95 ở nam là đã biểu thị tình trạng nguy kịch về sức khoẻ. Khi chỉ số trên càng lớn thì tình trạng sức khoẻ ngày càng xấu đi.

Nguyên nhân dẫn đến béo phì:

  • Do khẩu phần ăn không cân đối: Thường gặp ở người hay ăn vặt, ăn quá dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Stress cũng được coi là một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ăn uống vô độ.
  • Thường gặp ở người ít hoạt động thể lực do thói quen nghề nghiệp phải ngồi nhiều, do nếp sống, do đặc thù nghề nghiệp…
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể gặp do sử dụng thuốc: Một số thuốc như corticoid (Dexamethasone, Prednisolon, K – cort…), nội tiết tố nam, thuốc tránh thai… có tác dụng gây giữ nước, tăng chuyển hoá… làm béo phì.
  • Tình trạng rối loạn nội tiết thường gặp ở cả hai phái.

    Ăn quá dư thừa so với nhu cầu của cơ thể
    Ăn quá dư thừa so với nhu cầu của cơ thể

Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, người ta thấy nhiều người béo trong một gia đình.

Tác hại của béo phì:

  1. Tác hại trước hết là ảnh hưởng đến tim mạch như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp. Một nghiên cứu tại bang Massachusett (Mỹ) trong khi theo dõi liên tục 26 năm cho 5.209 người tại vùng Framingham đã đưa ra kết luận, nếu bạn càng nặng hơn tiêu chuẩn trọng lượng cho phép thì càng có thể mắc các chứng bệnh tim mạch hoặc chết non.

Ngoài ra, người béo phì còn mắc một số bệnh khác như đái tháo đường, sỏi mật, thông phong, ung thư… chiếm tỷ lệ cao hơn so với người có cân nặng bình thường.

Hậu quả của béo phì
Hậu quả của béo phì

Đái tháo đường là căn bệnh thường đi kèm với béo phì. Xu hướng chung hiện nay, bệnh béo phì phổ biến hơn so với trước đây, vì vậy số người mắc bệnh đái tháo đường cũng tăng theo.

  1. Hệ thống cơ, xương, khớp cũng ảnh hưởng dẫn đến viêm xương khớp như viêm khớp háng, khớp gối, đau lưng…
  2. Giảm tuổi thọ: Tuổi thọ giảm so với người bình thường. Nếu một người 45 tuổi với 11,3kg trọng lượng thừa thì triển vọng tuổi thọ sẽ giảm từ 80 xuống còn 60 tuổi. Nếu người đó giảm được cân nặng xuống cân nặng lý tưởng thì cũng giảm thiểu được nguy cơ chết non. Một nghiên cứu khác của Mỹ được thực hiện trên 115.000 y tá trong 15 năm đã đưa ra kết luận, những người thừa cân thường mắc bệnh tim mạch và chết non.
  3. Tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng có liên quan đến tình trạng béo phì.

Kết quả một nghiên cứu chung của Mỹ và Thụy Điển cho thấy béo phì và Tăng huyết áp có liên quan đến ung thư thận. Tỷ lệ bệnh nhân béo phì ung thư thận tăng gấp đôi so với người gầy.

  1. Bệnh sỏi mật gia tăng ở người béo phì do sự gia tăng hình thành sỏi cholesterol.
  2. Rối loạn thông khí phổi cũng thường gặp ở người béo phì với những cơn ngừng thở do tắc nghẽn lúc ngủ, có thể dẫn đến hậu quả giảm oxy máu, tăng CO2 trong máu dẫn tới tử vong. Khối mỡ thừa ở phần ngực và dưới cơ hoành gây cản trở quá trình hô hấp dẫn đến viêm phế quản.
  3. Rối loạn nội tiết: ở nam giới thường gây suy giảm nội tiết tố sinh dục nam, do vậy dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt: thưa kinh, có nhiều vòng kinh không rụng trứng, có khi vô kinh, mãn kinh sớm…
  4. Giảm ham muốn hoạt động tình dục, hoạt động tình dục khó khăn nhất là khi cả 2 vợ chồng đều quá béo, thai nghén thường già tháng ở người quá béo, sinh nở thường khó khăn do thai to hơn bình thường…

Cách điều trị béo phì hiệu quả ?

Chắc chắn đây là một câu hỏi được nhiều người đặc biệt quan tâm. ở Mỹ, chương trình giảm cân tại cộng đồng đã làm giảm tỷ lệ mới mắc bệnh tăng huyết áp ở 25% người da đen, 50% người da trắng.

Có nhiều biện pháp để giảm béo nhưng phải nói rằng giảm cân là một quá trình lâu dài. Trước hết, cần tiết chế chế độ ăn, nên ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn đường và các thức ăn có đường như bánh kẹo, giảm khẩu phần ăn. Ví dụ: một người béo phì nếu ăn bình quân mỗi ngày 2500 Kcalo thì nên ăn hạn chế ở mức 1000 Kcalo. 3500 Kcalo tương đương với 454g mỡ của cơ thể. Sau mỗi tuần lễ, người đó sẽ giảm được 1kg thể trọng do cơ thể bắt buộc phải huy động lượng mỡ dự trữ đáp ứng với nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người ta khuyên nên giảm lượng thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat bằng cách giảm thức ăn bột đường đến mức thấp nhất, ăn tăng protein và nên ăn ít chất béo. Chất béo nằm lâu tại dạ dày sẽ tạo cho bạn cảm giác no bụng. Cách tốt nhất để giảm cân là ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi (loại không ngọt). Tránh ăn bánh kẹo và các hoa quả nhiều đường như mít, nhãn, vải… Nên ăn thịt, cá là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn của người bị béo phì
Chế độ ăn của người bị béo phì

Vấn đề tiết thực cần được hiểu không phải là một chế độ kiêng khem quá mức. Để duy trì hoạt động sống, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng, vitamin… Kiêng khem quá mức có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Nhịn đói là một việc làm không cần thiết và rất có hại cho cơ thể.

  • Tập luyện thể lực hàng ngày là việc cần thiết. Có thể gia tăng những hoạt động trong ngày như đi bộ, đi chợ, giặt giũ, làm vệ sinh trong nhà còn có kết quả tốt hơn một liệu trình tập thể hình 3 lần/tuần. Đây là kết luận của một nghiên cứu được thực hiện trên 40 phụ nữ trong 16 tuần.
  • Sử dụng thuốc cần theo chỉ định của thầy thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Có nhiều thuốc có tác dụng giảm béo, tuy nhiên có thể gây nhiều tai biến tim mạch… Người ra thấy rằng, giảm được béo đã khó mà duy trì tình trạng giảm cân lâu dài cũng rất khó.
  • Nghiên cứu của Bác sĩ Abdul Dullô – Viện Đại học Geneve Thụy Sỹ cho thấy, chè xanh giúp tiêu hao nhiều năng lượng hơn, kể cả năng lượng rút ra từ lượng mỡ dự trữ của cơ thể. Vì vậy, chè xanh đã được coi là một dược chất nhằm giảm cân cho những người mắc bệnh béo phì.
  • Không nên uống dấm để giảm béo, điều đó chỉ mang lại tai họạ cho bạn mà thôi: Viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày tá tràng… sẽ chờ đón bạn nếu coi uống dấm là biện pháp giảm cân của mình.
  • Cuối cùng, trước khi bạn thiết lập chương trình giảm béo cho chính mình hãy đặt bút tính chỉ số BMI của mình là bao nhiêu. Chỉ nên bắt đầu chương trình giảm cân khi BMI của bạn đã ở mức độ vượt quá mức bình thường. Các nhà khoa học Mỹ đã kết luận: Tập luyện và nhịn ăn để giảm cân ở người có cân nặng bình thường là rất nguy hại tới sức khoẻ.

Chế độ ăn cho người béo phì như thế nào?

Theo báo Nga “ở nước ngoài”, Elizabeth Dout – một chuyên gia về dinh dưỡng của trường Đại học Tổng hợp Washington đã có lời khuyên người béo phì nên chọn chế độ ăn kiêng kéo dài. Đây là xu hướng chung của tất cả các nhà dinh dưỡng học hiện đại. Có những chế độ ăn cho kết quả giảm cân nhanh chóng, có thể giảm 3 -5kg/tuần. Tuy nhiên khi người bệnh quay trở lại ăn uống bình thường thì mức cân lại tăng trở lại như cũ.

Nguyên tắc chung của chế độ ăn giảm cân thường là không có glucid
Nguyên tắc chung của chế độ ăn giảm cân thường là không có glucid

Nguyên tắc chung của chế độ ăn giảm cân thường là không có glucid hoặc với một lượng lớn chất lỏng, hoặc có chế độ ăn cân đối các chất nhưng phải bắt buộc giảm về số lượng…

Một số nguyên tắc chung cho người ăn kiêng để giảm béo:

Không bao giờ được nhịn ăn sáng. Ăn sáng có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày và giảm cảm giác đói, giảm sự ngon miệng… Nên ăn sữa chua và các sản phẩm của sữa, ngũ cốc.

Hãy uống nhiều nước. Ngày uống trung bình 1,5 lít nước có tác dụng đào thải bớt chất độc ra ngoài cơ thể.

Ăn uống cần điều độ, không nhịn đói, không bỏ bữa.

Ăn chậm nhai kỹ. “Ăn như uống, uống như ăn”.

Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hơn thịt.

Không uống rượu, kể cả uống ít.

Không ăn vặt giữa các bữa ăn chính.

Không ăn đêm.

Trước khi ăn kiêng, bạn hãy tính thử xem mình có thật sự mắc bệnh béo phì hay không ?

Nếu không phải là béo phì, ăn kiêng chỉ có hại cho sức khỏe
Nếu không phải là béo phì, ăn kiêng chỉ có hại cho sức khỏe

Nếu không phải là béo phì, ăn kiêng chỉ có hại cho sức khỏe của bạn mà thôi.

16 lời khuyên để tránh cảm giác đói cho người ăn kiêng giảm béo

Báo Nga “Những bí ẩn về chữa bệnh” dành cho bạn, những người ăn kiêng để giảm béo 16 lời khuyên chân thành của các nhà nghiên cứu về ăn kiêng Đức. Bạn hãy áp dụng thử xem.

  1. Ăn ngon miệng không có nghĩa là bị đói.
  2. Không nên nhịn ăn sáng.
  3. Cẩn thận với nước sốt cà chua vì có lượng đường cao.
  4. Không ăn uống nhiều đồ ngọt.
  5. Nên viết nhật ký ăn uống.
  6. Nên ngửi trước khi ăn.
  7. Nên ăn với nhịp độ vừa phải.
  8. Đừng để cơ thể bạn đói cồn cào.
  9. Nên uống nước nhiều hơn. Uổng nhiều nước làm cho cơ thể bốt cảm giác đói hơn.
  10. Nên ăn nhiều trái cây tươi.
  11. Nên ăn chậm nhai kỹ.
  12. Không nên buồn chán.
  13. Nên cân nhắc trước khi ăn.
  14. Nên đi dạo mát mỗi ngày.
  15. Không nên đi qua cửa hiệu bán bánh kẹo để tránh xa sự cám dỗ.
  16. Nên kiên trì.

Xem tiếp

  1. Thực đơn giảm cân hiệu quả nhanh, khoa học
  2. Béo phì ở trẻ em
0/50 ratings
Bình luận đóng