Chứng giả nhược năng tuyến cận giáp (hội chứng Albright-Martin)

Tên khác: giảm calci huyết mạn tính thể trạng (hoặc vô căn), hội chứng Albright-Martin Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Xét nghiệm cận lâm sàng Điều trị Định nghĩa Bệnh hiếm gặp do các tế bào thận và xương bẩm sinh kháng tác động (không cảm ứng vớitác động) của hormon tuyến cận giáp trạng. Căn nguyên Chưa rõ. Những tuyến cận giáp trạng đều bình thường hoặc tăng sản (hormon tuyến cận giáp bình thường hoặc tăng), nhưng những ống thận và xương không đáp ứng với tác … Xem tiếp

Các phương pháp đánh giá chức năng tuyến giáp

Mục lục GIỚI THIỆU ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG ĐÁNH GIÁ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TUYẾN GIÁP CHỌC HÚT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ (FNAC) NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ GIỚI THIỆU Hormon chính được tuyến giáp tiết ra là thyroxin (T4), được chuyển thành triiodothyronin (T3) mạnh hơn bởi enzym deiodinase trong nhiều mô. Cả hai loại trên đều gắn không vĩnh viễn với protein huyết tương, chủ yếu là globulin gắn thyroxin (TBG), và cả prealbumin gắn thyroxin (TBPA) và albumin. Chỉ có phần tự … Xem tiếp

Béo phì là gì và công thức đo mức độ béo phì

Béo phì là tình trạng lượng mỡ của cơ thể quá thừa gây các vấn đề nội khoa nghiêm trọng. Do trọng lượng cơ thể dễ được cân đo và có mối tương quan khá tốt với lượng mỡ trong cơ thể, tăng quá mức trọng lượng cơ thể thường được sử dụng như một chỉ số để phân loại béo phì. Béo phì được kết hợp với rất nhiều vấn đề sức khỏe quan trọng, như bệnh đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, các vấn đề chỉnh … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị hội chứng TURNER ở trẻ em

Hội chứng Turner là bệnh gây nên do thiếu một nhiễm sắc thể X hoặc rối loạn cấu trúc của nhiễm sắc thể X ở bệnh nhân nữ, được Turner mô tả 1938. CHẨN ĐOÁN Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Biểu hiện lâm sàng Bệnh biểu hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh: Chiều dài lúc sinh thường ngắn hơn 45cm. Có dấu hiệu phù bạch huyết ở mu tay và mu chân. Cổ ngắn. Thừa da ở cổ. Nếu bệnh nhân đến muộn thì … Xem tiếp

Suy tuyến yên

Mục lục I. ĐẠI CƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN III. CHẨN ĐOÁN IV. ĐIỀU TRỊ SUY TUYẾN YÊN I. ĐẠI CƯƠNG Suy tuyến yên là sự giảm tiết các hormon tuyến yên có thể do bệnh của tuyến yên hoặc do bệnh ở vùng dưới đồi (hypothalamus) giảm tiết các hormon giải phóng, vì vậy sẽ làm giảm tiết các hormon tuyến yên tương ứng. Triệu chứng lâm sàng suy tuyến yên phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như typ và mức độ thiếu hụt hormon. Người bệnh có thể không … Xem tiếp

Bệnh U tuyến độc của tuyến giáp

I.   ĐẠI CƯƠNG U tuyến độc tuyến giáp (bệnh Plummer) là tình trạng cường chức năng tuyến giáp với sự gia tăng sản xuất hormon giáp do u tuyến tự động (autonomous adenoma). Nguyên nhân và cơ chế chưa rõ. Có thể liên quan đến đột biến gen của thụ thể TSH làm tăng hoạt động nang tuyến mà không liên quan với TSH. Một cơ chế khác có thể là u tuyến tự động thường phối hợp với đột biến gen protein G (gen G protein). Plummer (1913) là … Xem tiếp

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường

I.   ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ BỆNH Đặc điểm Đây là hội chứng thường gặp ở người mắc đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam. Bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao ngay cả khi được cấp cứu ở những trung tâm có đầy đủ phương tiện và có những chuyên gia giỏi, nếu có qua khỏi cũng thường để lại di chứng. Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng glucose máu không nhiễm toan ceton có thể gặp ở người … Xem tiếp

Bệnh mạch vành ở người bệnh đái tháo đường

Các khuyến cáo Sàng lọc •          Ở những bệnh nhân không có triệu chứng, việc sàng lọc bệnh mạch vành (BMV) thường xuyên là không cần thiết bởi nó không giúp làm cải thiện các kết quả cũng như việc điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch. A Điều trị •          Ở các bệnh nhân có bệnh tim mạch trước đó, sử dụng aspirin và statin (nếu không chống chỉ định) A và cân nhắc sử dụng các thuốc ức chế men chuyển C nhằm giảm nguy cơ … Xem tiếp

Viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto (viêm tuyến giáp tự miễn)

Tên khác: bệnh Hashimoto, viêm tuyến giáp tự miễn, viêm bướu cổ u lympho, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Xét nghiệm cận lâm sàng Xét nghiệm bổ sung Chẩn đoán phân biệt với những trường hợp dưới đây Điều trị Định nghĩa Bệnh viêm mạn tính tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn, với đặc điểm xuất hiện dần dần bướu cổ lan toả, không đau và khá chắc (rắn) và những dấu hiệu muộn của nhược năng tuyến giáp. Căn … Xem tiếp

Bướu giáp bình giáp và các nhân tuyến giáp

GIỚI THIỆU Bướu giáp bình giáp được định nghĩa là phì đại tuyến giáp với chức năng giáp bình thường. Có ba dạng: bướu lan tỏa, bướu đa nhân và nhân độc tuyến giáp. Chẩn đoán bướu giáp bình giáp dựa vào sờ thấy tuyến giáp và đánh giá chức năng tuyến giáp. Nếu tuyến giáp to, người khám nên xác định đây là bướu lan tỏa hay đa nhân hoặc có sờ thấy nhân đơn độc hay không. Cả ba dạng của bướu giáp bình giáp đều thường gặp, … Xem tiếp

Các Nguyên nhân gây ra Béo phì

Béo phì là một bệnh lý mạn tính do tình trạng mất cân bằng giữa khẩu phần năng lượng nhập vào cơ thể và tiêu hao năng lượng mà trong tình trạng mất cân bằng này có thể có sự tham gia của cả yếu tố di truyền và môi trường. Các tế bào mỡ Béo phì là một bệnh lý liên quan đến tăng số lượng và kích thước các tế bào mỡ. Một người trưởng thành thể trạng gầy có khoảng 40 tỷ tế bào mỡ, mỗi tế … Xem tiếp

Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu

1. Lipid máu 1.1. Khái niệm Theo Trauber, lipid là các thành phần không tan trong nước, chiết rút được từ tổ chức bởi các dung môi ete, clorofoc hay một số dung môi hữu cơ. Theo định nghĩa hóa học, lipid là những este hoặc amid của acid béo với alcol hoặc aminoalcol . Lipid máu là những thành phần lipid có trong huyết tương, bao gồm: cholesterol, triglycerid, phospholipid và các acid béo tự do . Cholesterol là những lipid trong cấu tạo có nhân sterol. Triglycerid (TG) … Xem tiếp

BỆNH ĐÁI THÁO NHẠT

Mục lục I.   ĐẠI CƯƠNG II.   NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐÁI THÁO NHẠT TRUNG ƯƠNG III.   CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH IV.  . CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT V.  ĐIỀU TRỊ VI.  . THEO DÕI BỆNH NHÂN I.   ĐẠI CƯƠNG Bệnh đái tháo nhạt (ĐTN) là rối loạn cân bằng nước do đào thải qua thận nước không thẩm thấu. Bệnh thường do khiếm khuyết tiết arginine vasopressin (AVP) từ thùy sau tuyến yên (ĐTN trung ương), hoặc do thận không đáp ứng với AVP (ĐTN do thận). ADH được tổng … Xem tiếp

Bệnh Bướu giáp độc đa nhân

I.   ĐẠI CƯƠNG Bướu giáp độc đa nhân là bướu giáp không đồng nhất bên cạnh tổ chức lành mạnh thường phối hợp với nhiều cấu trúc tự động gây tăng hoạt giáp như u tuyến độc. Sau Basedow, bướu giáp độc đa nhân là một trong những nguyên nhân thường gặp trong cường giáp. Đây là thể cường giáp đứng hàng đầu xảy ra ở người bệnh lớn tuổi. Thống kê ở Mỹ (1985) ghi nhận tỉ lệ bướu giáp độc đa nhân / Basedow là 1/50. Một điều … Xem tiếp

Hạ glucose máu (đường huyết)

Mục lục I.   ĐẠI CƯƠNG II.   CHẨN ĐOÁN III. ĐIỀU TRỊ CƠN HẠ GLUCOSE MÁU IV. PHÒNG VÀ CHỐNG HẠ GLUCOSE MÁU I.   ĐẠI CƯƠNG Đặc điểm sinh lý Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi lượng glucose huyết tương còn khoảng 2,7-3,3 mmol/l. Nếu glucose huyết tương lúc đói < 2,8 mmol/l (50 mg/dl) là hạ glucose máu nặng, còn khi lượng glucose máu < 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl) đã bắt đầu được xem là có hạ glucose máu. Người bệnh trẻ tuổi có xu hướng biểu … Xem tiếp