Béo phì là tình trạng lượng mỡ của cơ thể quá thừa gây các vấn đề nội khoa nghiêm trọng. Do trọng lượng cơ thể dễ được cân đo và có mối tương quan khá tốt với lượng mỡ trong cơ thể, tăng quá mức trọng lượng cơ thể thường được sử dụng như một chỉ số để phân loại béo phì. Béo phì được kết hợp với rất nhiều vấn đề sức khỏe quan trọng, như bệnh đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, các vấn đề chỉnh hình và bệnh mạch vành. Bên cạnh đó là các vấn đề tâm lý xã hội như bị mọi người chế riễu, bị phân biệt đối xử trong công việc, và hình dáng cơ thể xấu xí. ở trẻ em, béo phì là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa sẽ bị bệnh béo phì khi trưởng thành. Do các yếu tố nguy cơ sức khỏe nói trên cũng như tình trạng tăng nhanh trong tần suất mắc hiện hành của béo phì ở Hoa Kỳ trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây. Béo phì gần đây đã được công bố là một bệnh dịch mang tính toàn cầu. Các quan chức sức khỏe liên bang cũng đã nhận định béo phì là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật có tốc độ phát triển nhanh nhất, và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của các tử vong có thể phòng ngừa được tại nước Mỹ.

Định nghĩa và phân loại

Béo phì thường được định nghĩa và phân loại theo thuật ngữ chỉ số khối cơ thể (BMI), một số đo trọng lượng được điều chỉnh theo chiều cao (Xem Bảng 30-1 để biết phương pháp tính toán), ở người lớn, một đối tượng có BMI từ 25,0 – 29,9 kg/ m2 được coi là quá cân, và một đối tượng có BMI > 30 kg/m2 được coi là béo phì. ở trẻ em và trẻ vị thành niên, do BMI được dự kiến thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ, tình trạng béo phì được xác định dựa trên độ bách phân BMI (BMI percentile) theo tuổi và giới (được dựa trên BMI theo tuổi trên đồ thị tăng trưởng của Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng bệnh tật [CDC’S]),có thể được xem online theo địa chỉ http://www.cdc.gov/nchs/about/major/nhanes/growthchart/ datafiles.htm); với các khuyến cáo gần đây cho thấy BMI trong khoảng 85-95 độ bách phân được phân loại là có tình trạng thừa cân và BMI > 95 độ bách phân sẽ được phân loại là có “tình trạng béo phì”. Đây là một thay đổi so vởi thuật ngữ trước đây được dùng nhằm để tránh làm dụng từ “béo phì” ở trẻ em do có thể tiềm ẩn một hình ảnh bêu xấu trẻ. ở người lớn, tình trạng béo phì được chia nhỏ vào các phân nhóm tùy theo BMI (Bảng 30-2).

Tình trạng béo phì ngày càng gia tăng
Tình trạng béo phì ngày càng gia tăng

Các kết quả từ các Nghiên cứu dịch tễ học quốc gia từ năm 2003 đến 2004 chỉ ra rằng 〜32% người Mỹ trưởng thành bị béo phì, và có thêm 34% số người khác bị thừa cân. Con số này biểu hiện một tần suất mắc hiện hành béo phì tăng hơn gấp đôi so vần tần suất mắc được thấy trong các ước tính tương tự từ năm 1976 đến năm 1980 (15%). Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên độ tuổi từ 2 đến 19, các ước tính mới nhất về tần suất mắc hiện hành cho thấy 17% người trẻ tuổi bị béo phì (tần suất mắc tăng gấp khoảng 3 lần so với năm 1980) và có thêm 17% số người trẻ bị thừa cân. Một số lý do được đưa ra để cắt nghĩa cho sự gia tăng tần suất mắc béo phì bao gồm tăng thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại như xem tivi, giảm thời gian dành cho các hoạt động thể lực, và tăng khẩu phần thức ăn (Xem Các nguyên nhân béo phì).

Công thức để tính khối cơ thể (BMI)

BMI = cân nặng (kg) / chiều cao bình phương (m2)

hoặc BMI = cân nặng (lb) X 703/chiều cao bình phương (in2)

Béo phì được gặp nhiều hơn ở các trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên, người trưởng thành giới nữ của dân Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Phi, và ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên giới nam của dân Mỹ gốc Tây Ban Nha. Hiện còn có ít các thông tin về dịch tễ học liên quan với tình trạng béo phì đối với người Mỹ da đỏ và người dân địa phương vùng Alaska, nhưng các bằng chứng hiện có chỉ ra rằng tình trạng béo phì ở các nhóm đối tượng này được gặp nhiều hơn ở tất cả các nhóm tuổi. Trong toàn bộ quần thể dân chúng, các nghiên cứu dịch tễ gần đây đã không thấy có khác biệt về tỷ lệ béo phì theo giới tính trong các nhóm tuổi.

Diễn biến tự nhiên của bệnh

Tăng cân có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp hơn ở một số độ tuổi và trong những điều kiện nhất định. Cân nặng khi sinh là một yếu tố dự đoán kém cho tương lai sẽ bị béo phì ngoại trừ ở các trẻ có mẹ đái tháo đường là đối tượng có nguy cơ cao hơn sẽ trở nên thừa cân trong cả cuộc đời của họ. Các trẻ nhỏ sẽ có trọng lượng tăng lên gấp ba và lượng mỡ trong cơ thể tăng lên gấp đôi trong năm đầu sau sinh. Các trẻ có trọng lượng nằm ờ giới hạn cao hơn 85% độ bách phân sẽ bị tăng hơn gấp bốn lần nguy cơ béo phì khi so sánh với các trẻ không có thừa cân khi một hoặc cả hai bố mẹ trẻ đều có tình trạng thừa cân. Tình trạng tăng thay vì giảm BMI trong độ tuổi từ 5 đến 7 được kết hợp với nguy cơ sẽ bị béo phì ở tuổi trưởng thành cao hơn. Các trẻ có trọng lượng nằm ở giới hạn cao hơn 95% độ bách phân sẽ có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành tăng cao hơn từ 3 đến 10 lần. ở trẻ vị thành niên, cân nặng trở thành một yếu tố dự đoán tốt hơn cho trọng lượng vào tuổi trưởng thành, với các đối tượng có trọng lượng trong giới hạn trên 95% độ bách phân, nguy cơ bị quá cân vào tuổi trưởng thành sẽ cao hơn gấp 5 đến 20 lần. Bố mẹ có biểu hiện thừa cân ở bất kỳ tuổi nào được cho khi có thai, dùng thuốc ngừa thai uống và mãn kinh là các điều kiện được kết hợp với tăng cân đối với nữ, trái lại chuyển dịch sang lối sống tĩnh tại và ít hoạt động thể lực hơn trong những năm sau này được kết hợp với tình trạng tăng cân ở nam.

0/50 ratings
Bình luận đóng