Triệu chứng:

Giai đoạn đầu thường có hiện tượng thân nhiệt giảm xuống thấp, đổ mồ hôi trộm, người cảm thấy mệt mỏi rã rời, lười ăn, sút cân, kinh nguyệt không đều. Khi phổi bắt đầu có khoảng trống thì ho nhiều, đàm đậm đặc có khi trộn lẫn máu, thỉnh thoảng thấy ngực nhói đau.

Món 1: THỊT BÒ NHỤC QUẾ

Nguyên liệu:

– Thịt bò 2500 gr – nhục quế 10gr – cam thảo 10gr.

Nguyên liệu thịt bò mềm

Cách chế biến:

Thịt bò xắt miếng mỏng trụng qua nước sôi 2, 3 lần cho thịt chín, vớt ra để nguội. Lấy một cái xoong đổ nước thịt (nước lèo) vào để lửa nhỏ. Khi nước sôi sẽ cho thịt bò, nhục quế, cam thảo và các thứ gia vị như muối, gừng, đường… vào. Nấu liên tục 6 tiếng đồng hồ thì mới có thể dùng được.

Cách ăn: Ăn chung với cơm.

Công hiệu: Ôn trung tán hàn.

Món 2:

Nguyên liệu:

  • Địa cốt bì, trần bì, thần khúc mỗi thứ 10gr
  • thịt dẻ tơ 250gr – gan dê 250gr.

    Vị thuốc Địa cốt bì chữa sốt nhẹ kéo dài

Cách chế biến:

Cho địa cốt bì, trần bì và thần khúc vào nồi đất đổ nước vừa ngập, nấu khoảng 40 phút rồi chắt lấy nước bỏ xác. Thịt dê và gan dê xắt mỏng lăn bột khiếm thảo, rồi chiên lên. Sau đó rưới nước thuốc cùng với các gia vị khác (nếu cần) lên là có thể dùng được.

Cách ăn: ăn với cơm mỗi bữa.

Công hiệu: Bổ khí dưỡng thần.

Món 3: CANH THỊT HEO

Nguyên liệu:

– Thịt heo nạc 1000gr – Ngọc trúc 15gr.

Cách chế biến:

Ngọc trúc và thịt heo rửa sạch. Thịt heo xắt miếng mỏng bỏ chung với ngọc trúc vào nồi, đổ 4 chén nước. Nấu cho đến khi còn 2 chén rồi nêm muối ăn và ít gia vị vào là dùng được.

Cách ăn: Ăn chung với cơm.

Món 4: SỮA ĐẬU NÀNH

Nguyên liệu:

– Sữa đậu nành: 1 chén – Mạch nha: 100gr.

Cách chế biến:

Hâm nóng đậu nành sau đó bỏ mạch nha vào. Chờ đến khi mạch nha được nấu tan ra là được.

Cách ăn: Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối dùng lúc còn nóng.

Công hiệu: Bổ hư nhuận táo.

0/50 ratings
Bình luận đóng