Phụ nữ đến tuổi mãn kinh do sinh lý biến đổi thường xảy ra những hiện tượng sau.

  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, các triệu chứng biểu hiện ra ngoài như nóng sốt, mặt sưng đỏ, đổ mồ hôi, tâm trạng hay lo lắng phiền muộn, hoa mắt, cảm thấy yếu sức ê ẩm toàn thân.

Món 1: CHÁO HỢP HOAN HOA

(Hợp hoan hoa còn gọi là cây dạ hợp).

Nguyên liệu:

  • Hợp hoan hoa khô 30gr
  • gạo tẻ 50gr
  • đường thẻ.

Cách chế biến:

Hoa dạ hợp, gạo tẻ vo sạch bỏ vào nồi đất nấu nhừ, ta đổ nước vừa đủ làm cho cháo vừa sánh là được.

Cách ăn: Ăn vào mỗi buổi tối lúc bụng đói, dùng đường thẻ để ăn, có thể dùng đường cát bỏ vào cháo như chè.

Công hiệu: An thần, làm cho ngủ ngon, giảm lo âu phiền muộn.

Món 2: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HẦM VỚI CON SANH KHÔ

  • Đông trùng hạ thảo: là loài trùng thảo.
  • Con sanh: tên khoa học là (wovacolina constricta)

    Đông trùng hạ thảo làm thuốc
    Đông trùng hạ thảo làm thuốc

Nguyên liệu:

  • Đông trùng hạ thảo 30gr – sanh khô 60gr.

Cách chế biến:

Dùng nước lạnh ngâm Đông trùng hạ thảo sau đó rửa qua một lần cho sạch. Hai thứ trên bỏ vào nồi đổ một lượng nước thích hợp.

  • Chọn một miếng vải thật sạch đậy kín miệng nồi, xong đậy vung thật kín, để nhỏ lửa đun liên tục trong vòng 3 giờ, nêm nếm vừa ăn.

Cách ăn: Ăn hết cả nước lẫn cái.

Công hiệu: Giải nhiệt, loại trừ lo âu phiền muộn.

Món 3: BÁNH HẠT SEN

Nguyên liệu:

  • Hạt sen khô đã làm sẵn 20gr
  • bách hợp (Actisô)
  • nhân hạnh đạo (hạnh nhân) 15gr
  • đậu trắng, táo mật, anh đào, chè xanh 10gr
  • hoa hồng 3gr
  • bột mì 80gr.

    Hạt sen có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường cố tinh
    Hạt sen có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường cố tinh

Cách chế biến:

Hạt sen, đậu trắng lột vỏ, hoa bách hợp, hầm chung chín dẻo đem ra để nguội.

  • Hạt hạnh đào bỏ vỏ lấy nhân rang cho thơm đâm nhuyễn trệt với anh đào, chè xanh, táo mật xắt nhuyễn, sau đó nhồi thật đều hỗn hợp các vị trên với nhau.
  • Đổ vào chảo nóng 500gr mỡ heo, sau đó bỏ tất cả các thành phần khác vào chảo trừ hạt sen và hoa hồng xào thật đều tay, khi hỗn hợp trên đã chín, ta bỏ bột mì vào xào tiếp cho thêm một lượng nước chín vừa phải.
  • Khi thấy hỗn hợp trên được trộn đều và chín ta cho vào 100gr đường cát và phần hạt sen cộng hoa hồng băm nhuyễn, trộn hỗn hợp trên cho thật chín. Ta cho thêm 30gr mỡ heo thêm vào, nặn hình tùy ý.

Cách ăn: Dùng để điểm tâm, ăn sáng hoặc ăn tối.

Công hiệu: An tâm dưỡng thần, kích thích tiêu hóa, tiêu độc.

Món 4: BÁNH BÁCH HỢP

Nguyên liệu:

Bách hợp, bột mì vừa đủ.

bách hợp
Vị thuốc bách hợp

Cách chế biến:

Lấy hoa bách hợp sấy khô nghiền thành bột sau đó trộn với bột mì nhồi thành bánh, dùng dầu thực vật chiên chín.

Cách ăn: Dùng để ăn điểm tâm, ăn sáng hoặc tối đều được.

Công hiệu: Làm cho dễ ngủ, bổ dưỡng khí huyết, loại trừ phiền muộn.

Món 5: MÓN TẤT CHI SỮA

(Tất chi: một vị thuốc của đông y)

Nguyên liệu:

  • sữa bò tươi 100gr
  • bột tất chi 1gr.

Cách chế biến:

Ta đổ sữa bò tươi vào xong đun thật sôi, sau đó bỏ bột tất chi vào để sôi một chút, nhắc ra để nguội.

Cách ăn:

  • Dùng để uống vào buổi sáng.
  • Nên ăn nhiều chất prôtít thực vật, ăn ít muối, không hút thuốc uống rượu, ăn cay sẽ làm tăng công hiệu của thuốc.

Công hiệu: Bồi bổ khí huyết, an thần.

Món 6: CHÁO NẾP BÁCH HỢP

Nguyên liệu:

  • Bách hợp 60-90gr
  • gạo nếp vừa đủ
  • Đường thể lượng thích hợp.

Cách chế biến:

Gạo nếp vo sạch nấu thành cháo bỏ hoa bách hợp ninh nhừ, sau khi tất cả đều chín ta cho lượng đường tùy theo khẩu vị.

Cách ăn: Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục từ 7-10 ngày sẽ có tác dụng lâu bền.

Công hiệu: Kích thích tiêu hóa, bồi bổ khí huyết, cân bằng âm dương, an thần một cách nhẹ nhàng.

0/50 ratings
Bình luận đóng