Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh dai dẳng, khó chữa thường gặp trong bệnh tiêu hóa.

1.1. Y học hiện đại cho là bệnh tại chỗ, nguyên nhân toàn thân, vết loét xảy ra không biết tại sao và lúc nào. Có thể ở dạ dày hoặc tá tràng (Loét tá tràng thường gặp hơn).

Triệu chứng: Đau thượng vị, có chu kỳ trong ngày, sau bữa ăn; chu kỳ trong năm, 02-03 tuần lễ về mùa rét. Đau ngay sau bữa ăn trong loét dạ dày, đau xa bữa ăn 04-05 giờ trong loét tá tràng, kèm theo ợ hơi, ợ chua hoặc ói ra một số thức ăn, gây đau tức thì. Uống Natri Bicarbonat thi giảm đau ngay.

Biến chứng: chảy máu dạ dày, thủng, hẹp môn vị, ung thư hóa.

1.2. Y học cổ truyền gọi là Vị quản thống thông thường do rối loạn về tâm lý xã hội (thất tình) do Can khí uất trệ hoặc do ăn uống. Chia làm 02 thể:

– Can khí phạm vị hay Can khắc Tỳ: Thể này thường gặp ở bệnh nhân loét hành tá tràng.

– Tỳ vị hư hàn: Thể này thường gặp ở bệnh nhân loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày – tá tràng phát sinh ở tạng Tỳ nhưng cơ chế có liên quan với các tạng khác, nên có nhiều triệu chứng (còn gọi là Hội chứng dạ dày – tá tràng) kể cả triệu chứng đau cũng không giống nhau, ta cần biết để chọn thức ăn cho phù hợp trong Thực đơn II thì mới nâng cao được hiệu quả.

Chứng Can vị khí thống (chứng đau của co thắt môn vị): là trạng thái thần kinh dạ dày bị ảnh hưởng do phiền não, lo uất, nổi giận (Can khí uất kết), chỉ là đau do co thắt có tính chất thần kinh mà thôi, không đau như thực tích, như loét dạ dày, như ung thư dạ dày. Khi đau nhức chủ yếu là sình hơi, chướng khí, thậm chí còn ảnh hưởng tạng khí ở gần như gan, tụy. Vị trí đau là hõm ức, dùng tay xoa bóp, ấn vào đó, cảm thấy bụng dãn ra. Sau khi ợ hoặc trung tiện, bệnh tình giảm nhẹ dần. Nhưng nếu bỏ tay ra thì đau lại xuất hiện, phải qua một thời gian dài mới khỏi đau lại, đó là đặc trưng của Can khí vi thống.

Trị chứng này, ngoài Thực đơn II, còn kết hợp dùng trái quất khô hay tươi nhai cả vỏ, vì trong vỏ quất có một loại túi mềm chứa một loại dịch thể có tính năng khuếch tán, nên sau khi ăn ợ hơi được ngay, sẽ thoải mái hoặc dùng bánh quất, vỏ quýt, vỏ chanh cũng được (xem phần thực phẩm số 14).

Thực tích vị thống: đau xảy ra sau khi ăn uống qua no. Khi đau không ưng xoa bóp, càng ấn bóp càng đau. Bụng no căng, rêu lưỡi dày nhớt, muốn mửa, tháo ra những thức nhơ bẩn. Sau khi ói mửa thì giảm đau, đó là đặc trưng bệnh dạ dày có thực tích gây đau.

Trị chứng này, tốt nhất là không nên ăn no và khi đau thì nhịn ăn là hay hơn tất cả.

Chứng Vị hàn thống (đau do vị toan quá nhiều): Niêm mạc dạ dày bị vị toan kích thích, loại đau dạ dày này thường thấy khi đói, lúc đó ngực bị đè nặng, lại có nước chua tràn ngược lên. Cần được xác định mức độ vị toan khi chẩn bệnh.

Trị chứng này là khắc chế nước chua: bột Mai mực, bột Vỏ hầu (Mẫu lệ), bột Bối mẫu, bột Thạch cao đều có công hiệu ức chế chất chua, chặn cơn đau, làm lành vết loét.

Chứng Vị quản thống (chứng đau của loét dạ dày): Ban đầu chỉ đau nhè nhẹ, dần dần đau nhiều, ở hõm ức có điểm ấn thấy đau. Thường đau ngay sau lúc ăn. Nếu thức ăn cứng tiếp xúc với chỗ đau thì lại càng đau dữ dội. Lúc đầu theo thần kinh giao cảm lan tới sườn lưng ngang đấy, cho nên ở lưng cũng có cảm giác đau. Càng ấn càng đau, đó là đặc trưng của loét dạ dày.

Trị chứng này, có thể kết hợp dùng những thứ nước uống như: nước ép bắp cải (cải bắp chứa nhiều loại Vitamin đặc biệt như Vitamin U chữa loét tốt) uống nửa ly nước này, uống trước khi ăn hoặc lúc đói. Ngoài ra còn dùng bột dạ dày lợn (sấy khô tán thành bột nhuyễn) hòa với nước sôi, uống 04g trước khi ăn bữa sáng.

Chứng đau loét hành tá tràng: Đau của loét hành tá tràng thường xuất hiện sau khi ăn hai, ba giờ, có lúc người bệnh ăn no rồi ngủ hoặc đêm khuya đang ngủ bị cơn đau làm tỉnh giấc, đó là đặc trưng của chứng đau loét hành tá tràng. Vị trí đau cũng ở hõm ức, nhưng lệch sang tay phải và thấp hơn một chút.

Trị chứng này hoàn toàn giống với trị liệu loét dạ dày, chỉ có sau khi loét hành tá tràng dễ sinh ra xuất huyết, cho nên phải chuẩn bị sẵn thực phẩm phòng ngừa xuất huyết là rất cần thiết như bột củ sen, nước củ sen nên uống mát, bột Mai mực, bột Tam thất.

Lưu ý: Khi bị xuất huyết phải nằm yên chờ thầy thuốc, không nên kinh hoàng. Chỉ nằm yên là đã có thể giảm bớt xuất huyết. Khi thầy thuốc chưa tới, có thể ứng dụng những loại thực phẩm trị bệnh: Nước muối nhạt (dùng nhúm muối hòa thành nước muối nhạt như nước biển) uống chầm chậm, làm cho tình trạng nôn ói hòa hoãn, chờ đến lúc thầy thuốc đến xử trí hoặc dùng nước củ sen mài sống uống vừa cầm máu, vừa bổ máu.

Trên đây là chữa chứng đau dạ dày – hành tá tràng bằng nước uống. Tiếp theo là thức ăn dùng trong bệnh dạ dày – hành tá tràng. Về nguyên tắc ăn uống, ăn chín nhừ, ngay cả cơm cũng phải nấu dẻo, không ăn nguội lạnh hoặc ăn quá nóng. Tùy theo triệu chứng mà ăn cháo hoặc ăn cơm nhưng ăn gì cũng phải nhai thật kỹ.

viêm loét dạ dày tá tràng
viêm loét dạ dày tá tràng

 1.3. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn uống như thế nào?

Thức ăn: Dạ dày đau theo kiểu nào cũng dùng cháo hoặc cơm cốc loại (lấy gạo Lứt chủ yếu): gạo Lứt 60%, đậu tương, đậu đen, đậu đỏ, ngô mỗi loại 10%. Nên chế thành bột lên men hoặc bột sao vàng tốt hơn là luộc chín (chế biến như vậy mất công nhưng có lợi về mặt tiêu hóa). Nấu cháo gạo Lứt với ngô, ăn cũng rất tốt.

– Các loại Rau câu: chứa nhiều Iot, Canxi làm ổn định thần kinh và dạ dày, nên ăn trộn với xì dầu nguyên chất.

– Khoai sọ: không làm dạ dày, ruột khó chịu mà có tác dụng tăng cường sinh lực cho tế bào cơ thể, chưng cách thủy để ăn hoặc biển đậu nấu canh hay nấu cháo ăn.

– Ngó sen: có tác dụng cầm máu. Người bị Loét dạ dày – hành tá tràng nên xay thành bột rồi nấu ăn. Cũng như ngó sen, cà rốt, hành củ, dưa chuột… có nhiều Vitamin C, Canxi làm mạnh cơ dạ dày. Vì vậy, nên ăn nhiều rau xanh, ngoài ra nên thường xuyên ăn nấm, rau mùi, rau dền, tỏi, giá đỗ, xà lách, rau diếp cá, đậu Hà Lan, lá và củ cải (trong củ cải có nhiều Diastaza của men tiêu hóa). Bột củ cải có tác dụng làm dịch vị tiết ra bình thường, có hiệu quả về chữa viêm niêm mạc dạ dày. Cắt cơn đau dạ dày do lạnh bằng ăn một ít quả vải khô, công hiệu làm ấm dạ dày.

– Cải bắp, cà chua, rong biển… có nhiều Vitamin U chống loét.

– Khoai lang, súp lơ có nhiều Kali, Vitamin chữa loét có hiệu quả và bổ dạ dày. Những thứ này nên ăn, chế biến thành rau nộm, rau luộc chấm tương, trộn vừng hoặc chiên xào bằng dầu thực vật mà ăn thì tốt.

* Nước uống: Thay nước trà bằng nước Ngải cứu, Cam thảo, Mã đề… để uống nước ép rau thì dùng cà rốt, cà chua, cải bắp, cần tây, rau diếp cá, rau mùi… hòa thêm nước táo, cam, quýt, mơ, dừa, đu đủ, xoài thì dễ uống.

Lưu ý:

– Tránh những thực phẩm kích thích như rượu, cà phê, ca cao, cà ri, hồ tiêu, ớt, gừng già, thịt dê (có tính chất nóng).

– Tránh những thực phẩm có tính chất lạnh như cua, hàu sống, vịt, trai, phổ tai, đậu xanh, mướp đắng (khổ qua).

– Tránh những thực phẩm làm tăng vị toan như giấm chua, chanh, me, mơ… rau quả tươi tuy bổ ích nhưng lại có vị chua thì không nên ăn.

– Tránh những thức ăn khó tiêu và chế biến khô. Những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, người đau dạ dày đều không chịu nổi những kích thích đó.

– Tùy từng người bệnh, tùy theo bệnh trạng nặng nhẹ, cấp tính hay mạn tính mà kết hợp với phương pháp NHỊN ĂN ngắn hay dài ngày trong quá trình điều trị. Với các chứng bệnh về tiêu hóa, nhịn ăn thường mang lại kết quả mau lẹ.

1.4. Một số món ăn tốt cho người bệnh dạ dày

  1. Cháo Sa sâm gạo tẻ: Sa sâm 20g, gạo tẻ 100g, đường phèn 30g. Gạo tẻ vo sạch, Sa sâm rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ vào một lượng nước vừa đủ, nấu nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần. Công dụng Dưỡng Âm, ích vị, lý khí, giảm đau.
  2. Canh Rau sam đỗ xanh: Rau sam tươi 120g, đỗ xanh 100g. Rau sam nhặt rửa sạch, đỗ xanh rửa sạch, cho hai thứ vào nồi đổ vào một lượng nước vừa đủ nấu thành canh. Mỗi ngày ăn một lần. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa thấp, gảm đau.
  3. Cháo phật thủ: Phật thủ 20g, canh mễ 100g, đường trắng 50g. Phật thủ rửa sạch cho vào nồi sắc lấy nước. Canh mễ vo sạch cho vào nồi nấu thành cháo. Sau khi nấu thành cháo thì cho thêm đường và nước phật thủ vào đun nhỏ lửa, đến khi sôi thì ăn được. Mỗi ngày ăn một lần. Công dụng: Xơ gan hòa vị, lý khí, chỉ thống.
  4. Nước cam mật ong: cam 50g, mật ong 30g. Rửa sạch cam, để cả vỏ cắt thành 04 miếng, cho vào nồi, cho vào một lượng nước vừa phải, bắc lên bếp đun sôi, cho mật ong vào, vặn lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút, bắc ra, bỏ cam, lấy nước uống. Công dụng: Bổ trung ích khí, hoãn cấp chỉ đau, nhuận táo giải độc.
  5. Tô mộc nấu trứng vịt: Tô mộc 20g, trứng vịt vỏ xanh 02 quả. Trứng vịt cho vào nồi luộc chín, bỏ vỏ, cho trứng vịt cùng Tô mộc vào nồi nấu khoảng 30 phút. Mỗi ngày ăn một lần. Công dụng: hành khí hoạt huyết, kiện tỳ ích khí.
  6. Cháo nhục thung dung nấu thịt dê: Nhục thung dung 30g, thịt dê 100, canh mễ 250g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng nhỏ, Nhục thung dung cho vào nồi sắc trước lọc bỏ bã, lấy nước nấu cháo. Cho thịt dê, canh mễ vào nước Nhục thung dung nấu thành cháo, cho gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn một lần. Công dụng: Ôn nhuận thông tiện.
0/50 ratings
Bình luận đóng