1. Y học hiện đại: có nhiều nguyên nhân gây rối loạn chức năng thận (cảm mạo, lo sợ, căng thẳng tinh thần nặng, nhiễm độc nhiễm khuẩn…) dẫn đến bệnh ở thận (viêm cầu thận, viêm thận cấp, mãn tính, thận hư nhiễm mỡ…). Một trong những bệnh ở thận vào loại khó chữa là thận bị hư nhiễm mỡ với triệu chứng: bệnh của cầu thận, tiên phát ở trẻ em bệnh thuộc hệ thống miễn dịch, thứ phát ở người lớn, phối hợp với viêm cầu thận cấp và mạn tính tiểu đường, tắc tĩnh mạch thận… Gồm các triệu chứng:

– Phù rất to, có kèm theo cổ trướng, tràn dịch màng phổi.

– Trong nước tiểu: Protein nhiều (05-10g/l)

– Trong máu: Albumin giảm: 300g/l,08 Globulin tăng

– Lipid máu tăng: 15g/l = 20g/l

– Cholesterol máu tăng.

Biến chứng: Viêm phúc mạc phổi, rất dễ nhiễm khuẩn ngoài da.

2. Y học cổ truyền: Sự hình thành bệnh thủy thũng là do công năng của Tỳ, Phế, Thận mất điều hòa mà gây nên. Chia làm 02 thể:

Dương thủy: Phần nhiều thuộc biểu, thuộc thực. Bao gồm các chứng phong thủy lấn vào, thủy thấp ngấm vào, thấp nhiệt kết tụ lại.

– Do phong tà lấn vào thì mặt mày sưng phù, phần nhiều sưng ở nửa thân trên, rồi đến toàn thân, sợ gió, các khớp đau nhức hoặc nóng lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù.

– Do thủy thấp ngấm vào thì da thịt sưng phù, ấn vào thấy lún, tiểu tiện không lợi, mặt phù, không sợ gió, khớp không đau, không khát nước, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch phù.

– Do thấp kết tụ lại: các khớp sưng phù, nóng khát, khó chịu, tiểu đỏ gắt, đại tiện bón uất, ngực bụng trướng đầy hoặc thở ồ ồ, suyễn, rêu lưỡi vàng nhợt, mạch hoạt, sác, hữu lực.

Âm thủy: Phần nhiều thuộc lý, thuộc hư, là khí của Tỳ, Thận hư mà sinh ra.

Âm thủy: do Tỳ, Thận dương hư thì mặt mày trắng xanh, toàn thân sưng phù, bụng đầy hoặc hai chân sưng trước, không khát nước, tiểu tiện trong, ít, đại tiện phân sệt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm trì.

3. Mắc bệnh thận nên ăn uống như thế nào

Cũng như gan, thận là “nội tạng trầm lặng”, tác dụng của nó tựa phổi, là bộ phận bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần đến. Thận không đập như tim, không nhu động như dạ dày, ruột nhưng nó cũng là bộ phận lọc máu, gìn giữ trạng thái tốt nhất của thành phần máu trong sự hoạt động trực tiếp của tế bào cơ thể. Do đó, đã là bệnh ở thận, trong quy trình điều trị, nhất là trong Thực trị thì phải điều hòa công năng của Tỳ, Phế, Thận.

Thức ăn:

– Cơm gạo Lứt 60%, đậu đỏ, đậu đen, kê, kiều mạch mỗi thứ 10%.

– Đậu đỏ có nhiều Vitamin B1, B2 có tác dụng lợi tiểu, nấu ăn không cho đường hoặc xì dầu.

– Đậu đen có tác dụng giải độc, nấu nhừ thành cháo ăn rất tốt. Khi ăn những thứ này, nên cho ít muối để giữ cân đối về Kali và Natri.

– Lá tía tô, ớt, kiều mạch cũng có tác dụng về giải độc, lợi tiểu, có hiệu quả đối với phù toàn thân.

– Bí ngô, cà rốt, ngó sen chứa nhiều Kali, Vitamin A tăng cường chức năng thận và bồi bổ thể lực.

– Các loại nấm hương, mộc nhĩ, chứa nhiều Stosterin có tác dụng nâng cao chức năng thận, nấu với súp lơ, khoai lang, cải bắp non mới nhú mầm nhiều Kali, Vitamin B2 càng tăng thêm hiệu quả với bệnh nhân.

– Rau mùi, cần tây, rau cúc, củ cải, khoai sọ, dưa chuột, bột củ dong nên dùng làm thức ăn hàng ngày.

– Đạm động vật, có thể dùng: thận gan, cá nhỏ.

Nước uống: Dùng trà dược thảo hay nước như Ngải cứu, Hà thủ ô…

Người nào vì đã ăn nhiều thịt quá nên uống nước ép rau cải soong, tá Tía tô, cà rốt, cần tây, táo, dưa hấu…

Ngoài ra, có thể kết hợp lau người bằng nước cốt củ cải để góp phần chữa chứng phù toàn thân.

4.Một số món ăn cho người bệnh Thận

  1. Đậu phụ nấu gà: Đậu phụ 01 miếng, thịt gà 250g, gừng tươi vài lát, hành 10 củ, dầu thực vật, muối, xì dầu, bột lọc nước vừa đủ. Thịt gà thái miếng, cho gia vị ướp 10 phút, vớt ra để khô, xào sơ qua. Đậu phụ thái nhỏ, dùng dầu rán giòn, lấy ra cho len đĩa. Xào thơm gừng, hành, cho thịt gà, đậu phụ xào đều, cho gia vị bột lọc nước đảo đều là được. Thích hợp cho người viêm thận mạn tính.
  2. Bánh nước gừng thịt bò: Thịt bò 250g, dầu lạc, xì dầu, nước gừng vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, bỏ màng gân, xay nhỏ nhuyễn, cho vào đĩa, cho nước gừng, dầu lạc, xì dầu trộn đều. Làm thành viên tròn cho vào lồng hấp, chưng cách thủy cho chín. Thích hợp cho người bệnh thận không muốn ăn uống
  3. Tỏi nấu cá chép: Cá chép 01 con (400g), tỏi 10 tép, một ít muối. Cá chép bỏ mang và nội tạng, rửa sạch, cho vào nồi đất cùng với tỏi và một ít nước. Đun lửa to cho sôi, chuyển sang lửa nhỏ mấu 01 giờ, thêm ít muối. Ăn cá, uống canh. Công dụng: món này nhiều Protein ưu chất và nhiều loại Vitamin, có giá trị dinh dưỡng, có công hiệu kiện tỳ, lợi thủy.
  4. Cháo Hoàng kỳ Sơn liên: Hoàng kỳ 50g, cho nước nầu nửa giờ, bỏ bã, cho vào Sơn dược 20g, Hạt sen 20g, gạo nếp 50g, nấu 04 giờ cho đường vào là ăn được.
  5. Canh cá chép đậu đỏ: Cá chép 01 con, bỏ vảy và nội tạng, đậu đỏ 30g, Sa nhân 06g, gừng tươi 10g, hành 03 cây, Hoàng kỳ 30g, cho nước và muối nấu 01 giờ.
0/50 ratings
Bình luận đóng