Lao phổi thuộc phạm vi chứng phế hư của y học cổ truyền là một bệnh truyền nhiễm mà y học cổ truyền để ra cách chữa từ lâu.

Hiện nay y học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phòng và chữa bệnh lao, sau đây xin giới thiệu quan điểm về nguyên nhân gây ra bệnh, phân loại bệnh theo các giai đoạn và cách chữa của đông y.

Do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà (y học cổ truyền còn gọi là lao trọc) xâm phạm vào phế, lúc đầu bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư đến giai đoạn cuối là phế tỳ, thận đều hư (khí âm hư).

  1. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Phế âm hư

Triệu chứng: mệt mỏi sốt về chiếu, hai gò má đỏ, ho khan ít đàm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: Tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm.

Bài thuốc.

Bài 1

Mạch môn12 gamSinh địa12 gam
Thiên môn8 gamA giao8 gam
Huyền sâm12 gamBách bộ6 gam
Sa sâm12 gam
Bài 2 Nguyệt hoathang gia giảm.
Thiên môn12 gamBối mẫu8 gam
Sinh địa12 gamA giao12 gam
Mạch môn12 gamPhục linh12 gam
Hoài sơn12 gamNgọc trúc8 gam
Bách bộ8 gamBách hợp8 gam

Ho ra máu thêm tam thất 4 gam, bạch cập 8 gam, đờm nhiều thêm  qua lâu nhân 8 gam. Đau ngực thêm uất kim 8 gam.

Vị thuốc sa sâm trong điều trị bệnh lao
Vị thuốc sa sâm trong điều trị bệnh lao

Phế âm hư

Âm hư hoả vượng.

Triệu chứng: sốt về chiều, nhức xương, ra mồ hôi trộm lòng bàn tay, bàn chơn nóng, trằn trọc dễ cáu gắt, đau ngực, ngủ ít, sụt cân, di tinh, kinh nguyệt không đều. Lưỡi khô họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: tư âm giáng hoả, nhuận phế, chỉ khái.

Bài thuốc

Bài 1.

Sinh địa12 gamSa sâm12 gam
Huyền sâm8 gamHạ khô thảo16 gam
Địa cốt bì8 gamXạ can6 gam
Mạch môn12 gamBách bộ chế8 gam
Bài 2 Bách hợp cố kim thang gia giảm
Sa sâm12 gamSinh địa12 gam
Mạch môn12 gamHuyền sâm12 gam
Bách hợp12 gamHoàng cầm12 gam
Bạch cập8 gamHạ khô thảo16 gam
Bách bộ12 gam

Nếu nhức trong xương thêm địa cốt bì 12 gam, miết giáp 20 gam, ra mồ hôi trộm thêm long cốt 16 gam, ngủ ít thêm táo nhân 12 gam.

bách hợp
Vị thuốc bách hợp

Khí âm đều hư: (Tỳ, thận, phế hư)

Triệu chứng: ho, thở gấp, ho ra đờm loãng có khi dính máu, nhức trong xương, sốt buổi chiều, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, ăn ít, phân nhão, sắc mặt trắng bệch hoặc hơi phù, chất lưỡi khô, mạch tế sác vô lực.

Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm.

Bài thuốc

Bài 1

Đảng sâm16 gamMạch môn12 gam
Hoài sơn16 gamThiên môn12 gam
Ý dĩ12 gamQuy bản12 gam
Bạch truật16 gamA giao8 gam
Bài 2. Tứ quân tử thang gia giảm
Đảng sâm16 gamBách hợp8 gam
Bạch truật12 gamTử uyển16 gam
Phục linh8 gamNgũ vị tử6 gam
Cam thảo6 gamBối mẫu6 gam
Cỏ nhọ nồi12 gam
Bài 3. Bổ phế thang gia giảm.
Đảng sâm16 gamMạch môn12 gam
Bạch truật12 gamNgọc trúc12 gam
Hoài sơn12 gamBách bộ chế12 gam
Ngũ vị tử6 gam

Nếu ho nhiều thêm hạnh nhân 12 gam, bối mẫu 8 gam, nếu ho ra máu thêm ngó sen 12 gam, nếu có sốt thêm sơn chi 12 gam, đan bì 12 gam. Nếu nhức trong xương, sốt hâm hấp thêm địa cốt bì, ra mồ hôi trộm thêm long cốt 12 gam, mẫu lệ 16 gam,

Vị thuốc ngọc trúc
Vị thuốc ngọc trúc

Châm cứu: Thủy châm bằng thuốc philatốp, vào huyệt Phế du, châm bổ các huyệt Chiên trung, Phế du, Túc tam lý, Thái uyên. Nếu sốt hâm hấp về chiều thêm huyệt Nội quan, ra mồ hôi trộm châm huyệt Ảm khích. Mất ngủ thêm Tam âm giao, Thần môn, ho ra máu thêm huyệt Cách du, Cao hoang.

  1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Phác đồ điều trị Lao phổi và lao ngoài phổi

Chẩn đoán bệnh lao

Điều trị bệnh lao và phác đồ điều trị

Nguyên tắc chung

  • Chữa lao phải phối hợp các loại thuốc, ít nhất 2 loại, thông thường 3 loại, có khi 4,5 loại.
  • Thời gian chữa thường 6 – 9 tháng
  • Có 3 loại công thức chữa lao.

Áp dụng cụ thể

  • Phối hợp Isoniazid 5mg/kg/ngày (tối đa 500mg)
  • Rifampicin 10 mg/kg/ngày trong 9 tháng.
  • Hoặc Isoniazid + Rifampicin + Ethambutol 25mg/kg/ngày trong 1 – 3 tháng, sau đó chỉ cho Isoniazid + Rifampicin trong 6 – 8 tháng.
  • Hoặc Isoniazid + Rifampicin + Streptomycin trong 2 tháng, sau đó chỉ cho Isoniazid + Rifampicin trong 7 tháng.
0/50 ratings
Bình luận đóng