Tên bệnh cước khí là bắt đầu từ đời Tấn, vì bệnh phát sinh từ dưới chân cho nên đặt tên là “cước khí”. Bệnh này ống chân cứng thẳng hoặc rã rời không sử dụng được theo ý muốn được, trong sách “Nội kinh” đã từng gọi chứng quyết (Quệ) chứng “Hoãn phong”. Đời sau lấy hiện tượng chân đùi mềm yếu không có sức làm căn cứ cho nên gọi là “Cước nhược” (chân yếu) hoặc “Huyễn nhược” (chân mềm).

Đời Đường các sách “Thiên kim yếu phương”, “Ngoại đài yếu” có thảo luận về bệnh cước khí tương đối rõ ràng, trong đó có bàn đến quan hệ với phong thổ và sự ăn uống, và gọi chứng chân có sưng là “Thấp cước khí”, chân không sưng là “Can cước khí”, hơi thở gấp tức ngực là ” cước khí nhập tâm”.

Cách chia loại như thế đối với việc biện chứng và việc điều trị rất tiện lợi. Về phương diện dùng thuốc nêu ra được những vị đậu tương, đậu đen, đậu đỏ, cũng là một phát hiện đáng quý.

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây ra bệnh này không ngoài hai phương diện nội nhân và ngoại nhân, về ngoại nhân lại chia ra thấp tà xâm lấn vào chỗ hư và độc của phong thủy, về nội nhân thì do ăn uống làm thương tổn.

  • Mắc phải khí thủy thấp

Mưa móc hoặc nằm ngồi chỗ ẩm ướt, tà thấp xâm nhập vào da thịt gân mạch, vì thế bệnh này hay phát sinh ở vùng Đông nam nhiều thủy thấp, và về mùa hè, thấp thổ thịnh vượng, cho nên thiên Bách bệnh thủy sinh, sách “Định khu” nói: “Thấp tà xâm lấn vào chỗ hư, thì bệnh phát sinh ở phần dưới”.

  • Mắc phải phong độc hay thủy độc

Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” của Sào Thị nói: “Phàm bệnh cước khí đều do cảm phải phong độc mà sinh ra”, sách “Thiên kim yếu phương” cho rằng khí phong độc là khí của hàn, thử, phong thấp, bốc lên, chân thường dẫm phải cho nên phong độc trúng vào người thì tất nhiên trúng vào chân trước. Sách “Cước khí câu yếu” thì cho rằng “một loại thủy độc thì do khí đất sinh ra, bắt đầu từ mùa hạ, thì phát bệnh đến thu thì hết, ít khi phát ở mùa đông”, khí độc này mạnh dữ, ở ngoài thì làm cho da tê dại không biết gì, vào trong thì làm nôn mửa xung lên tâm, xâm nhập vào đường mạch máu, ngăn lấp đường thủy đạo, làm chết người trong khoảng vài ngày”.

  • Vì sự ăn uống không dè dặt

Tỳ vị bị tổn thương, không vận hóa được. Đến nỗi thấp nhịêt đọng lại ở hạ tiêu, chạy xuống ống chân mà ngày càng sưng đau.

Căn cứ những điều nói trên, thì bệnh cước khí sinh ra về ngoại nhân là do phong tà độc thủy thấp xâm lấn vào, về nội nhân là do sự ăn uống không dè dặt, bất kỳ là nội nhân hay ngoại nhân sự phát bệnh chủ yếu là do thấp, nhưng cũng có khi vì phong nhiệt thịnh quá tổn thương tân dịch và huyết mà làm cho gân mạch co quắp đau ngặt, thì trong lâm sàng cũng thường thấy.

  1. BIỆN CHỨNG

Chứng này khi mới phát người ta phần nhiều không biết, chỉ cảm thấy hai chân mềm yếu, đi đứng không thuận tiên, hoặc sựng hoặc không sưng, hoặc tê dại, hoặc rã rời hoặc co rút. Đến khi thể bệnh vào sâu, hoặc thấy đầu đau, hoặc bụng dưổi tê dại, hoặc môi và ngón tay tê dại, hoặc khí đưa ỉên suyễn gấp, hoặc mờ choáng, nên, mửa, chứng trạng không nhất định, lại vì có sưng và không sưng mà có sinh ra can cước khí. Sưng nề là thấp cước khí, không sưng nê’ là can cước khí, nôn mửa suyễn đầy là chứng hậu cước khí xông vào tâm. Nay chia ra trình bày như sau:

  • Thấp cước khí

Chứng trạng chủ yếu là hai ống chân sưng to, nói chung trước sưng từ hai chân dần dần đến bụng dưới, nhưng ít khi sưng khắp mình, co lưng và chân nặng nề đi đứng không tiện, tiểu tiện không lợi, hoặc đái nhắt, mà mức độ tê dại của nó cũng không nặng bằng “can cước khí”, và rất ít liên cập đến bụng dưới. Nếu kiêm cả phong và hàn thì tê dại chạy chuyển mà đau, người rét, ống chân lạnh, nếu thấp và nhiệt kết hợp với nhau thì hai đùi thường không lạnh, rêu lưỡi thường vàng nhớt, mạch thường nhu hoãn.

  • Can cước khí

Chứng trạng chủ yếu là hai đùi không sưng, dần dần cảm thấy khô ráo, da dẻ nổi vẩy, đau rút hoặc tê dại, ăn ít, người gầy, đại tiện bí trệ, tiểu tiện vàng đỏ, phiền toái vật vã không yên, như nên khán mạch huyền hoãn, lưỡi đỏ nhợt thì dễ khỏi; mạch huyền sác, lưỡi đỏ thẫm thì khó chữa.

  • Can cước khí xung tâm

Không kể “can cước khí”, “thấp cước khí”, nếu trong quá trình bệnh đột nhiên xuất hiệnkhí nghịch lên suyễn gấp, nôn mửa, không ăn, phiền khát, tim ngực nhảy động, nặng thì hoảng hốt, nói năng lẫn lộn, sắc mặt tối sạm, mũi phập phồng môi tím, tức là ác chứng của “cước khí xung tâm”, tử vong rất nhanh chóng. Sách “Chư bệnh nguyên hậu” của Sào Thị nói: “Nếu chữa chậm thì sưng lên bụng, hoặc có sưng, hoặc không sưng, ngực sườn đầy, khí nghịch lên thì chết người”. Đó là nói sự nguy hiểm của bệnh “cước khí xung tâm”. Vì chứng “cước khí xung tâm” rất dễ gây tử vong, cho nên khi chữa chứng này, chúng ta phải đề phòng xu thế của nó, người xưa về phương diện này cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thể để chúng ta dùng làm tham khảo trong lâm sàng.

Sách “Cước khí khái luận” nói: “Bệnh này tuy phát từ chân mà căn bệnh là ở bụng, cho nên nếu dưới tim thư thái dễ chịu thì mặc dầu các chứng trạng khác có nặng cũng phần nhiều dễ khỏi, dưới tim mà căng cứng thì khó chữa. Do đó muốn chữa chứng này không cần phải hỏi ở chân, mà chỉ cần hỏi xem bụng như thế nào, đủ sưng tê khỏi hết rồi, mà bệnh trong bụng không trừ được thì tất nhiên sẽ tái phát.

Về phương diện mạch thì bất kỳ là can cước khí hay thấp cước khí, nói chung mạch hoãn là tốt, cấp là xấu, đoản xúc là nguy hiểm, điều ấy cũng có giá trị cho chúng ta, khí lâm chứng chẩn đoán cần đặc biệt lưu ý.

  1. CÁCH CHỮA

Chứng “cước khí đời xưa gọi là “ủng tật”, là khí của phong độc thủy thấp, lấn vào kinh lạc, làm cho khí bị ủng trệ không được lưu thông cho nên cách chữa chủ yếu là phải tuyên thông. Nếu thủy khí thắng như là thấp cước khí, thì chữa cần kiêm cả hoà quyết, còn như thuộc hàn hay nhiệt thì nên theo dõi chỗ thiên thắng mà điều hoà, đó là phép tắc đã chữa chứng cước khí. Nay cụ thể trình bày như sau:

  • Thấp cước khí

Do thủy thấp ủng trệ lại ở dưới, cách chữa chủ yếu là khơi thông hóa thấp, dùng bài Kê minh tán (1) hoặc bài Trừ thấp thang (2). Như thấp nhiệt cùng kết hợp với nhau, thì Thanh lợi thấp nhiệt, dùng bài Phòng kỷ ẩm (3).

  • Can cước khí

Do nhiệt nặng, dinh huyết hư ráo thì nên dùng bài Tứ vật thang (4) gia thêm những loại thuốc như ngưu tất, mộc qua, hoàng bá, tri mẫu, mễ nhân, đế điều hoà dinh, lợi thấp và thanh nhiệt.

  • Cước khí xung tâm

Nên phân biệt hàn hay nhiệt mà dùng thuốc, thuộc hàn hay thấp nặng thì nên dùng bài Ngô thù du thang (5), thuộc nhiệt thì nên dùng bài Tê giác tán (6).

  • Cách chữa phụ

Đậu đỏ cá chép nấu ăn (Sách Thực liễu bản thảo của Mạch Sàn), bài cam đậu thang (hắc đậu, cam thảo (nghiêm phương tân biên), Hoa sinh mễ, xích đậu, hồng táo, nấu ăn (kinh nghiệm phương).

  • Cách chữa ngoài

Bạch phàn, nước địa tương 16 bát, gỗ sam mộc tươi 3, 4 miếng, nấu sôi – 7 dạo, đựng vào chậu bằng gỗ sam để ngâm chân, để lại một nửa nước đã nấu đổ thêm dần dần vào, lấy chăn áo đắp lên chung quanh mình, làm cho ra mồ hôi dâm dấp, rửa xong ăn một bát cháo lỏng, nếu không khỏi thì dùng bài thuốc nước gia thêm 3 đồng cân lưu huỳnh.

  1. TÓM TẮT

“Cước khí” là bệnh phát từ chân, cho nên gọi là cước khí ngoài ra còn những tên gọi khác nhau “Quyết”, “Hoãn phong” “Cước nhược”, “Nhuyễn CƯỚC bệnh”, sách “Kim quỹ yếu lược” có các cách chữa về bệnh cước khí, nhưng đó là do xưa đã bàn ra, mà người sau phụ thêm vào. Sách “Thiên kim phương”, sách “Ngoại đài bí yếu” đối với chứng “cước khí’ chép khá tường tận, tỷ mỉ, đã nói đến sự quan hệ giữa các phương diện phong thổ và ăn uống, rồi lại chia ra ba loại là “Can cước khí”, “thấp cước khí” và “cước khí xung tâm”. Như thế rất tiện lợi cho việc biện chứng và chữa bệnh, về phương diện dùng thuốc thì có nêu ra một số vị thuốc để chữa bệnh: đại đậu, ô đậu, xích đậu, hiệu quả của những loại thuốc ấy rất rõ rệt, đến nay chúng ta vẫn áp dụng rộng rãi.

Về nguyên nhân bệnh này có chia ra làm hai phương diện nội nhân và ngoại nhân, ngoại nhân là vì thấp tà nhân chỗ hư mà xâm lấn vào, và phong thủy độc lân vào kinh lạc đồn xuống ống chân, nội nhân là vì ăn uống không dè dặt, tỳ vị bị thương hoặc tân dịch và huyết kém gây nên, xu thế của hai phương diện này, nói chung là không ngoài thấp khí mà gây nên, nhưng trong đó phần nhiều là do nội nhân phát sinh ra bệnh.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, khi lâm sàng còn thường thấy có người vì đi ở nơi xa, không quen thủy thổ mà bị bệnh, trường hợp này có thể trở về quê hương mà điều dưỡng thì bệnh cũng khỏi. Chứng này lúc đầu chỉ cảm thấy hai chân mềm yếu, tê dại đau nhức, nhưng cần luôn luôn chú ý đến ngực bụng đầy tức, vì đó là triệu chứng cước khí xung tâm, nếu ngực bụng khoan khoái thì các chứng khác tuy nặng cũng không có trở ngại lổn, trái lại nếu các chứng các gần khỏi mà ngực bụng không khoan khoái thì vẫn phải chú ý. Người xưa có câu nói: “Không cần khỏi chân, chỉ cần khỏi bụng”, là đã nói lên tính chất trọng yếu của việc chú ý đến ngực bụng.

Cách chữa “cước khí”: Trước tiên nếu lấy tuyên thông làm chủ yếu cũng tức là làm cho thông chỗ ủng tắc, để độc tà không vì ủng tắc mà gây bệnh. Về các loại thuốc thường dùng như ngô thù du, tân lang, mộc qua, là để hóa khí, thư cân; thương truật, trần bì hậu phác, là để kiện tỳ hóa thấp; khương hoạt, độc hoạt để thông lợi khớp xương; đương quy, xích thược để điều hoà đinh huyết, dùng kèm thêm mộc thông, phòng kỷ, nói tóm lại đều không ra ngoài phạm vi đã nói trên, khi lâm sàng nên tuỳ nghi mà sử dụng.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Kê minh tán: Tân lang, trần bì, mộc qua, ngô thù du, tử tô diệp, cát cánh, sinh khương, để cả vỏ (có phương không có vị trần bì).
  2. Trừ thấp thang: bán hạ khúc, hậu phác, thương truật, hắc hương diệp, trần bì, sinh bạch truật, phục linh, cam thảo.
  3. Phòng kỷ ẩm: Phòng kỷ, thương truật, mộc hương, tân lang, hoàng bá, sinh địa, tê giác, xuyên khung, cam thảo.
  4. Tứ vật: Xem số 4 phụ phương mục Hư lao.
  5. Ngô thù du thang: Ngô thù du, mộc qua, tân lang.
  6. Tê giác tán: Tê giác, chỉ xác, phòng phong, trầm hương, tử tô, (cả lá và cành), tân lang, mạch đông, mộc hương, xích linh.
5/51 rating
Bình luận đóng