Đại cương

Trạng thái động kinh còn được gọi là động kinh liên tục, được xác định bởi sự xuất hiện đột ngột hàng loạt các cơn co giật liên tiếp, chồng lên nhau, cơn trước chưa chấm dứt hẳn, cơn sau đã tới, làm mất khả năng khôi phục lại ý thức và các rối loạn nặng nề sau mỗi cơn (hô hấp, tuần hoàn, nội môi…). Do đó người bệnh không tỉnh hẳn, vẫn ở trạng thái hôn mê giữa các cơn, có thể bị ngạt thở, trụy tim mạch, phù phổi cấp và các rối loạn TKTV nặng nề (tăng thân nhiệt…). Nếu không được cấp cứu kịp thời, tử vong sẽ đến rất nhanh (tỷ lệ tử vong trung bình trên thế giới từ 15 – 33%). Tỷ lệ biến chứng trạng thái động kinh trên thế giới vào khoảng 1,6% trong các loại động kinh, riêng động kinh triệu chứng là 9% (Whitty, Taylor).

Trạng thái động kinh thường xảy ra ở những người bệnh động kinh có nhịp độ mau cơn, bị ngừng thuốc chống động kinh đột ngột, nhưng cũng có thể gặp trong một số trường hợp có căn nguyên khác: u não, áp xe não, chảy máu não – màng não, viêm màng não, viêm não, nhồi máu não, chấn thương sọ não, nhiễm độc thuốc (amfetamin, cocain, isoniazid), hạ natri và calci máu, urê máu cao, hạ đường máu, thiếu oxy mô và cai nghiện rượu, cai nghiện thuốc an thần.

  • Về phân loại, thường được chia ra các thể sau:

+ Trạng thái động kinh cục bộ (Jackson).

+ Trạng thái động kinh cơn nhỏ (état de petit mal).

+ Trạng thái động kinh tâm thần – vận động (etat de mal psychomoteur).

+ Trạng thái động kinh không co giật, chỉ biểu hiện một triệu chứng lắp lời (echolalia) được coi như một loại của động kinh phản xạ (Eduard Linetsky, Neuro10gy, 2000).

+ Trạng thái động kinh cơn lớn (état de grand mal).

  • Về triệu chứng lâm sàng: mỗi thể đều mang tính chất và những đặc điểm cơ bản của loại động kinh đó. Ngoài bảng lâm sàng điển hình của trạng thái động kinh cơn lớn như đã mô tả trên, trạng thái động kinh cơn nhỏ thường hiếm và người bệnh chuyển sang một trạng thái lẫn tâm thần (confusion mental) kéo dài, trạng thái động kinh tâm thần – vận động vẫn mang màu sắc lâm sàng giống hệt cơn cơ bản, còn trạng thái động kinh cục bộ biểu hiện bằng những rung chuyên cơ liên tiếp, cố định và hạn chế ở một vùng cơ thể, với nhịp độ rất đều đặn trong thời gian mấy giây. Quá trình động kinh liên tục cục bộ có thể bị ngắt quãng bởi những cơn Jackson thực thụ. Hiện nay người ta đã biết rõ xuất phát của những cơn động kinh cục bộ đó là ở khu vực vận động của vỏ não.
  • Về điều trị: phải sử dụng thuốc chống co giật có tác dụng bền, dài hạn, đủ liều, đưa nhanh vào cơ thể bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch, nhưng cũng có phần nguy hiểm nên phải cân nhắc thận trọng.

Xử trí trạng thái động kinh cơn lớn

Nguyên tắc

+ Phải điều trị tại chỗ bệnh nhân.

+ Phải điều trị ngay tức khắc bằng phương tiện sẵn có.

+ Phải xử trí cắt được các cơn co giật động kinh liên tục trước tiên trong khi chưa chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.

+ Sau xử trí ban đầu có hiệu quả, nếu tình trạng bệnh nhân bảo đảm khi vận chuyển, sau khi cân nhắc thận trọng có thể cho chuyển người bệnh tới những trung tâm câp cứu hồi sức tích cực hoặc thần kinh gần nhất bằng những phương tiện vận chuyển chuyên dụng kèm theo điểu kiện bảo đảm điều trị liên tục dọc dường.

Hướng xử trí chung

Trong khi chưa có chẩn đoán xác định căn nguyên, cần vận dụng các biện pháp sau:

+ Để phòng và bảo đảm hô hấp, tuần hoàn.

+ Chống phù nề não.

+ Để phòng và xử lý viêm phổi bội nhiễm.

  • Biện pháp điều trị bằng thuốc chống động kinh đặc hiệu:

Các biện pháp điều trị, cấp cứu đối với các rối loạn và biến chứng toàn thân (hô hấp, tuần hoàn, rối loạn điện giải, phù nề não, viêm phổi…) đều có thể vận dụng xử trí trong trạng thái động kinh. ở đây chỉ nêu những biện pháp xử lý chuyên biệt để cắt cơn co giật động kinh liên tục.

Để giúp cho dễ dàng sử dụng trong điều kiện sẵn có các loại thuốc khác nhau, chúng tôi tổng hợp một phác đồ chung, trong đó mỗi loại đều mang theo kinh nghiệm của từng tác giả chuyên khoa, để tùy theo hoàn cảnh thực tế và tình trạng cụ thể của người bệnh mà lựa chọn và áp dụng cho sát hợp.

Chỉ dùng một loại thuốc dưới đây với liều điều trị đơn độc. Nếu cho điều trị phối hợp một vài loại với nhau, cần rất thận trọng, cân nhắc kỹ đến tương tác thuốc, đối kháng thuốc, hiện tượng tích lũy, thải trừ, nhiễm độc, với liều thấp phù hợp với lứa tuổi, và trạng thái người bệnh có thể dung nạp được.

Mục tiêu cấp cứu trạng thái động kinh không chỉ nhằm cắt rất nhanh những cơn động kinh lâm sàng và điện não đồ, mà còn phải dự phòng tái phát cơn, duy trì các chức năng tim phổi, điều chỉnh những rối loạn chuyển hóa, nghiên cứu và điều trị nguồn gốc gây các cơn động kinh.

Sử dụng thuốc chống động kinh cần phải chọn thuốc nào có khả năng vượt qua được hàng rào máu não nhanh chóng và tồn tại ở trong não với thời gian đủ cần thiết để dự phòng cơn tái phát trước khi nồng độ thuốc trong huyết tương đạt mức hằng định. Độ tan trong mỡ của thuốc cũng phải tương đối cao để xuyên thấm vào não và tương đối thấp để tránh chuyển vào mô mỡ. Sự khuyếch tán thuốc cũng còn phụ thuộc vào độ pH, đã bị biến đổi trong trạng thái liên tục cơn và trong lưu lượng máu não. Do đó đòi hỏi sự hiểu biết sâu về dược động học của các thuốc khác nhau, cũng như tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng của thuốc để xác định thuốc nào sử dụng có hiệu quả nhất.

Các thuốc nhóm benzodiazepin đã được lựa chọn vào loại hàng đầu trong điều trị động kinh liên tục. Có tới 79% các công trình nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đều công nhận có 3 thuốc được sử dụng có hiệu quả nhất là clonazepam, diazepam và lorazepam.

Thời gian tác dụng ngắn của diazepam là do độ tan trong mỡ mạnh và tỷ lệ gắn vào protein cao nên cần phải phối hợp với các thuốc điều trị nền bằng phenytoin đường tĩnh mạch và khi tiến triển bệnh tốt lên thì sử dụng carbamazepin hay valproat sodium theo đường uống.

Còn midazolam cũng có tác dụng chống động kinh tốt, nhưng chỉ định dùng trong cấp cứu trạng thái động kinh cũng còn đang nghiên cứu.

Cơ chế tác dụng của các thuốc nhóm benzodiazepin là làm tăng thêm hoạt động ức chế của acid gamma – amino – butyric (GABA) hẳn nhiên bởi nó gắn vào các thụ thể đặc hiệu benzodiazepin.

Trong các tác dụng thứ phát, phải kể đến giảm ý thức thoảng qua, đôi khi giảm trí nhớ, đặc biệt lorazepam gây hạ huyết áp và ức chế hô hấp.

Diazepam (Faustan, Valium, Seduxen):

Theo nhiều tác giả trên thế giới (Gastaut, Schulze, Seidel, Sayk), hiện nay diazepam được đánh giá là thuốc tốt nhất chống trạng thái động kinh. Công trình nghiên cứu lâm sàng so sánh về tỷ lệ thuốc và thời gian có đậm độ thuốc giữ được ở trong não của Valium, Hydantin và phenobarbital, đã kết luận ràng Valium được gắn ở não nhiều nhất (0,42) và đậm độ thuốc cao nhất là từ 6 – 12 phút (trong khi tỷ lệ của Hydantin là 0,11 và phenobarbital chỉ ở mức độ 0,067).

Diazepam được đóng ống 10 mg. Trước tiên cho pha từ 5 – 10 mg diazepam với 10 ml thanh huyết mặn đảng trương, tiêm chậm thận trọng vào tĩnh mạch vỏi tốc độ 1 – 2 mg/phút, sau đó chuẩn bị xử trí tiếp bằng cách tiêm bắp thịt hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch đê duy trì đậm độ thuốc cần thiết trong não. Tùy theo tình trạng bệnh nhân (người lỏn) từ 10 – 15 phút sau cho tiêm bắp thịt nhắc lại liều đầu hoặc pha 10 mg diazepam vào 250 – 300 ml thanh huyết ngọt 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Nói chung đối vỏi người lớn, liều tối đa trong 24 giờ là 100 mg (10 ống). Có thể dùng phác đồ phối hợp, liều đảu bàng diazepam, sau đó cho tiếp hoặc xen kẽ với phenytoin.

Đối với trẻ em, liều diazepam tĩnh mạch không quá 0,25 mg/kg thể trạng trong 3 phút và có thể nhắc lại sau 15-30 phút. Nếu phenytoin không sẵn sàng sử dụng được, có thể xen kẽ tĩnh mạch chậm lorazepam (Ativan) đã pha với dung dịch, với liêu 0,044 mg/kg thể trọng, liều tối đa là 4 mg.

Tránh cho phối hợp diazepam với phenobarbital, đặc biệt đối với trẻ em, vì chúng đều hợp lực gây tác dụng suy giảm cực độ đối với hô hấp.

Midazolam:

Dùng liêu 0,2 mg/kg thể trọng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độ từ 0,1 – 0,4 mg/kg/giờ.

Phenytoin (Epanutin, Dilantin,…):

Nếu trước đó, bệnh nhân chưa được dùng phenytoin, có thể cho phenytoin (Dilantin hay Epanutin) trong cấp cứu trạng thái động kinh liên tục. Để tránh kết tủa, phải pha thuốc trong dung dịch tiêm tĩnh mạch không có glucose.

Tiêm tĩnh mạch chậm từ 150 – 250 mg, với tốc độ không quá 50 mg/phút, rồi nếu cần thiết sau 30 phút cho bổ sung từ 100 – 150 mg. Trường hợp nặng hơn, có thể cho liều cao hơn, nhưng tổng liều không quá 500 mg (18 – 20 mg/kg) đối với người lớn. Sau khi tiêm, nồng độ thuốc ở não đạt mức cao nhất trong vòng 1 giờ, điều chỉnh liều duy trì hàng ngày từ 300 – 500 mg (4 – 8 mg/kg) bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Hiệu quả điều trị đạt được tốt khi nồng độ thuốc trong huyết thanh từ 16 – 20 pg/ml. Theo nhiều tác giả (Broser, Kienle, Laplane…), có thể dùng phối hợp với phenobarbital.

Đối với trẻ em, phải dùng liều thấp hơn, theo từng lứa tuổi so với liều người lớn. Liều trung bình: 5 – 8 mg/kg thể trọng/24 giờ. Cụ thể trẻ dưới 6 tuổi: 25 – 50 mg/ngày, từ 6 – 15 tuổi: 50 – 75 mg/ngày.

Về xếp loại tác dụng, hiện nay diazepam và phenytoin đều được coi như loại thuốc hàng đầu trong cấp cứu trạng thái động kinh. Nếu không có sẵn một trong hai thuốc trên, có thể sủ dụng một trong các thứ thuốc sau:

Clomethiazol (Hemineurin, Distraneurine):

Là loại thuốc đóng chai, với dung dịch 0,8% (mỗi chai 100 ml hoặc 500 ml). Đối với người lớn, có thể tiêm tĩnh mạch chậm (rất chậm trong 5-10 phút) từ 50 – 100 ml. Nếu không đỡ có thể cho tiêm nhắc lại liều trên.

Chỉ dùng thuốc này khi đã biết chắc trước đó người bệnh chưa được điều trị barbiturat (do tác dụng là suy giảm hô hấp của barbiturat) mà thầy thuốc rất khó kiểm tra được chắc chắn, do vậy nên việc sử dụng clomethiazol cũng có phần hạn chế.

Barbiturat:

Trong trạng thái động kinh, barbiturat được dung nạp khá hơn một số loại thuốc khác. Tuy nhiên nó còn tồn tại mấy nhược điểm: nếu tiêm bắp thịt thì tác dụng cắt cơn co giật rất chậm, nếu tiêm tĩnh mạch thì dễ gây suy giảm hô hấp, tuần hoàn và nếu dùng kéo dài thì lại khó đánh giá được tình trạng ý thức của bệnh nhân.

Liều dùng một số thuốc loại barbiturat:

+ Đối với người lớn:

Phenobarbital (Lepinal, Luminal):

Loại ống 0,20g, tiêm bắp thịt 1 ông, sau 1 – 2 giờ có thể cho tiêm nhắc lại.

Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch phenobarbital với tốc độ 100 mg/phút cho tới khi đủ liều 10 mg/kg. Nếu chưa cắt được hết cơn tiêm hoặc truyền thêm với tốc độ 50 mg/phút cho tối khi đạt liều tối đa 30 mg/kg. Nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt tới mức cao nhất trong vòng 1 giờ. Liều duy trì từ 1 – 5 mg/kg/ngày.

Nồng độ thuốc trong huyết thanh từ 13 – 40 mg/1 có hiệu quả điều trị tốt.

Somnifen (diethylbarbituric acid + isopropylallylbarbituric acid):

Tiêm bắp thịt 1 ông hoặc xen kẽ 1 ống tiêm tĩnh mạch tuỳ theo tình trạng bệnh nhân.

Hexobarbital – natrium (Evipan – natrium):

Tiêm tĩnh mạch chậm từ 250 – 500 mg, hoặc tiêm bắp thịt từ 0,50 – lg.

Pentobarbital:

Dùng liều khởi đầu 5 mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch tùy theo điện não đồ.

Có thể dùng Pentobarbital với liêu tấn công 15 mg/kg, sau đó dùng liều duy trì 1 mg/kg/giờ điếu trị có hiệu quả trạng thái động kinh dai dẳng (Neuro10gy, 1988, 38, 395).

+ Đối với trẻ em (theo Bamberger và Mathes):

Somnifen:

Từ 1 – 3 ml (0,5 đến 1,5 ống) pha vào từ 20 – 50 ml huyết thanh ngọt 40% tiêm tĩnh mạch chậm, hoặc

Phenobarbital (Lepinal, Luminal):

Tiêm bắp thịt vỏi liều một ngày: trẻ sơ sinh cho tới liều 0,15g; trẻ nhỏ cho tỏi liều 0,20g; trẻ lớn cho tới liều 0,40g. Nếu cần thiết, có thể tiêm nhắc lại (theo Lombroso…).

Trường hợp tình trạng bệnh nhân nặng, sau khi các biện pháp trên đã áp dụng nhưng không có hiệu quả thì cần kết hợp vỏi chuyên khoa gây mê hồi sức, xử trí bằng các thuốc gây mê, gây tê như thiopental hay lidocain…

Thiopental sodium:

Loại thuốc này phải do thầy thuốc gây mê hồi sức chỉ định và trực tiếp xử trí, cần tiêm truyền rất chậm đề phòng trụy tim mạch nếu tốc độ truyền nhanh.

Thiopental sodium 0,50g pha với 250 ml huyết thanh ngọt 40% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm. Theo M.v. Pomogaeva và V.A. Karlov (1987) dùng phối hợp thiopental sodium với Valium hoặc Seduxen có hiệu quả điều trị tốt, ngay cả với trẻ em.

Lidocain (Xylocitin, Xylocain):

Đóng ông 10 mg của dung dịch 1% tức 1 ml chứa 0,01g Lidocain.

Đầu tiên cho ngay liều từ 2 – 3 mg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch chậm. Khi đã cắt được cơn co giật, cần duy trì kéo dài tác dụng, bằng cách tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch thanh huyết ngọt hay mặn với liều khoảng 6 mg lidocain/kg thể trọng trong mỗi giờ.

Sau đó cho dùng tiếp thêm: paraldehyd, tiêm bắp thịt l,00g (10 ml) theo kinh nghiệm của Elste và Dreyer, tuy nhiên nó có nhược điểm là thải trừ qua đường hô hấp nên cần thận trọng, không nên dùng với bệnh nhân nghi có chướng ngại hay bệnh về hô hấp. Nếu không dùng paraldehyd thì có thể dùng valproat đường tĩnh mạch.

Công trình nghiên cứu của các tác giả Shobhit Sinha, MBBS và Dean K, Naritoku, MD (Neuro10gy, Vol 55, N°5, 2000) dùng valproat đường tĩnh mạch điều trị cho 29 bệnh nhân trạng thái động kinh.

Chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân ở trạng thái động kinh đã được điều trị bằng các biện pháp khác không có tác dụng mà trạng thái tim không ổn định và hạ huyết áp.

Trước đó, để điêu trị các cơn co giật động kinh, các tác giả Naritoku D.K, Mucea s (1999) và Venkataraman V, Wheless J.w (1999) đã dùng liều từ 3 – 6 mg/kg/phút, truyền tĩnh mạch và đối với các cơn động kinh cấp tính ở người lớn tới liều 50 mg/phút truyền tĩnh mạch đạt kết quả rất tốt.

Còn đối với trạng thái động kinh, Shobhit Sinha… đã đưa thuốc với liêu cao là 100 mg/phút cho một bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Dựa trên kinh nghiệm, tác giả đã đề nghị dùng rộng rãi valproat đường tĩnh mạch cho bệnh nhân có trạng thái động kinh với liêu 32 mg/kg là có thể đạt nồng độ thuốc cao và nhanh trong huyết thanh người bệnh mà không xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu trạng thái động kinh được điêu trị khởi đầu bằng valproat đường truyền tĩnh mạch thì có khả năng đạt hiệu quả khoảng 80% trường hợp.

Điều trị trạng thái động kinh cơn nhỏ (petit mal status)

Dùng diazepam đường tĩnh mạch, tiếp theo cho ethosuximid hay valproat hoặc cả hai xen kẽ.

Đối với trạng thái động kinh trơ (khó trị)

Sau khi đã xử trí bằng các loại thuốc đặc hiệu thường có hiệu quả tốt đối với các trạng thái động kinh (như lidocain, holothan, clomethiazol, paraldehyd hay valproat sodium) mà vẫn chưa cắt được cơn động kinh, các tác giả Yeoman p, Hutchinson A, Byme A… (1989) đã cho truyền tĩnh mạch Etomidat và các tác giả khác (Lampl Y, Eshel Y, Gibad R… , 1990) đã dùng chloralhydrat điều trị có hiệu quả tốt với những trường hợp trạng thái động kinh trơ.

Cho tới năm 1992, theo Bernard Nater, nói chung người ta đều công nhận hiệu quả ưu việt của barbiturat với liều gây mê tại cơ sở gây mê – hồi sức, phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh lý nguồn gốc gây ra các cơn động kinh, tỷ lệ tử vong của trạng thái động kinh đã giảm xuống từ 6 – 7,7%.

Phác đồ điều trị

Bảng 7. Phác đồ điều trị trạng thái động kinh

T.0 (thời điểm 0):

  • Truyền glucose 5%, thiamin 100 mg tĩnh mạch.
  • Clonazepam 1 mg tĩnh mạch nhắc lại sau 5 phút, rồi truyền tĩnh mạch 8 mg/24g.
  • Phenytoin 250 mg tĩnh mạch chậm, tiêm nhắc lại vào thời điểm 10 phút và 20 phút.
  • Kiểm tra các chức phận sống.
  • Đo các điện giải, glucose, urê, creatinin, chức phận gan, thể chất, công thức máu, thuốc chống động kinh, pH động mạch.
  • Ghi điện não đồ.
  • Truy cứu căn nguyên.

T.90 và T.120 (thời điểm 90 phút và 120 phút):

  • Nếu thất bại cho chuyển sang khoa Hồi sức.
  • Phenobarbital 200 mg tĩnh mạch.
  • Nếu lại thất bại, đặt ống nội khí quản, lúc đầu hôn mê barbituric với sóng điện não đồ hoạt động nền; điện áp yếu, không bền, chậm (do diện ứng sau khi dùng phenobarbital).

(Nguồn: Bernard Nater, Revue médicale de la Suisse Romande, 1992, 12, 621-624).

Hô hấp có điều khiển

Vì trong cấp cứu trạng thái động kinh, các thuốc được sử dụng thường có đặc tính làm suy giảm hô hấp và dùng với liều mạnh, nên cần sử dụng biện pháp hô hấp có điều khiển.

Chọc ống sống thắt lưng

Đây là biện pháp cuối cùng, chỉ được sử dụng khi các biện pháp cắt cơn co giật liên tục khác đều thất bại. Tuy nhiên vẫn cần phải có chỉ định nghiêm ngặt vì tai biến tụt – kẹt não có thể xảy ra do lấy dịch não – tủy ra. Vì vậy, phải làm thủ thuật chọc ống sống thắt lưng ở tư thế nằm, cho dịch não – tủy chảy ra từng giọt rất từ từ, bằng cách rút hờ que thông kim. Nhưng điều đặc biệt quan trọng là phải khẳng định bệnh nhân không có khối phát triển (u não, áp xe não…) choán chỗ ở trong não, tức là không có hội chứng tăng áp lực nội sọ. Vì vậy thủ thuật chọc ống sống thắt lưng ở đây cần phải có chỉ định và xử trí trực tiếp của thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, cho lấy ra khoảng 10 ml dịch não – tủy, sau đó bơm bù ngược trở lại khoảng 8 ml oxy hoặc không khí.

Chọc não thất

Đây là chỉ định cứu sống bệnh nhân được tiến hành tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh với mục đích hút dịch não – tủy để làm giảm tăng áp lực nội sọ trong khi chưa có điều kiện loại trừ nguyên nhân gây trạng thái động kinh.

Săn sóc bệnh nhân

+ Cần có nhân viên y tế săn sóc, theo dõi trực tiếp và thường xuyên theo chỉ định của thầy thuốc.

+ Bảo vệ cho người bệnh không bị ngã gây thêm chấn thương.

+ Tháo gỡ các khăn áo và những gì làm cản trở đường hô hấp, để đầu bệnh nhân nghiêng về một bên, tránh ùn tắc đờm dãi, bảo vệ không cho bệnh nhân cắn phải lưỡi bằng cách lèn khăn hay dụng cụ đè lưỡi vào giữa hai hàm răng.

+ Trường hợp thân nhiệt lên quá cao, có thể áp dụng các biện pháp chườm áp lạnh và thuốc hạ nhiệt nếu cần thiết.

+ Tránh ánh sáng, tiếng động và những kích thích trực tiếp vỏi bệnh nhân khi không cần thiết.

Các trạng thái động kinh khác

Ngoài trạng thái động kinh cơn lớn (là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng và thường gặp nhất), còn có một số thể động kinh khác cũng có thể dẫn đến trạng thái động kinh liên tục như:

+ Trạng thái động kinh Jackson (cơn động kinh cục bộ).

+ Trạng thái động kinh cơn nhỏ (état de petit mal).

+ Trạng thái động kinh tâm thần – vận động (état de mal psychomoteur).

Bảng 8. Các thuốc điều trị trạng thái động kinh (theo Bruni và Wilder, 1984).

ThuốcDạng thuốcLiều một lấn [thông thường)Cách sử dụngGhi chú
1. Phénytoine (Dilantin)Ống5

Và2ml

(50mg/ml)

13mg/kgĩẽm ữnh mạch không quá 50mg/ )hút
2. Diazepam (Valium)ống 2 vầ 10 ml (5 mg/ml)0,05-0,15

mg/kg

Tĩnh mạch không quá 1 – 2 mg/phút–  Nếu chì dùng nèng. có thể nhắc lại cho mỗi 30 – 60 phút Liéu thông thutìng 24giờkhõngquá 100-200 mg

– Phải theo dõi thật cẩn thận dối với trẻ em và người cao tuổi. Trương hợp phối hơp với phenytoín hiém khi phải tiêm nhắc lại

3.Phenobarbital

(Luminal)

8-15mg/kgTĩnh mạch chậm trong 10-15 phútThường sử dụng sau phenytoin, không phối hơp vớ diazepam
4. ParaldehydỐng 10 ml (1.0)0,1 – 0,5 ml/kgTinh mạch, bắp thịt hoặc hậu mônRát thường dùng điéu tn con do rưoi hoặc sau phenytotn. Cán thiết có thể nhắc lại mỗi 2 – 4 giờ. Tránh bèm tĩnh mạch, trử truòng hợp khẩn cáp
5. Lidocain (Xylocain)1%(10mg/ml va 2% (20 mg/mi)10 mg/kg/giờTính mạch nhỏ giọtKiểm tra timg thời điểm huyết áp vầ diện não dó

Chú ý: tác giả dùng phối hợp loại thuốc số 1 và 2.

Về xử trí cấp cứu đối với trạng thái động kinh này, nói chung đều có thể vận dụng những nguyên tắc và hướng xử trí của trạng thái động kinh cơn lớn. Nhưng vì đặc điểm lâm sàng nói chung của những trạng thái động kinh này ít khả năng đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh hơn nên việc sử dụng biện pháp điều trị cần được cân nhắc thận trọng đối với từng trường hợp thể bệnh, về liều lượng thuốc tất nhiên không được dùng liều mạnh như trong xử trí trạng thái động kinh cơn lớn.

  • Ngoài tác dụng chống co giật, những thuốc này không làm tăng hiệu thế tác dụng của nhau.
  • Sử dụng phác đồ này, tác giả thấy đã đạt kết quả cắt cơn từ 80 – 90% bệnh nhân.
  • Không được dùng nhắc lại cả hai loại thuốc phối hợp.
  • Phải kiểm tra chặt chẽ chức phận tim mạch và hô hấp.
0/50 ratings
Bình luận đóng