Các thuốc ức chế tuyến giáp (thyreostatica)

Đại cương

Quá trình ức chế thu nhận iod và ức chế hữu cơ hóa iod

  • Thyreostatica là các hoạt chất có khả năng tác dụng trực tiếp lên tế bào tuyến giáp, làm giảm tổng hợp hormon tuyến giáp.
  • Các thuốc nhóm này tác động lên hai điểm khác nhau trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp:

+ Một nhóm ức chế kiểu cạnh tranh trong quá trình thu nhận iod (iodination) vào trong tế bào tuyến giáp.

+ Nhóm khác làm gián đoạn quá trình cấu trúc hóa các iod đã được thu nhận vào các liên kết hữu cơ (iodisation).

Thuốc ức chế thu nhận iod

  • Tác dụng của nhóm này do hiệu ứng giả halogen (pseudohalogen effect). Với một nồng độ đủ lớn, thuoc sẽ cạnh tranh, ngăn cản sự thu nhận của iod vào trong tế bào tuyến giáp. Sự cung cấp Iod vào cơ thể ngược lại sẽ có tác dụng ức chế tuyến giáp. Trong lâm sàng hoạt chất kaliumperchlrọat (KCỊO4) hay được sử dụng. Với liều khởi đầu 1200 – 1600mg/ngày, trong vòng 3-4 tuần thì nồng’ độ iod trong máu se giảm. Vì thuốc nhanh bị thải trừ nên thuốc được chia đều thành 4 liều uống cách đều 4 lần trong ngày. Liều duy trì được giữ ở mức 1/3 liều đầu tiên.
  • Tác dụng không mong muốn của nhóm này gặp ở khoảng 3-10% số bệnh nhân.
  • Vì perchlorat đi qua được hàng rào nhau – thai nên sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

Thuốc ức chế hữu cơ hóa iod

  • Tác dụng ức chế này thông qua ức chế men peroxydase của tuyến giáp, ngăn cản quá trình gắn kết iod vào tyrosin và thyronin.
  • Các thuốc quan trọng:

+ Thiouracil (C4H4N2OS), gồm methelthiouracil, propylthiouracil và idothiouracil: vì tỷ lệ tác dụng phụ cao (12%) nên chỉ được dùng ở giai đoạn đầu.

+ Mercapto – imidazol với đại diện quan trọng nhất là thiamazol.

+ Carbimazol.

+ Tribenzazolin.

Tác dụng không mong muốn

  • Tác dụng không mong muốn sinh học:

+ Kích thích tuyến yên tăng tiết TSH và có thể tăng tiết cả yếu tố gây lồi mắt (exophthalmus producting factor).

+ Các biểu hiện này thường khó phát hiện và ở mức độ khác nhau trong số các bệnh nhân.

+ Triệu chứng này có thể được coi là biểu hiện quá liều trong khi điều trị.

  • Tác dụng không mong muốn do độc và dị ứng:

+ Tỷ lệ này cao nhất ở thiouracil với 13%. Liều càng cao tỷ lệ bệnh nhân; nhiễm độc và dị ứng càng cao với liều 0,3 – 0,6g methylthiouracil tác dụng không mong muốn chỉ gặp ở 3,7% số bệnh nhân nhưng với liều 0,6 – 1,4g tỷ lệ nàỵ tăng vọt lên 26,8%. Vì vậy, hai thuốc trên không còn được sử dụng nữa. Tỷ lệ này ở hoạt chất propylthiouracil, mercapto – imidazol, perchlorat là 3% và 6%.

+ Các triệu chứng thường gặp là: phản ứng của da, máu hay gặp hàng đầu.

Iod và radioiod

  • lod và radioiod có vai trò quan trọng trong điều trị cường giáp.
  • Chỉ định điều trị iod là các cơn cường giáp và điều trị trước mổ. Bên cạnh dung dịch lugol (vì tính chất cấp bách trong cơn cường giáp) có thể cho tiêm tĩnh mạch iod hữu cơ (hydroxytrimethonium – iodid hoặc endoiodin 236mg iod/2ml, diiod – tỵrosin hoặc agotan với 58mg iod/5ml). Với nồng độ iodid trong máu trên 30pg% có thể ức chế thu nạp iod vào tuyến giáp và ức chế có phục hồi TSH. lodid cũng có thể gây các tác dụng không mong muốn như các thuốc ức chế tuyến giáp khác.
  • Radioiod: thường dùng là 131iod, thời gian bán hủy là 8,05 ngày (thời gian bán hủy trong tuyến giáp còn tác dụng điều trị cường giáp là 4 ngày). Trong chẩn đoán dùng nhiều tia gamma nhưng trong điều trị dùng đến 90% tia Trong điều trị cường giáp liều chiếu tia thường 5000 – 10000 rad sau đó giảm duy trì liều 4000 rad. Trước kia liều lượng radioiod được tính theo công thức nhất định, lệ thuộc vào thời gian bán hủy còn tác dụng và độ lớn của bướu giáp; ngày nay người ta thường dùng liều khởi đầu khoảng 4mCi, sau đó tăng lên liều tác dụng. Với bướu bình giáp liều dùng lớn hơn (tới 60mCi), với ung thư tuyến giáp liều cao hơn đáng kể (trên lOOOmCi). Tuy nhiên, với 131iod việc điều trị u còn có nhiều hạn chế. Tác dụng không mong muốn của radioiod chỉ liên quan tới ảnh hưởng của tia xạ, trong khi iodid với liều tối thiểu (0,008ụg/mCi) không hề có tác dụng không mong muốn thì radioiod đã cho thấy những biểu hiện phản ứng của những người nhậy cảm với iod.

Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh

  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế tuyến giáp trên hệ thần kinh rất hiếm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như dùng tapazol hoặc propylthiouracil có thể gặp viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác của dây V, rối loạn vị giác, mất khứu giác thoáng qua. Dùng 131 iod liều cao có thể gây tổn thương cắt ngang tủy.
  • Điều trị các chứng trên:

+ Dùng galanthamin.

+ Vitamin nhóm B liều cao.

+ Nucléo CMP fort.

0/50 ratings
Bình luận đóng