“Huyết chứng” bao gồm nhiều loại như nôn ra máu (thổ huyết) khạc ra máu (khái huyết), đái ra máu (niệu huyết), chảy máu mũi, mắt, răng lợi (nục huyết). Trong phạm vi của chứng này chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt và cách phân loại với “Huyết chứng” và cách chữa có tính chất tổng quát. Trong sách “Kim quỹ yếu lược” và “Huyết chứng” đã có những chuyên để riêng.

  1. NGUYÊN NHÂN, BIỆN CHỨNG

  • Khái huyết

Phế chủ về khí, ho là bệnh của khí cho nên ho ra máu thuộc phế. Nếu ho thuộc về ngoại cảm thì ho đờm hoặc trong đờm lẫn huyết, miệng khô, mũi ráo, chứng trạng ngoại cảm đầu nhức phát nóng, mạch phù sác.

Can hỏa phạm vào phế, phế mất sự mát dịu, ho thì trong đờm có huyết, đau ran ngực sườn, đầu nhức, hỏa đưa lên phiền táo nhưng không có hiện tượng phát nóng, mạch huyền sác.

  • Thổ huyết

Chủ chứng là nôn mửa ra huyết.

Vì có tích nhiệt và chỗ vị quản khó chịu hoặc đau, môi đỏ, miệng hôi, lòng cồn cào, đại tiện bí kết. Rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Can hỏa hại đến vị thì tâm phiền, hay giận, miệng đắng, sườn đau, ngủ ít hay chiêm bao, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

  • Lạc huyết

Chủ chứng là khạc ra huyết.

Thường khạc ra huyết, hoặc thỉnh thoảng có ho, hỏa đưa lên miệng nóng, cô họng khi ráo, có hiện tượng chân âm hư, hỏa đưa lên, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

“Khái huyết” cũng gần giống như “lạc huyết”. Trương Cảnh Nhạc nói: “lạc huyết” là huyết từ trong họng hễ khạc thì ra, không phải như “khái huyết”, “thấu huyết” là phải ho dùng sức ít nhiều mới ra huyết. Đại khái ho mà ra huyết là huyết từ tạng ra là huyết ở xa, khạc mà huyết ra ngay là huyết từ họng thở mà ra, là huyết ở gần”.

Vậy thì “khái huyết” với “lạc huyết” khác nhau rõ ràng, chủ yếu là dùng sức ho là “khái huyết”. Khạc ra ngay là “lạc huyết”, “khái huyết” là huyết từ phổi ra, “lạc huyết” là huyết từ họng ra, nhưng cũng không nên câu nệ, cần phải biện chứng toàn diện, mới có thể chẩn đoán đúng đắn được.

  1. CÁCH CHỮA

  • Khái huyết

Ngoài bị phong tà, trong có nóng táo thì nên trừ phong thanh bế lương huyết, chỉ huyết, dùng các bài Tang hạnh thang (1), bài Tứ sinh hoàn (2). Nếu can hỏa phạm vào phế thì nên bình can thanh phế, dùng các bài trên hợp Đại cáp tán (3) gia…

  • Thổ huyết

Trong vị có tích nhiệt thì nên thanh vị tả hoả, dùng bài Kim quỹ tả tâm thang (4). Nếu can hỏa hại đến vị kiêm tả. Can hỏa dùng các bài trên gia long đởm đến vị kiêm tả, cam thảo, đan bì, sơn chi, đồng thời đều có thể dùng bài Thập khôi tán (5) để chỉ huyết, nếu huyết không thông thì chỉ dùng bài Hoa nhị thạch tán (6). Sách “Kim quỹ yếu lược” chép: “Thể huyết không chỉ dùng bài Trắc bá diệp thang (7) làm chủ yếu, phương này dùng cả thuốc hàn và thuốc ôn, để dẫn huyết quy kinh, nếu thổ huyết không chỉ âm bị tổn thương liên cập đến dương có thể dùng châm chước mà dùng.

  • Lạc huyết

Nếu chứng thuộc về phế nhiệt thì nên thanh giải phong nhiệt, dùng bài Tang cúc ẩm (8) gia giảm, nếu hỏa của tâm bào vượng thì nên dùng thêm những vị hoàng liên, sơn chi. Thuộc về chân âm hư, hỏa bốc lên, nên tư âm giáng hỏa dùng bài Sa sâm mạch đông thang, thêm những vị sinh địa, đan bì, hải phù thạch.

Ngoài ra như những vị ngẫu tiết, mao căn, trúc nhự, tiền bạc thảo dầu là thuốc mát huyết, chỉ huyết có thể tuỳ chứng mà thêm vào. Lại như thốt nhiên thổ huyết dữ, huyết ra như dội, sắc tươi đỏ là thuộc huyết nhiệt, nên thanh nhiệt lương huyết, dùng bài Tê giác địa hoàng thang (10), đồng thời uống nước mực tàu, nước ngó sen, và sâm tam thất nghiền nhỏ hoà xuống, chữa ngoài thì dùng bạch phụ tử đắp vào huyệt Dũng tuyền cũng được. Huyết ra quá nhiều mà có hiện tượng nguy thoát thì uống ngay bài Độc sâm thang (11) để cứu vãn.

5/51 rating
Bình luận đóng