Trẻ mới sinh là những trẻ mới 1 tháng tuổi trở lại đòi hỏi, sự bảo vệ chăm sóc đặc biệt. Tất cả mọi hiện tượng trên thân thể trẻ đều là hiện tượng sinh lí, nhưng cá biệt cũng có hiện tượng thuộc bệnh lí, do đó, yêu cầu , bố mẹ phải chú ý phân biệt cẩn thận.
Mục lục
Kiểm tra trẻ mới sinh
Trẻ vừa mới lọt lòng, môi trường thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Để phát hiện kịp thời tình hình khác thường của trẻ, phải luôn luôn chú ý quan sát trẻ, đồng thời kiểm tra toàn thân theo định kỳ, tốt nhất có điều kiện thì kiểm tra mỗi ngày một lần.
Tóc của trẻ mới sinh bình thường là tách từng sợi rõ ràng, về cơ bản không có lông máu (tóc máu); trên da toàn thân phủ một lớp mỡ nhòn của thai; xương sụn của vỏ tai phát triển tốt, vành tai rõ ràng, móng tay dài bằng hoặc vượt quá đầu ngón, toàn bộ bàn chân đã có nhiều đường vân xen nhau, ở bé trai thì bìu dái có rất nhiều nếp nhăn, hai hòn dái đã rơi xuống vào trong bìu dái; nếu là bé gái thì môi lớn của âm hộ phải che kín hoàn toàn môi nhỏ.
Trẻ mới sinh thần kinh phản xạ tốt
+ Phản xạ tìm ăn: trẻ mới sinh khi một bên má bị đụng vào thì kịp thời phản xạ quay đầu sang phía bên bị đụng. Nếu đụng nhẹ vào môi trên của trẻ thì cong môi lên như trạng thái tìm mồi.
+ Phản xạ ôm: cho trẻ sơ sinh nằm ngửa trên giường, dùng tay đỡ ở đầu cổ của trẻ. nếu đột nhiên đặt đầu thấp xuống, làm cho đầu nó nghiêng về sau 10 – 15°, thì hai tay nó sẽ vươn thẳng ra ngoài, sau đó rất nhanh nó lại thu vào trong cho đến trước ngực, xuất hiện tư thế ôm. Dùng tay gõ đệm giường chỗ gần đầu trẻ hoặc là vỗ tay cho phát ra tiếng kêu, trẻ cũng có thể xuất hiện phản xạ ôm.
+ Phản xạ uốn nắn: khi trẻ nằm ngửa, quay người trẻ xê dịch đi thì đầu trẻ cũng quay theo, đầu và ngực bụng vẫn giữ tư thế như ban đầu. Nếu quay đầu, thân mình cũng quay theo.
+ Phản xạ duỗi đùi xen kẽ: ấn một khớp đầu gối của trẻ, làm cho đùi dưới của nó duỗi thẳng ra, nếu kích thích ở gan bàn chân cùng bên, thì đùi dưới của chân bên kia gập lại, sau đó duỗi thẳng, thu vào trong.
+ Gấp cơ sức kéo tăng cao: kéo cánh tay trước của trẻ làm cho khớp cùi chỏ duỗi thẳng ra, buông tay ra khớp cùi chỏ đàn hồi trở lại vị trí gấp. Kéo chân càng cao thì chân với đùi hình thành một góc nhỏ hơn 90o.
Bảo vệ chăm sóc rốn
Trẻ sau khi sinh ra phải được cắt rốn, khoảng 7 ngày khô dần và rụng, cần phải chú ý bên ngoài vải băng rốn xem có thấm máu không, khi thấm máu tương dối nhiều thì phải băng quấn lại để cầm máu. Nếu không có hiện tượng thấm máu thì không cần tháo ra, để tránh gây ra nhiễm trùng. Cá biệt có trẻ mới sinh, sau khi cuống rốn rụng, trong rốn có chất thấm rỉ ra. Có thể bôi cồn 95°, giữ cho khô. Nếu có hình thành mầm thịt, có thể dùng dung dịch Nitrat bạc 10% chẩm vào. Nếu có mủ tiết ra thì có thể hôi thuốc nước méthylen 1 – 2%.
Bảo vệ chăm sóc da
Trên da trẻ mới sinh có một lớp giống như dầu mỡ màu trắng xám, gọi là mỡ của thai, có tác dụng bảo vệ da, sau khi sinh ra, sẽ dần dần mất đi, không cần rửa. Nhưng các vết máu ở da đầu, sau tai, dưới nách và những chô nêp nhăn khác thì nên rửa sạch nhẹ nhàng. Thường thì mỡ thai rửa bằng nước và xà phòng không sạch, cần phải dùng dầu lau rửa gọi là lau khăn tẩm dầu. Nên dùng loại dầu ăn thực vật 50 – 100gr, cho vào trong nồi đun đến bốc hơi, để khử độc, chờ cho nguội, cho vào trong lọ sạch, có nắp đậy để chuẩn bị dùng. Lau dầu đảm bảo sạch sẽ, mượt da, khử sạch mỡ thai, giữ được nhiệt độ thân thể.
Rửa mặt: trẻ mới sinh hằng ngày đều phải rửa mặt. Dùng nước ấm và sợi vải hoặc khăn mặt nhỏ. không dùng xà phòng. Khi rửa mặt cần chú ý rửa sạch chất tiết ra của mắt. Sau khi rửa xong có thể lau bằng chất mỡ thơm cho nhuận da. Tuy nhiên lỗ mũi và vành tai không nên rửa bằng nước, đề phòng nước vào gây viêm, có thể dùng tăm quấn bông tẩm dầu thực vật đã tiêu độc để lau rửa hai lỗ mũi, lỗ tai và sau tai, dưới cô, dưới nách, háng, ngấn bụng. Chú ý cứ mỗi chỗ thay một que tăm bông, mỗi lần không nên tẩm dầu nhiều quá.
Chăm rửa phần hậu môn: trẻ mới sinh dễ bị “đỏ mông”, ngoài việc chăm thay tã lót, cố gắng hết sức không dùng cao su bọc trong ngoài tã lót. cần phải cẩn thận khi rửa hậu môn trẻ, sau mỗi lần đại tiện, dùng ấm trà có vòi đựng nước ấm dội rửa. Sau khi rửa sạch, dùng vải mềm chấm cho khô nước. Chờ cho sau khi hoàn toàn khô, rắc lên một ít phấn hoạt thạch hoặc phấn rôm tiêu độc. vết nước chưa hoàn toàn khô không nên rắc phấn, để tránh phấn và nước kết hợp với nhau tạo thành dạng hạt tăng lực ma sát có hại cho da.
Chăm gội đầu: đề phòng mũ thai (cứt trâu) ở trẻ cần chú ý: đầu của trẻ mới sinh, đặc biệt là các chỗ trước, sau, xung quanh thóp và chỗ lông mày, chất tiết ra thuộc loại mỡ có tính dính tương đối lớn, cộng thêm bụi bặm tích tụ lại thành dạng vảy cá, ta gọi là mũ thai nó kích thích đầu trẻ sinh ra ngứa khó chịu, cần rửa sạch kịp thời. Khi thời tiết ấm áp cứ một ngày hoặc cách một ngày rửa một lần, mùa đông cũng phải một tuần rửa một lần. Nếu đã hình thành lớp mũ thai mà rửa bằng nước không được, thì trước hết dùng dầu thực vật đã khử độc bôi lên mũ thai’, đội lên đầu trẻ một cái mũ phía trong có lót màng nhựa, sau 24 giờ, dùng nước ấm và xà phòng rửa lau nhẹ, rửa sạch tuyệt đối cấm dùng lực cạo hoặc là dùng ngón tay móc, gẩy, để tránh xuất huyết nhiễm trùng. Có thể ngày thứ hai lại bôi dầu, sau 24 giờ lại rửa, rửa đi rửa lại mấy lần là có thể sạch toàn bộ.
Tắm lau hằng nước ấm: trẻ mới sinh không ngừng tiến hành trao đổi chất, dễ ra mồ hôi, cần chăm lau rửa bằng nước ấm.
Mùa hè ngày ngày lau rửa 1 – 3 lần; mùa đông mỗi tuần phải lau rửa một lần. Khi tắm rửa, nhiệt độ trong phòng duy trì ở 24°c, nước ấm phải ở khoảng 40°c.
Trước khi tắm phải chuẩn bị đầy đủ: chậu rửa mặt to (hoặc là chậu tắm), xà phòng, khăn mặt to, nhỏ, mỗi loại một cái, một hộp phấn rôm, khăn mặt to dùng để lau khô người sau khi tắm xong, trước khi tắm rải trên giường.
Khi tắm cho trẻ sơ sinh trước hết cho trẻ nằm ngửa mặt lên, tay trái của mẹ đỡ ở phần gáy của trẻ, ngón cái và ngón giữa tay trái mẹ nút giữ hai tai trẻ, dùng khủy tay và hông lưng kẹp giữa phần mông trẻ, dùng tay phải rửa phần đầu ‘trẻ, đầu tiên dùng khăn mặt dấp ướt tóc, xoa xà phòng thơm, dùng tay gãi nhẹ, đặc biệt là bộ phận gáy, vì chỗ này thường xuyên tiếp xúc với gối, dễ ra mồ hôi và phát ngứa, cho nên phải rửa kĩ một chút. Khi gội đầu trẻ sẽ cảm thấy rất dễ chịu, dễ dàng hợp tác. Sau đó dùng khăn mặt nhỏ rửa sạch phần bọt xà phòng trên đầu, lau khô tóc xong thì lau mặt. Sau đó theo thứ tự rửa cổ, rửa ngực bụng, hai ổ nách và tứ chi trên dưới, những nếp nhăn nhiều nhất thiết phải rửa sạch. Quay lại phía mông trái của trẻ. ngón tay nắm giữ đúng đầu gối bên trái, trước hết rửa phần mông, sau rửa hai đùi và chân. Sau rửa thì lau khô, đem trẻ đặt trên khăn mặt to chấm khô các vết nước. Vặn khô khăn mặt nhỏ, lau nhẹ ở chỗ chưa rửa xung quanh rốn. Cho trẻ nằm ngửa, bà mẹ dùng tay trái bưng kín mồm mũi của trẻ, tay phải lấy phấn rôm xoa khắp ở cổ, ổ nách, ngấn bụng, sau khoeo chân, và các chỗ có nếp nhăn nhiều.
Khi tắm cho trẻ cần hết sức chú ý, tránh nước vào lỗ mũi, lỗ tai, không được làm ướt rốn, phải chia từng phần để tắm, động tác phải nhanh, toàn bộ quá trình tắm chỉ trong 6 – 10 phút, chú ý không để trẻ hít phấn rôm vào phế quản.
Bảo vệ chăm sóc vòm miệng
Thai nhi sau khi sinh ra phải được nhanh chóng làm sạch nước ối, niêm dịch trong vòm miệng, để tránh hít vào trong phổi. Vòm miệng không được lau rửa. Giữa hai lần bón sữa thì cho uống một lần nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt, nước chè nhạt. Răng nanh và mồm bọ ngựa cũng tuyệt đối không được khều, móc, tránh nhiễm trùng.
Bảo vệ chăm sóc đại tiện
Trẻ mới sinh, đại tiện trong 3 ngày đầu tiên là phân thai, đặc dính, màu xanh đen, không thối, dính vào tã khó tay sạch, phải dùng vật cứng mỏng để cạo mới sạch. Chờ 2 – 3 ngày sau, sữa mẹ xuống đầy đủ thì phân của trẻ đi ra sẽ bình thường.
Phân của trẻ bú sữa người có màu vàng, độ đặc đồng đều như trạng thái kem. Thinh thoảng có lúc đi phân như hồ loãng, màu hơi xanh, có mùi chua, không thổi. Mỗi ngày đi 2 – 4 lần.
Phân của trẻ nuôi bằng sữa bò có màu vàng nhạt hoặc màu xám đất, chất hơi cứng, phần nhiều thành hình dải dài.
Vì trong sữa bò chất protein tương đối nhiều, nên phân có mùi thối rõ rệt, mỗi ngày đi đại tiện 1 – 2 lần.
Nếu phân có mùi thôi nặng, biểu thị chất protein tiêu hóa không tốt, có hoa sữa, đó là chất như xà phòng do mỡ chưa tiêu hóa hấp thụ, hóa hợp với canxi Mg tạo thành, nếu lượng sữa ít thì đó là hình thường, nếu số lượng hoa sữa nhiều chứng tỏ tiêu hóa không tốt; đại tiện ra phân loãng, có bọt, biểu thị loại đường tiêu hóa không tốt; đại tiện ra trong, phân có màu trắng hoặc là chất giống như sữa, chứng tỏ mỡ tiêu hóa không tốt; trẻ nuôi bằng sữa bò ra phân màu xanh, có thể là phần bụng bị cảm lạnh, dẫn đến tiêu hóa không tốt; đại tiện nhiều lần, phân có niêm dịch màu nâu, tương đối đặc dính, dùng que nhỏ có thể chọc lên thành dây, phần lớn là do viêm đường ruột. Trẻ con nuôi bằng sữa bò, sữa dê còn dễ sinh ra bí tiện, phân cứng, đại tiện rất khó, có thể cho thêm ít cháo gạo vào trong sữa, tốt nhất là cháo gạo tẻ. Giữa hai lần ăn sữa cho uống nước rau hoặc nước lê một lần. Khi bí tiện nghiêm trọng có thể chữa trị bằng “khai tắc”. Cục phân quá cứng có thể dùng đũa hoặc cán muối và đeo găng tay vào dùng tay móc ra. Đại tiện xong rửa sạch không nên lau.
Chăm sóc tiểu tiện cho trẻ
Trẻ sau khi lọt lòng, thời gian không lâu sẽ bắt đầu đi tiểu tiện. Mấy hôm đầu mới sinh, vì lượng ăn vào ít, mỗi ngày chỉ đi tiểu tiện 4 – 5 lần, sau 1 tuần đi tiểu tiện tăng lên 20 – 30 lần; Đến khi tự động không chế được thì khoảng cách thời gian kéo dài hơn, khi 1 tuổi mỗi ngày đi tiểu tiện khoảng 15 – 16 lần. Đến tuổi đi học mỗi ngày đi tiểu tiện 6 – 7 lần.
Lượng nước tiểu tiện hàng ngày khác biệt nhau rất nhiều, có liên quan đến lượng nước uống vào, nhiệt độ thời tiết, độ ẩm, các loại thức ăn, lượng hoạt động và yếu tố tinh thần. Trẻ mới sinh mỗi ngày lượng nước tiểu bình quân là 400ml trở lại; sơ sinh 400 – 500ml; tuổi nhi đồng trước khi đi học 600-800ml, tuổi đi học 800- 1400ml. Một ngày đêm ít hơn 400ml là ít tiểu tiện, ít hơn 30 – 50ml là không tiểu tiện.
Màu sắc nước tiểu tiện: trong mấy ngày đầu mới sinh ra có màu đậm và đục. Sau khi nguội có kết tủa màu nâu hồng, đó là kết tinh muối urate, sau đó mấy ngày thì màu nước tiểu nhạt đi.
Tỉ trọng của nước tiểu trong thận của trẻ mới sinh chỉ 1006 – 1,008, khi trẻ lớn thì tỉ trọng này cũng cao lên, sau 1 tuổi thì gần như của người lớn.
Trong nước tiểu trẻ mới sinh có protein vi lượng, về sau trong nước tiểu của trẻ bình thường không nên có protein. cần chú ý quan sát nói ở trên, còn cần phải chăm thay tã lót và lau rửa sạch bộ phận mông, đít. Trong da bao quy đầu của bé trai rất dễ kết đọng cáu bẩn sinh nhiễm trùng, phải định kì lật ngược ra làm sạch.