1/ Trẻ em không nên ở trong nhà bếp lâu.

Trong quá trình đun nấu, than củi toả ra rất nhiều khí thể và bụi khói độc như ôxit cacbon, cacbon điôxit, benzen, bụi than v.v… Trẻ em đang ở thời kỳ lớn lên, các hệ thống phát dục còn chưa hoàn thiện, năng lực thích ứng và kháng bệnh con tương đối kém nên đặc biệt mẫn cảm đối với những vật có hại này, dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm khí quản, viêm phổi v.v… cấp tính và mãn tính. Lại còn có thể dẫn đến mắc các bệnh quá mẫn cảm, như hen xuyễn, thở khò khè, viêm phổi thở dốc, viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh mẩn ngứa v.v…

2/ Không nên khoá trẻ em ở trong phòng.

Có bậc cha mẹ sợ con mình ra ngoài nghịch ngợm, liền nhốt trẻ ở trong phòng, khoá cửa lại. Nếu chẳng may xảy ra những chuyện bất ngờ, như hoả hoạn, điện giật, trúng độc khí than v.v… mà không ai biết hậu quá không thể cứu vãn nổi. Cho dù có người phát hiện thì cũng khó có thể cứu chữa kịp thời.

3/ Không nên đặt chậu cây trúc đào ở trong phòng ở của trẻ em.

Trừ phấn hoa gây bệnh ra, có một số bộ phận khác của một số loài hoa cũng có chất độc. Ví dụ như nước cây Tiên nhân chưởng có chất độc, nếu bị nó đâm chảy máu thì có thể gây ra viêm da. Lá cây trúc đào, vỏ cây trúc đào có chất glucôxit, nếu ăn nhầm phải thì sẽ trúng độc. Trong gia đình và ở nhà nuôi trẻ không nên đặt những chậu cây trúc đào ở trong phòng ngủ của trẻ em.. Đồng thời cũng không nên để cho trẻ em còn nhỏ chơi những loài hoa có chất độc, càng không được để cho các em chơi trò ngậm hoa và cành hoa. Những loại hoa thơm nồng như hoa Đinh hương, hoa Mễ lan, hoa Vi li v.v… để đề phòng phản ứng quá mẫn cảm, ban đêm không nên để những chậu hoa ấy ở trong phòng ngủ.Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em làm sao để khắc phục

4/ Không nên dùng củi làm chất đốt ở trong phòng của trẻ em.

Đối với hệ thống hô hấp của con người, đốt củi sẽ gây ô nhiễm cực kỳ có hại, trong quá trình ôxy hoá, trong khói củi có các chất ô-xit cac-bon, đi-ô-xit cac bon, đi- ô-xit sun-phua, chất an-đê-hit, chất ben-zen v.v… là những chất hoá học rất độc, nó còn làm cho tiêm mao niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, niêm dịch an-đê-hit A, an-đê-hit phụ, an-đê-hit B, phê-nôn và phê-nôn A bị ngưng kết.

Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với những chất thoát ra trong khi đun củi sẽ rất hại cho sức khoẻ, có thể xảy ra viêm khí quản, viêm chi khí quản và bệnh viêm các đường hô hấp khác. Trẻ em trước tuổi đến trường mà hít phải khói củi này lâu ngày thì sẽ sinh bệnh ho và khó thở. Nhất là những em mà đã mắc các bệnh như viêm chi khí quản, bệnh thở dốc, các bệnh về đường hô hấp v.v… nếu hít thở phải khói củi này thì bệnh sẽ nặng hơn nhiều.

Khi đốt củi lửa còn có thể sản sinh ra rất nhiều vật chất khả nghi có thể dẫn đến ung thư khác. Cho nên khi dùng củi gỗ làm chất đốt thì phải chú ý thông gió, bảo đảm nhiệt độ trong phòng. Trong phòng ở của trẻ em không nên dùng củi gỗ làm chất đốt, đặc biệt là trong phòng có các em bị mắc bệnh đường hô hấp lại càng không được dùng củi gỗ để đốt sưởi hoặc thổi cơm.

5/ Không để cho phòng ở bị ô nhiễm.

Một nhà khoa học về môi trường đã tiến hành một cuộc thí nghiệm thật là thú vị, ông mang theo máy đo và phân tích bụi thải trong không khí đi đến một số nơi. Ông phát hiện ra rằng, nơi có nồng độ bụi thải cao nhất lại không phải là ở ngoài khu phố chợ có lượng người đông đúc nhất mà lại là ở trong khu vực nhà ở của chúng ta.

Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, đại khái có trên 70% thời gian chúng ta ở trong phòng như ở trong nhà , ở trong văn phòng làm việc, ở trong trường học, ở trong rạp hát, chiếu bóng, ở trong các cửa hàng bách hoá, ở trong tàu, xe v.v… Song song với việc nhân khẩu thành thị tăng lên một cách nhanh chóng, các vật kiến trúc cũng đang thay đổi không ngừng như cao ốc hoá, tập trung hoá, càng dễ dẫn đến các vật ô nhiễm trong không khí tràn vào trong các căn hộ, uy hiếp sức khoẻ con người.

Chất đốt có liên quan mật thiết đến cuộc sống thường ngày của con người là nguồn phát sinh chủ yêú ô nhiễm không khí ở trong phòng ở. Trong quá trình đốt than sản sinh ra rất nhiều vật chất có hại. Khi mà hệ thống thông hơi, thông khói không tốt, khi khói khó thoát ra ngoài hoặc không thoát được ra ngoài thì những khí thể có hại này sẽ đọng lại ở trong không trung ở trong phòng sẽ tạo thành ô nhiễm. Chất ô-xit cac-bon mà người ta thường gọi là “ khí than” theo đường hô hấp vào trong cơ thể, kết hợp với huyết sắc tố ở trong máu biến thành chất ô-xit huyết sắc tố, do đó mà phá hoại sự lưu chuyển ô-xy bình thường cuả máu, làm cho cơ thể người ta vì thiếu ô-xy mà cảm thấy người khó chịu. Nhẹ thi nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, nặng thì tim đập mạnh, buồn nôn. Khi nồng độ ô-xit cac-bon ở trong phòng tương đương với mức độ (1000ppm) thì người ta sẽ bị ngạt thở, bị chết vì thiếu ô-xy. Vì khí ô-xit cac-bon là chất khí không có màu sắc, không có sự kích thích, nên không dễ bị phát giác, cho nên đối với tính ô nhiễm tiềm ẩn của nó cần phải đề cao cảnh giác.

Người ta thường dùng nhiều đồ gỗ ở trong nhà, có không ít đồ gỗ được dùng keo phê-nôn an-đê-hit để ghép lại. Loại keo này cũng bốc ra mùi an-đê-hit A có hại cho sức khỏe. Nếu nồng độ cao thì có thể làm cho người ta bị nhức đầu, buồn nôn và chảy máu mũi.

Trong cuộc sống hàng ngày, có khi chúng ta còn bị những mùi rất khó chịu quấy rầy, như mùi hôi của mồ hôi, mùi hôi nách, mùi thối của giày dép, mùi hôi của quần áo cũ v.v… Còn nữa, khi trong nhà đun nấu sẽ toả ra các mùi vị. Tất cả những mùi vị đó nếu cứ kéo dài sẽ làm cho tầng vỏ đại não bị kích thích ác tính mà làm cho người ta nhức đầu, buồn nôn, ăn không ngon. ở những nơi công cộng như trong rạp hat, chiếu bóng, trong hội trường, trong bệnh viện v.v… do có nhiều sự tản nhiệt, tản độ ẩm, tản hơi thở và các loại bài tiết, khiến cho không khí biến thành ô nhiễm nặng nề. Theo thống kê, trong một rạp chiếu bóng có 1000 người, cứ mỗi một đợt chiếu phim, sẽ có khoảng 14 vạn ki-lô ca-lo, 80 cân hơi nước va 46 m3 khí thể đi-ô-xit cac-bon được thải ra. Cho nên, thường khiến cho người ta cảm thấy bải hoải, buồn nôn và khó thở, đó cũng là mối nguy hại vô hình đối với cơ thể người ta.

Để giảm bớt ô nhiễm không khí ở trong phòng, cần phải cố gắng làm được mấy điểm sau đây : Nếu dùng than thì nên chọn mua loại than tốt, có it chất sun-phua. Phòng ở và nhà bếp nên tách rời nhau. Nếu dùng than thì phải có ống thông khói. Nếu dùng bếp than tổ ong thì phải có đường thoát khói ra ngoài , nhất thiết không để khói xông vào trong nhà . Phải thường xuyên mở cửa và cửa sổ, để cho trong phòng có không khí tươi mới, phải thường xuyên quét nhà, lau nhà, các góc tường, chân giường v.v… để lau sạch bụi bặm và trước khi quét nhà phải vẩy nước hoăc quét bằng chổi ướt để tránh bụi bay mù lên. Khi ở ngoài về nhà thì không nên nằm nghỉ ngay mà trước hết nên rũ bụi bặm trên quần áo. Không nên mặc quần áo lao động về nhà. Nên hết sức giảm bớt những lần đến những nơi quá đông đúc (trong những căn phòng yên tĩnh, mỗi mét khối, lượng bụi chỉ có khoảng 0,12 đến 0,50 mg bụi, còn ở trong cửa hàng bách hoá thì lên tới 1,6 đến 9,7 mg). Bố trí hợp lý các căn phòng, nếu có điều kiện thì nên trồng một số cây hoa cảnh thì có thể giảm bớt được ô nhiễm.

6/ Không nên tưới nước để làm giảm nhiệt độ trong phòng.

Vào mùa hè nóng nực, nhiều nơi nhiệt độ ở trong nhà có thể lên đến trên dưới 37 – 38 0 C. Để giải quyết việc khô hanh, có một số nhà đã té rất nhiều nước ở trong phòng, để mong làm giảm độ nóng ở trong phòng, nâng cao được không khí trong sạch ở trong phòng. Kỳ thực như vậy là rất không khoa học.

Nói chung, nước bốc hơi, đúng là có mang theo một số nhiệt lượng đi thật, do đó mà có tác dụng giảm bớt độ nóng ở trong phòng. Nếu trong mùa hè viêm nhiệt, sau một trận mưa rào, người ta cảm thấy không khí thật là tươi mát dễ chịu, trong đó có một phần nguyên nhân là nước mưa bốc hơi làm tan đi một phần nhiệt lượng làm cho không khí tươi mát. Nhưng tưới nước ở trong phòng thì lại không phải như vậy, bởi vì việc tán phát hơi nước là nhờ vào sự lưu thông của không khí. Việc lưu thông khí trong phòng thuận lợi thì nước dễ bốc hơi, nhưng không khí trong phòng, do bị những bức tường ngăn trở, nên nói chung lưu thông không thật dễ dàng, nhất là trong tình hình nhiệt độ ở bên ngoài phòng lại cao, sức gió ít nên việc lưu thông không khí ở trong phòng càng khó khăn, thường thường ở vào trạng thái tương đối tĩnh lặng. Lúc này tưới nước ở trong phòng, hơi nước không có cách nào để tản ra ngoài được mà phải đọng lại trong không khí, khiến cho độ ẩm ở trong phòng không ngừng tăng lên. Trong phòng nhiệt độ cao lại thêm độ ẩm lớn, như vậy chang khác gì nhiệt độ không khí trước khi có cơn dông, làm cho người ta cảm thấy ngột ngạt khó chịu hơn nhiều so với lúc bình thường, như vậy rất bất lợi cho cả thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời vì nhiệt độ cao, hơi nước bốc nhanh, rất nhiều vi trùng và bụi bặm ở trên sàn theo hơi nước bay vào trong không khí tạo thành không khí hỗn tạp hơn nhiều so với trước khi tưới nước.

Cho nên, phương pháp tưới nước ở trong phòng để làm giảm nhiệt độ thì không thật thoả đáng, không nên dùng. Trong những căn phòng có điều kiện thông gió tương đối tốt, nếu có sử dụng phương pháp tưới nước để làm giảm nhiệt độ, thì cũng chỉ nên dùng nước lạnh tưới cho ướt mặt sàn là được, tốt nhất là nên dùng khăn ướt đã vắt hết nước để lau mặt sàn nhà, song tất cả các cửa đều phải mở hết, nếu có quạt máy thì bật quạt để không khí được lưu thông.

7/ Tuyệt đối không nên dùng đèn đất ở trong phòng ở.

Có một số vùng nông thôn và vùng núi chưa có đèn điện, có nhiều gia đình đã dùng đèn đất (a-xê-ti-len) để chiếu sáng. Như vậy không những ô nhiễm môi trường trong phòng, rất nguy hại cho sức khoẻ mọi người mà còn có thể gây nổ rất nguy hiểm.

Nhà nông dùng đèn đất để chiếu sáng, chủ yếu là do đất đèn gặp nước phát sinh phản ứng hoá học mà tạo ra thể khí có thể cháy được. Thành phần hoá học chủ yếu của đất đèn là đá vôi, còn có các tạp chất như lưu huỳnh, lân, thạch tín, si-lich v.v… Cho nên trong khi hoá thành khí a-xê-ti-len thường có một số thể khí như sun-phua hy-đrô, lân nhẹ, thạch tín nhẹ, silich cháy v.v… Những chất khí có hại này sau khi vào trong cơ thể con người sẽ làm cho người ta nhức đầu, tim đập mạnh, buồn nôn, đau bụng, trạng thái tê bì v.v… gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tính mạng con người.

Ngọn lửa mà đèn đất chiếu sáng, là vì nó chứa trên 92% thán khí, cho nên cường độ sáng của nó mạnh gấp 15 đến 20 lần ánh sáng đèn dầu. Khí thể a-xê-ti-len hỗn hợp với không khí dễ gây nổ. Nếu khí a-xê-ti-len cháy không hết hoặc bị rò rỉ, rất dễ gây nên nguy hiểm bị nổ bất cứ lúc nào. Cho nên các vị nông gia ở nông thôn hoặc miền núi không có điện nên dùng đèn dầu thì tốt hơn, tuyệt đối không nên dùng đèn đất để chiếu sáng. Nên tích cực sáng tạo điều kiện, ra sức phát triển thuỷ điện nhỏ hoặc ở nông thôn thì dùng khí mê-tan để phát điện, như vậy càng giảm được sự ô nhiễm, tăng cường sức khoẻ cho mọi người, lại có thể phát triển nguồn năng lượng, nâng cao được hiệu quả kinh tế.

8/ Tuyệt đối không nên đóng cửa đốt lửa cho phụ nữ và trẻ em sưởi.

Có một gia đình có 3 người ở trong một căn nhà đóng kín hết các cửa sổ và cửa ra vào, ngồi xung quanh một đống lửa cháy rừng rực để sưởi, kết quả là cả nhà đã bị trúng độc chết hết.

Đó là do than củi khi cháy đã toả ra khí độc ô-xit cac-bon gây ra. Bởi vì ô-xit cac-bon so với ô-xy của huyết sắc tố to hơn 300 lần, mà tốc độ phân giải của huyết sắc tố thán khí so với ô-xy có huyết sắc tố chậm hơn 3600 lần, do đó mà sinh ra thiếu ô- xy trong máu, làm tổn hại cho ngũ tạng, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, nặng thi hôn mê, kinh giật, cuối cùng thì chết vì tuần hoàn hô hấp bị suy kiệt.

Cho nên trong mùa đông, khi đốt củi sưởi cần chú ý trong phòng phải thoáng gió. Trước khi đi ngủ phải đem lò để ra ngoài nhà, nếu như xảy ra trúng độc ô-xit cac-bon thì phải nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo. Nếu bị trúng độc nghiêm trọng thì phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.

9/ Không nên để những phế vật lâu ở trong nhà.

Bất kỳ là thành thị hay nông thôn, nhà máy hay hầm mỏ có nhiều gia đình thường hay tích trữ những vật đã dùng rồi, thậm chí có thứ không dùng lại được nữa, làm mất một khoảng không gian như trong nhà bếp, góc tủ, dưới gầm giường, làm cho bụi bặm bám đầy, chuột bọ làm tổ rất mất vệ sinh, lại còn hao tiền tốn của. Những phế vật này như quần áo trẻ em không dùng được nữa, những đồ chơi của trẻ em không chơi nữa, những đồ vật đã hỏng v.v… đều tích tụ chúng lại, rõ ràng là không thích hợp, mà cũng không cần thiết. Ví dụ như quần áo và đồ chơi, để lại sẽ chiếm mất một không gian nhất định, khiến cho trong tủ chật ních không xếp vào đâu được nữa. Nếu giữ cho đến khi cần sử dụng lại thì những thứ đó đã mục nát hoặc đã lạc hậu mất rồi, không thể dùng được nữa. Biện pháp tốt nhất là dùng xong nên cho ngay người khác hoặc đem bán đi. Ví như chiếc đài bán dẫn không chữa được, không muốn vứt đi, giữ lại chỉ là đồ bỏ đi, chi bằng bán quách cho hiệu đồ cũ, để họ thay thế sử dụng. Cho nên trong nhà không nên giữ lại các đồ đã cũ hỏng. Phải tạo cho mình và con cái mình một môi trường gia đình gọn gàng, sạch sẽ lành mạnh. Đối với những thứ “Bỏ thì thương, vương thì tội” này cần phải xử lý một cách dứt khoát. Cái đáng vứt thì vứt đi ngay, cái đáng bán thì bán, đáng cho thì cho ngay, phải phát huy tác dụng “Phế vật bất phế, biến phế vi bảo”, vừa tăng thêm được một khoản thu nhập nhất định, lại vừa làm cho nhà cửa được sạch sẽ gọn gàng. Như vậy chính là nhất cử lưỡng tiện, các bà chủ chẳng vui lắm sao !

0/50 ratings
Bình luận đóng