NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỌC THỨC ĂN

Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp thường gặp, ngay ở các nước có mức sống cao, do ăn phảïi thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố cuả chúng.

Ngộ độc thức ăn do Salmonella

Type huyết thanh  thường gặp là S. Typhi murium, S. Enteritidis, số lượng vi khuẩn đủ để gây bệnh thường > 106 vi khuẩn, thức ăn bị nhiễm thường gặp là trứng không được nấu chín.

Ngộ độc thức ăn do tụ cầu

Ngộ độc thức ăn do ngoại độc tố  tụ  cầu, thức ăn thường bị lây nhiễm bởi người mang tụ cầu vàng (nhọt, chín mé..), thời gian nung bệnh từ 1-6 giờ

Ngộ độc thức ăn do các vi khuẩn khác qua trung gian độc tố

Clostridium perfringens: thường do ăn thịt không được nấu chín  hay  thức ăn  hâm lại không kỹ, thời gian nung bệnh  8  -12  giờ.

Clostridium

Phương thức lây truyền

Chủ yếu là đường phân miệng , do uống nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm bẩn

Nguồn bệnh

Nguời bệnh

Người lành mang trùng : đây là nguồn lây quan trọng

Tuổi : có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn .

Giới : Không có sự khác biệt giữa nam và nữ

Mùa: Bệnh thường xảy ra vào mùa nóng.

Tình hình kinh tế, xã hội

Bệnh thường xảy ra ở các nước nhiệt đới, kém phát triển, điều kiện vệ sinh kém.

Yếu tố nguy cơ

Cơ địa: Trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn dịch.

Tập quán ăn uống thiếu vệ sinh : ăn thức ăn chưa được nấu chín, hâm lại nhiều lần, không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu.

Điều kiện vệ sinh kém

Sử dụng nguồn nước không sạch

BIỂU HIỆN NGỘ ĐỌC THỨC ĂN

Salmonella có thể gây iả chảy bằng cơ chế phối hợp: do độc tố và xâm nhập

Cơ chế phối hợp

Vi khuẩn bám dính, xâm nhập vào trong thượng bì, gây nên các tổn thương ở đại tràng, dẫn đến sự tiết ra chất nhầy, từng đám niêm mạc hoại tử, hồng cầu, bạch cầu. Phân thường lỏng là do ảnh hưởng trực tiếp  đến sự hấp thu  của đại  tràng .

Do vi khuẩn xâm nhập vào thành ruột.

Staphylococus, C. Perfringens sản xuất ra ngoại độc tố trong thức ăn gây bệnh cảnh viêm dạ dày– ruột cấp, độc tố của vi khuẩn hoạt hóa hệ  adenylcyclase của tê úbào ruột gây tăng sự bài tiết của nước và điện giải ở ruột non mà chủ yếu là ở hỗng tràng, trong lòng ruột hiện diện một lượng lớn các dung dịch có áp lực thẩm thấu cao vượt quá khả năng hấp thu của ruột nên bệnh nhân thường tiêu chảy nhiều. Chức năng hấp thu của ruột non và đại tràng vẫn còn nguyên vẹn.

Do vi khuẩn sinh  độc tố

SINH LÝ BỆNH

Ngộ độc thức ăn do Salmonella

Phát bệnh thường đột ngột, thời gian ủ bệnh thường từ 12-36 h, phân lỏng, thối, kèm sốt cao, nhức đầu, nôn, đau bụng, bụng chướng triệu chứng kéo dài 2-3 ngày rồi khỏi nhanh.

Ngộ độc thức ăn do tụ cầu

Bệnh khởi cấp tính với: buồn nôn, nôn mửa, đi  cầu phân  lỏng, toàn  nước, số lượng nhiều, phân có thể  không  thối hoặc thối, không nhầy  máu, nhiều  lần trong ngày. Bệnh  nhân thường không sốt hoặc sốt nhẹ, đau bụng ít hơn so  với  hội chứng lỵ, có  thể  kèm theo nôn mửa, có thể gây mất nước nhanh  và nặng, đặc  biệt  ở trẻ nhỏ và người  già.

Bệnh  nhân dễ bị mất nước, có  khi gây trụy mạch, bệnh thường tiến triển thuận lợi. Cấy phân không có giá trị chẩn đoán .Không điều trị kháng sinh.

 

Nguyên nhânStaphylococusSalmonella spp.Perfringens
Thức ănSửa, thịt, sản phẩm của thịtSửa, các chất có

sưă,Trứng,Thịt, Đồ biển

Thịt, sản phẩm của thịt (đóng hộp)
Thời gian ủ bệnhNgắn (6-12 giờ)Dài (12-36 giờ)Ngắn (12 giờ)
Sốt(-)(+)(+)
Nôn mửa(++)(  )(  )
Tiêu chảy(+++)(++)(+)

CẬN LÂM SÀNG

Bảng 5: Phân biệt nguyên nhân theo triệu chứng

Quan sát  trực tiếp  một mẫu phân tươi

Có thể cho  phép định hướng chẩn đoán trong một số trường hợp.

Soi phân

Tìm bạch cầu hoặc vi khuẩn .Có bạch cầu khi iả chảy do tác nhân xâm nhập niêm mạc ruột, âm  tính khi iả chảy do vi khuẩn  không xâm nhập niêm mạc ruột hoặc do độc tố ruột.

Cấy phân

Để xác nhận tác nhân gây bệnh chính cần sử dụng nhiều loại môi trường hiếu khí, kỵ khí, môi trường đặc biệt, tùy theo yêu cầu chẩn đoán, tuy nhiên rất khó, vì khi cấy phân (+) lại có thể do tác nhân gây bệnh khác.

Các xét nghiệm khác

Nhằm  hướng dẫn  trị liệu trong các trường hợp  nặng như: Hct, ure máu, điện giải đồ ,  dự trữ kiềm.

dị ứng thức ăn
Hình ảnh minh họa dị ứng thức ăn

KHI NGỘ ĐỘC THỨC ĂN PHẢI LÀM SAO

Nguyên tắc điều trị

+ Điều chỉnh, ngăn ngừa, chống mất nước và điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm toan.

+ Điều trị nhiễm trùng ruột bằng kháng sinh nếu cần.

+ Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ  theo yêu cầu điều trị trong và sau khi hết ỉa chảy.

+ Điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có

Bù dịch và điện giải

Đánh giá lượng nước mất sơ khởi, thường dựa vào lâm sàng và cân nặng.

Bù nước và điện giải, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan: tùy thuộc vào độ mất nước và loại vi khuẩn gây bệnh

Mất nước nhẹ hoặc trung bình ( còn uống được) cho uống dung dịch điện giải ORS

Mất nước nặng hay trung bình nhưng ói nhiều không uống được:

Đối với người lớn: Chuyền các dung dịch đẳng trương như Ringer lactat, dung dịch muối đẳng trương, khởi đầu truyền hết tốc độ cho đến khi bắt được mạch quay (người lớn có thể chuyền 1 lít trong vòng 10- 15 phút). Sau đó điều  chỉnh dịch truyền chậm hơn.

Điều trị duy trì

Sau khi đã bù số lượng nước mất sơ khởi, cần bù số nước mất thêm sau khi nhập viện, và lượng nước cần thiết cho nhu cầu bình thường của cơ thể

Điều trị nhiễm khuẩn

+ Đối với vi khuẩn sinh độc tố: Không điều trị kháng sinh.

+ Đối với Salmonella: có thể dùng các kháng sinh như: Bactrime, Acid Nalidixic, tuy nhiên hiện nay kháng sinh thưòng dùng các Fluoroquinolones như:

Ofloxacine 0,2g x 2 viên / ngày

Ciprofloxacine 0,5g x 2-3 viên / ngày

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi hết tiêu chảy

Điều trị triệu chứng và biến chứng

Thuốc cầm ỉa chảy

Thuốc hấp phụ ( kaolin, than hoạt… ) không có tác dụng

Thuốc á phiện và dẫn xuất á  phiện: Làm giảm đau nhưng làm  chậm thải vi khuẩn nguy hiểm với  người già và trẻ nhỏ có thể gây tử vong

Hạ sốt bằng lau mát , lau ấm , cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt ở trẻ nhỏ

Chống co giật: Nếu kèm sốt cao thì phải hạ nhiệt . Mất nước và rối loạn điện giải thì phải bồi hoàn, hạ đường huyết thì  phải  chuyền  đường

Tránh dùng các thuốc nâng huyết áp, trợ tim, cortcoide

PHÒNG BỆNH

Vệ sinh ăn uống và  vệ sinh thực phẩm

Không ăn các thức ăn sống trừ những rau quả tươi có thể bóc vỏ và ăn ngay sau khi bóc

Đun nấu thức ăn cho  đến khi chín

Ăn thức ăn khi còn  nóng hoặc đun lại hoàn toàn trước khi ăn

Giữ thức ăn chín và bát đĩa sạch cách ly với thực phẩm và bát đĩa có thể bị ô nhiễm.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống , trước khi cho trẻ ăn và sau khi đại tiểu tiện biện pháp này dễ thực hiện, hiệu quả và thích hợp ở mọi nơi

Không để ruồi bâu vào thức ăn bằng cách đậy lồng bàn,

Phát hiện và  điều trị người mang mầm bệnh

Nước uống

Nguồn cung cấp nước phải bảo đảm sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước bẩn ngấm vào, phải  xa các hố xí

Bảo quản các nguồn nước, ngăn không cho súc vật lại gần

Chứa nước trong các thùng sạch, đậy nắp kín,  dùng gáo có cán dài để múc nước.

Nước uống phải được đun sôi để nguội

Vệ sinh các nhà ăn  tập  thể, các nơi  chế biến thức ăn công cộng

Bếp nấu ăn phải bảo  đảm hệ thống một chiều

Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhân viên nấu ăn và phục vụ ăn uống

Quản lý nhân viên mắc bệnh nhiễm trùng mãn tính, nhất là nhiễm trùng đường ruột, da .

Hố xí

Cần có hố xí  hợp vệ sinh, tất cả mọi người trong nhà phải đi cầu vào hố xí , phải giữ cho hố xí sạch sẽ .

Nếu không có hố xí thì cần phải xử lý phân xa nhà ở, đường đi hoặc nơi trẻ em hay chơi đùa, xa nguồn nước sử dụng ít nhất 10 m.

Giáo dục nhân dân hiểu các biện pháp phòng bệnh

 

0/50 ratings
Bình luận đóng