Cho trẻ bú ngay sau khi đẻ.

Ngay sau khi đẻ, người mẹ phải cho con bú ngay. Cho trẻ bú càng sớm càng tốt. (trong nửa giờ đầu sau khi sinh).

Cho trẻ bú ngay có tác dụng sau:

  • Kích thích để xuống sữa.
  • Đứa trẻ sau khi sinh được bú ngay sẽ tận dụng được nguồn sữa non rất quý của mẹ và kích thích cho trẻ sớm thích bú mẹ.
  • Cho trẻ bú ngay có tác dụng kích thích bầu vú, làm tử cung co lại, sữa xuống nhanh, nhiều, đủ.

Tầm quan trọng của sữa non:

Người mẹ cần tận dụng nguồn sữa non để cho con bú vì nó có giá trị đặc biệt:

  • Sữa non chứa nhiều kháng thể và bạch cầu, giúp cơ thể đứa trẻ chống lại hầu hết mọi loại vi khuẩn.
  • Sữa non giàu các yếu tố tăng trưởng, kích thích sự phát ruột chưa trưởng thành ở trẻ, chuẩn bị hấp thụ sữa trưởng thành và hấp thụ những chất khó tiêu, có thể gây dị ứng.
  • Sữa non có số lượng ít nhưng cũng đủ để thoả mãn cho một .đứa trẻ bình thường.

Nếu người mẹ không cho con bú sữa non, đứa trẻ có thể bị dị ứng hoặc bộ máy tiêu hoá hoạt động khá “nặng nề”; Thậm chí, trẻ có thể bị tiêu chảy do uống nước nhiễm khuẩn hoặc dụng cụ không vệ sinh.

Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con
Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con

Trẻ phải được bú theo nhu cầu:

  • Ngay từ khi ra đời, đứa trẻ phải được bú theo nhu cầu bất cứ lúc nào nó đòi bú và bú bao lâu tuỳ thích.
  • Có thể cho trẻ bú đêm nếu nó muốn.
  • Cho trẻ bú tới khi no và tự nó thôi.
  • Trẻ càng bú nhiều, sữa mẹ càng tiết ra nhiều.
  • Không nên quy định giờ giấc nghiêm ngặt khi cho trẻ bú. Tuỳ theo lượng sữa của mẹ và nhu cầu bú của con mà có thể cho bú mỗi lần cách nhau 1 – 2 giờ hoặc 2 – 3 giờ…
  • Không nên quá tuỳ tiện, nóng vội, chỉ sau một thời gian, đứa trẻ sẽ’ hình thành một nhịp điệu sinh hoạt hợp lý. Lúc này, người mẹ nên tuân theo thời gian biểu mới đó.

Không được kiêng bú:

  • Ngay cả khi người mẹ bị bệnh, nếu đủ sức vẫn có thể cho con bú. Nếu trẻ đang bị bệnh như: sốt, tiêu chảy… yếu quá không mút sữa được thì người mẹ phải vắt sữa ra cốc cho trẻ ăn bằng thìa chứ không được kiêng bú.
  • Sữa mẹ dễ tiêu hoá, có tác dụng chữa tiêu chảy nên khi trẻ bị ốm, bị tiêu chảy, người mẹ nên cho con bú nhiều hơn.
  • Cố gắng giữ cho trẻ bị bệnh một chế độ ăn điều hoà, phù hợp.
  • Nếu vì trường hợp bất đắc dĩ phải đi xa, người mẹ phải vắt sữa để lại hoặc cho trẻ khác bú để duy trì sự tiết sữa.

Cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 4 – 6 tháng đầu.

  • Nếu sữa mẹ đủ, trẻ không cần ăn thêm mà vẫn phát triển bình thường. Nếu người mẹ thiếu sữa và khi cần, chỉ nên thay thế bằng loại sữa đã bổ sung chất sắt. Không nên cho trẻ ăn sữa bò nguyên chất hay sữa bột có hàm lượng chất sắt thấp trong năm đầu tiên.
  • Sữa mẹ là tốt nhất, đủ khả năng để thoả mãn nhu cầu cho đứa trẻ. Nếu cho trẻ ăn thêm vào tháng này chỉ gây lãng phí, có khi còn gây hại cho đứa trẻ.
  • Nếu cho ăn bổ sung quá sớm mà hạn chế cho bú sữa mẹ thì bộ máy tiêu hoá của bé bị quá tải, ruột quá non yếu. Không đủ sức để tiêu hoá, hấp thụ những thức ăn ngoài sữa mẹ, rất dễ sinh rối loạn tiêu hoá. Nếu không sớm chữa trị sẽ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, do có thể chưa quen với thức ăn lạ, có thể xảy ra hiện tượng dị ứng.

Trẻ ăn bổ sung quá sớm có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do nhiều lý do: vệ sinh không đảm bảo, thức ăn kém chất lượng…

Trẻ bú ít, vú mẹ sẽ tiết ít sữa, có khi người mẹ mất dần sữa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì trẻ ít bú sữa mẹ, mẹ càng ít sữa, chất lượng ăn thêm không bằng sữa mẹ.Bé bị dị ứng sữa

Vấn đề cho bú ở trẻ nhẹ cân, thiếu tháng.

Trẻ nhẹ cân, thiếu tháng thường không khoẻ mạnh, không nhanh, phản xạ bú kém. Cho nên, cần chú ý tới một số điểm sau:

  • Những ngày đầu tiên sau khi sinh:

Nên cho trẻ bú trong 6 giờ đầu sau khi sinh để tránh hạ đường huyết. Với trẻ đẻ non, trong sữa mẹ có chứa nhiều protein hơn sữa khi đẻ đủ tháng, đó chính là sữa mà đứa trẻ cần. Cho. nên, cho trẻ thiếu tháng bú sữa mẹ là điều rất quan trọng.

Người mẹ nên vắt sữa ra một chiếc chén nhỏ và nên vắt sữa càng nhiều càng tốt khi cho trẻ ăn. Cho trẻ bú khoảng 5 lần/ngày để duy trì lượng sữa cung cấp. Vì nếu chỉ vắt sữa 1 – 2 lần/ngày thì lượng sữa cung cấp sẽ giảm đi. Cho nên, người mẹ cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn sữa của mình.

Lượng sữa cho trẻ uống như sau:

  • Ngày thứ nhất sau khi sinh ra: 60ml/kg cân nặng.
  • Ngày thứ 2: 80ml/kg cân nặng.
  • Ngày thứ 3: 100ml/kg cân nặng.
  • Ngày thứ 4-7: tăng lên mỗi ngày 20ml/kg cân nặng.
  • Từ ngày thứ 8 trở đi: 200ml/kg cân nặng.

Duy trì lượng sữa trên cho đến khi trẻ tăng lên 1800g. Vì lúc này, trẻ đủ lớn và có sức khoẻ để tự bú.

Trẻ bú được càng sớm càng tốt, kích thích được phản xạ tạo sữa. Trẻ thiếu cân có thể tự bú hoàn toàn sớm hơn nếu mẹ luôn cho trẻ bú ở tư thế đứng.

Chú ý giữ ấm cho trẻ.

Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ bằng cách cân trẻ đều đặn để biết trẻ có phát triển bình thường hay không để có biện pháp chăm sóc kịp thời.

Chú ý tư thế và cách cho bú:

+ Người mẹ bú ở tư thế đứng.

Để toàn thân bé áp vào mẹ trong tư thế được bế hoặc nằm thoải mái, mặt đối diện với ngực mẹ. Nên để bụng bé áp vào bụng mẹ, không nên để vú che lấp cả mặt bé.

+ Cho bú ở tư thế ngồi:

  • Người mẹ có thể đỡ phía dưới lưng bé một tấm gối mỏng để bé nằm thoải mái sao cho người bé đối diện với ngực mẹ mà bé không phải quay đầu.
  • Miệng và cằm bé phải sát vú mẹ. Mẹ phải nâng bầu vú đưa lên miệng con để đứa trẻ không phải kéo đầu vú.
  • Khi thấy miệng bé mở rộng, người mẹ nên đưa nhanh đầu vú vào miệng bé.
  • Bé mút vú trong tư thế chuẩn là người mẹ có thể nhìn thấy quầng vú ở môi trên mà ít thấy quầng vú ở môi dưới, bé sẽ ép quầng vú dồn sữa xuống mà không làm đau đầu vú. Nếu thấy quầng vú, nhất là ở môi dưới thì nên sửa lại.

Khi bế, một tay người mẹ đỡ vai chứ không phải đỡ đầu bé. Tay kia dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt lên vú để tránh cho vú che lấp mũi bẻ, vì nếu bị vú che mũi, bé sẽ bỏ bú. Hơn nữa, có thể kiểm tra được sữa có xuống nhiều hay không. Nếu thấy sữa xuống ít người mẹ có thể dùng hai ngón tay đó nặn sữa. Còn khi sữa xuống nhiều quá thì có thể chặn bớt lại.

Tóm lại. người mẹ có thể đứng, ngồi, nằm cho con bú đều được cả. Tuy nhiên, phải trong tư thế đúng, trẻ mới được bú no, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, sữa xuống nhiều.

Cho trẻ bú cả sữa đầu và sữa cuối.

Sữa đầu là sữa xuất hiện lúc bắt đầu thời gian cho con bú. Sữa đầu rất tốt, giàu protein, đường lactose, vitamin, chất khoáng và nước, mặc dù trông có màu xanh và hơi loãng.

Còn sữa cuốĩ xuất hiện vào cuối thời gian cho con bú. Sữa này có màu trắng vì nhiều chất béo.

Cả hai loại sữa đều giúp trẻ tăng trưởng tốt vì thành phần thay đổi.

Chú ý vệ sinh vú.

  • Cần thường xuyên lau rửa vú.
  • Tránh lau rửa bằng xà phòng vì xà phòng làm mất chất nhờn tự nhiên ở đầu vú, dễ làm da khô, dễ làm tổn thương hay nứt núm vú, ảnh hưởng đến ăn uống của đứa trẻ.
  • Người mẹ phải chăm sóc hai đầu vú ngay từ khi có thai và suốt thời kỳ cho con bú. Trong thời gian mang thai, nếu thấy đầu vú thụt vào trong, hàng ngày phải xoa bóp và kéo đầu vú ra để trẻ dễ bú. Nếu không được, cần đến bệnh viện để xử lý.

Nếu bị nứt đầu vú hoặc áp xe vú, cần vắt sữa hàng ngày. Nếu chỉ bị nứt nhẹ thì vẫn có thể cho trẻ bú trực tiếp để kích thích sự tiết sữa.

Nếu bị áp xe vú nặng là trong sữa có thể có lẫn mủ thì không nên cho trẻ bú. Khi nào khỏi mới cho trẻ bú.

Phải bảo vệ và duy trì nguồn sữa.

  • Chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có nguồn sữa tốt. Đặc biệt là rau quả tươi và dầu mỡ.
  • Phòng bệnh nhiễm khuẩn trong thời gian cho con bú.
  • Không nên tuỳ tiện dùng thuốc vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc giảm lượng sữa, nghiêm trọng hơn, có một số loại thuốc thông qua sữa gây ngộ độc cho trẻ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của đứa trẻ.
  • Nên uống đủ nước hàng ngày (1,51 – 21 nước). Tốt nhất là nên uống nước hoa quả.
  • Tránh uống rượu, bia, cà phê, chè và những chất kích thích khác.

Người mẹ cần có chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những cảm xúc như lo âu, phiền muộn, mất ngủ…

Người mẹ có đời sống tinh thần thoải mái, giấc ngủ tốt sẽ có nhiều sữa. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây mất sữa.

  • Chú ý tới cách thức cho con bú (đã đề cập ở những phần trước).

Cách nhận biết mình có đủ sữa không.

Những dấu hiệu chứng tỏ người mẹ đủ sữa:

  • Sau mỗi lần bú, trẻ tỏ ra khoan khoái, rời vú mẹ với nét mặt vui vẻ, không khóc.
  • Khi cho trẻ bú lần sau, bầu vú căng sữa, chứng tỏ sữa tiết ra đều đặn.
  • Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi không cần ăn gì thêm mà vẫn tăng cân chứng tỏ mẹ đủ sữa.
0/50 ratings
Bình luận đóng