Chất cơ bản – Protein.

Prôtêin là chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể con người. Đó là chất vô cùng cần thiết và thiết yếu để thai nhi phát triển. Cho nên, người phụ nữ mang thai chú ý thường xuyên bổ sung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi.

Thời gian này, cơ thể người mẹ cần hấp thụ một lượng protein nhiều hơn bình thường rất nhiều. Vì nếu thiếu protein sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn chỉnh của cơ thể thai nhi, đặc biệt là các tế bào não. Bên cạnh đó, cơ thể của người mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 18 các bà mẹ mang thai phải chú ý bổ sung đầy đủ lượng protein.

Mỗi ngày, lượng protem cần cho người mẹ mang thai là: 70g – 90g.

  • Protein thường có nhiều trong các thức ăn sau: Thịt, cá, tôm, trứng, sữa… chứa hàm lượng protein rất cao. Nhu cầu của người mẹ mang thai cần 50% lượng protein động vật.
  • Lạc, vừng, các loại đậu: cũng cho một lượng protein nhất định. Trong 50 – lOOg lạc, vừng thì có: 15 – 25g protein. Vì vậy, bên cạnh các loại thịt, cá, trứng các bà mẹ mang thai cần bổ sung trong thức ăn của mình các loại đậu, lạc, đỗ…
  • Gạo: trong gạo có nhiều chất khoáng, vitamin B] và protein. Các chất này có nhiều trong gạo mới. Nếu ăn nhiều gạo quá xấu, gạo trắng quá sẽ dẫn đến thiếu protein, thiếu dinh dưỡng, thậm chí thiếu máu do thiếu một số khoáng chất giúp tạo máu.

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng của thai nhi. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần một lượng canxi gấp đôi bình thường. Nếu thai càng lớn càng cần lượng canxi lớn.

Kích thước thai phát theo tuổi thai
Kích thước thai phát theo tuổi thai

Nếu người phụ nữ mang thai thiếu canxi hoặc lượng canxi không đủ để bổ sung sẽ dẫn đến lung lay răng, chân bị chuột rút, trẻ sơ sinh sau khi ra đòi dễ bị còi xương bẩm sinh hoặc chậm phát triển.

Nhu cầu canxi của thai nhi ngày càng tăng cao. Nhất là thời kỳ giữa và hai tháng sau khi mang thai.

Người mẹ có thể bổ sung đủ lượng canxi bằng cách ăn những loại thực phẩm như: sữa bò, đậu, vừng, lạc, rau cải trắng. Vì trong những loại thực phẩm này có nhieu canxi.

Chất sắt.

Thai nhi rất cần chất sắt để phát triển. Chất sắt là chất quan trọng để sinh ra máu. Người phụ nữ mang thai cần phải dự trữ một lượng máu để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và bù đắp cho lượng máu mất đi khi đẻ. Ngoài ra, thai nhi cũng cần một lượng sắt dự trữ để sử dụng sau khi ra đời 6 tháng.

  • Tác hại của thiếu sắt trong thời kỳ mang thai.

Cơ thể người mẹ thiếu sắt gây ra hiện tượng thai chậm phát triển, đẻ thiếu cân, có thể dẫn đến xẩy thai hoặc ra máu nhiều sau khi đẻ.

Người mang thai nếu thiếu máu thường có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó thở rất dễ xảy ra tai biến, rủi ro khi đẻ.

Đứa trẻ thiếu máu thường nhẹ cân, ra đòi sớm hơn, tỉ lệ tử vong rất cao.

  • Nhu cầu sắt ở từng thời kỳ là khác nhau.

Thời kỳ giữa (từ 3 – 6 tháng) và thời kỳ cuối (từ tháng thứ 6 đến khi sinh) nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt. Thời kỳ thai nghén, tổng số sắt cần là 500 – 600mg nhưng thời kỳ của nhu cầu sắt là 3mg/ngày.

Để phòng ngừa những rủi ro và tránh những tai biến có thể xảy ra người phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất sắt. Điều đó sẽ làm tăng sức khoẻ của mẹ và là một cách tốt để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt gây ra.

  • Phòng chống thiếu sắt có hiệu quả bằng cách sau:

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Khi có thai từ tháng thứ 6 trở đi, nên uống viên sắt và axít Uống ngày 2 viên sau bữa ăn. Uống một liều 3 tháng cuối (90 ngày) là 180 viên.

Cần lưu ý: Viên sắt để hút ẩm nên rất khó bảo quản, lại có vị tanh nên khi uống hay nôn nao,

khó chịu. Có người bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng… Cho nên, nhiều người không uống đủ liều nên không có tác dụng. Uống đủ viên sắt sẽ có kết quả rất tốt, góp phần đặc biệt quan trọng cho đứa trẻ khi ra đời đồng thời có lợi cho sức khoẻ của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

  • Chú ý đến những loại thức ăn giàu chất sắt.

Các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt là: gan, thận, tim, thịt bò, thịt nạc, trứng, rong biển, đậu nành, mộc nhĩ đen…

Ngoài ra, người mẹ khi mang thai cần ăn rau quả tươi để tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt nhờ tăng lượng vitamin c có trong hoa quả tươi. Mỗi ngày nên ăn từ 300 – 500g rau quả tươi là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A, B1 và C…

Chú ý phối hợp thức ăn giàu chất sắt và giàu vitamin để hấp thụ tối đa chất sắt. Đây là cách hữu hiệu phòng chổng thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Vitamin, chất khoáng.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin giúp cho thai nhi phát triển tốt và cơ thể của người mẹ được cân bằng.

  • Vitamin C: làm tăng sức đề kháng của cơ thể người mẹ, gây hấp thụ tốt chất sắt và người mẹ có bánh nhau tốt. Vitamin c có nhiều trong rau quả tươi. Các bà mẹ mang thai không nên ăn thức ăn để lâu ngày và nấu nướng không đúng kỹ thuật. Vì như vậy lượng vitamin c sẽ bị mất nhiều.
  • Vitamin B2 và betacaroten: Chất này có nhiều trong rau có màu xanh đậm. Ngoài ra, một số hoa quả chín như: đu đủ, ổi, xoài, chuối, na… cũng có nhiều vitamin B2 và betacaroten. Các vitamin này giúp tiêu hoá tốt, nhờ thế dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng và phòng chống táo bón, bệnh rất dễ mắc ở phụ nữ mang thai.

Lipit có trong dầu mỡ. Dầu mỡ giúp cung cấp năng lượng rất lớn. 20g dầu mỡ cung cấp khoảng 200 Calo. Dầu mỡ có tác dụng hấp thụ vitamin A, D, E và bảo vệ thai nhi, giúp thai nhi nhanh lớn và người mẹ khoẻ mạnh

Nên ăn thức ăn có dầu mỡ như các món xào, rán… Vì có mùi thơm, kích thích ăn ngon miệng. Tuy nhiên, các món ăn xào, rán thường bị mất nhiều vitamin: phụ nữ có thai ăn thường xuyên sẽ không tốt.

Axit folic (B9).

Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh Trung ương của thai. Đặc biệt là những tuần lễ đầu tiên. Thời gian này, người mẹ cần axít folic gấp nhiều lần so với lúc bình thường. Thế nhưng cần phải cung cấp đều đặn vì loại chất này không tích trữ được. Nó thường có trong các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm như mùng tơi, cải xanh, cải cúc, lạc, hạt dẻ… người mẹ mang thai nên ăn hàng ngày những loại rau này.

0/50 ratings
Bình luận đóng