Amylin

Amylin là một polypeptid amyloid của tiểu đảo (Islet Amyloid Polypeptid = IAPP), gồm 37 acid amin được dự trữ trong tế bào beta cùng với insulin, được bài tiết cùng với insulin theo tỷ lệ 1A = 100 insulin.

Cách đây không lâu người ta còn chưa rõ tác dụng sinh học của nó, nhưng ngày nay những hiểu biết về amylin đã tăng nhanh. Những kiến thức mới này đã được nghiên cứu áp dụng vào điều trị bệnh.

Tổng quan ngắn về các chức năng sinh lý

Amylin, một hormon popypeptid được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1987. Amylin đồng đẳng với các acid amin như các calcitonin và các adrenomedullin, là những peptid liên’ quan đến gen calcitonin (CGRP), . Được sản xuất bởi tế bào beta tụy, amylin cũng được bài tiết cùng với insulin khi đáp ứng với các kích thích của thức ăn. Đặc điểm bài tiết và nồng độ của amylin trong huyết tương tương tự như insulin. ở người trưởng thành khoẻ mạnh nồng độ amylin huyết tương nằm trong khoảng từ 4 μmol/l (lúc đói) đến khoảng 25 μmol/l (sau khi có các kích thích của thức ăn).

Amylin hoạt động phối hợp với insulin và glucagon để duy trì cân bằng glucose nội môi bằng cách cân bằng tốc độ hấp thu glucose (Ra) với tốc độ sử dụng và dự trữ glucose (Rd). Trong bệnh đái tháo đường các quá trình điều hòa glucose này bị rối loạn. Người bệnh đái tháo đường cả typ 1 và typ 2 có suy tế bào beta đều biểu hiện tăng nồng độ glucose cao quá mức trong suốt cả ngày. Khi suy tế bào beta được nhận biết trên lâm sàng và liệu pháp insulin ngoại sinh bắt đầu được sử dụng thì sự mất cân đối giữa insulin và amylin huyết tương xảy ra. Có thể đây là một yếu tố góp phần làm tăng glucose máu dai dẳng sau ăn, gây hạ glucose máu và hậu quả đáng ngại nhất là gây tăng cân.

Hiện nay người ta cho rằng cần phải tiến hành liệu pháp thay thế amylin (do có sự thiếu hụt tương đối hay tuyệt đối), ở các typ đái tháo đường khi liệu pháp insulin được chỉ định.

Các đặc điểm dược lý và sinh lý của amylin rất đa dạng với gần 60 tác động thần kinh nội tiết khác nhau lên các hệ thống, các cơ quan của toàn cơ thể.

Phần này chúng tôi tập trung vào giới thiệu những tác động của amylin xảy ra ở nồng độ huyết tương ở mức sinh lý. ở nồng độ này vai trò của amylin rất thích hợp trong kiểm soát glucose máu. Đây cũng là cơ sở sinh lý cho việc sử dụng điều trị thay thế amylin trong đái tháo đường cần insulin để duy trì chuyển hoá bình thường.

Có thể tóm tắt các nhiệm vụ chính của amylin trong điều hoà cân bằng glucose nội môi là:

  • Điều chỉnh nồng độ glucagon sau ăn.
  • Điều chỉnh phân phối thức ăn.
  • Giảm thu nhập thức ăn.

Những nghiên cứu về amylin có gắn iod đánh dấu phóng xạ đã không chứng minh được sự gắn kết của amylin với tế bào alpha tụy, chứng tỏ tác động trực tiếp đối với bài tiết glucagon ít có khả năng. Thay vì đó, những vị trí gắn ái lực cao với amylin đã được nhận diện ở những vùng riêng biệt của não, bao gồm diện sau cùng (area postrema), nhân accumbens và đường đan lưng (dorsal raphe).

Diện sau cùng thuộc não thất bốn là một phần của tổ hợp lang thang lưng và là một trong số ít vùng của não không có hàng rào máu- não (và như thế bị tác động trực tiếp bởi nồng độ glucose trong tuần hoàn, của các hormon điều hòa glucose máu khác), tỏ ra rất quan trọng trong tác động của amylin.

Những tác động của amylin đối với glucagon

Ở những người khoẻ mạnh, glucagon hoạt động để duy trì nồng độ glucose ở mức chấp nhận được trong thời gian đói, như giữa các bữa ăn và trong khi ngủ. Glucagon cũng thực hiện chức năng như một “cơ chế an toàn” chống lại trường hợp hạ glucose máu nặng bằng cách kích thích giải phóng dự trữ glucose ở gan. Tăng tiết glucagon không thích hợp và mất khả năng ức chế sinh lý quá trình sản xuất glucose ở gan trong bữa ăn là những vấn đề đã được khẳng định chắc chắn ở những người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2.

Amylin có tác động chẹn trực tiếp đối với bài tiết glucagon trong đáp ứng với hấp thu thức ăn gây tăng glucose máu, nhưng nó không ức chế bài tiết glucagon khi có hạ glucose máu do insulin gây ra.

Tăng glucagon máu bất thường sau ăn thường thấy ở những người bệnh được điều trị bằng insulin đơn độc. Ngày nay người ta cho rằng sự tăng glucagon máu này có thể, ít nhất là một phần, là do thiếu amylin tương đối.

Glucagon được bài tiết từ tế bào alpha tụy, có tác dụng sinh lý là chống lại những tình trạng hạ glucose máu nặng bằng cách kích thích giải phóng dự trữ glucose của gan. ớ những người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2, đều có tăng tiết bất thường glucagon gây rối loạn sản xuất glucose ở gan trong khi ăn. Những bất thường này được coi là những yếu tố quan trọng đóng góp vào việc kiểm soát glucose máu không thỏa đáng ở người bệnh. Những thiếu sót của kiểm soát glucose máu sau ăn một phần là do không khôi phục được nồng độ insulin sau ăn bình thường ở tĩnh mạch cửa, dẫn đến tỷ số glucagon/insulin cao bất thường ở đây. Đây lại cũng là một yếu tố thuận lợi cho giải phóng glucose từ gan vào máu.

Trước đây, người ta hiểu rằng nồng độ glucose và insulin tác động đến sự bài tiết glucagon. Hiện nay người ta cũng đã hiểu thêm rằng amylin tác động đến glucose máu và bài tiết hormon nội sinh.

Có điều còn chưa rõ ràng là amylin có tác động trực tiếp đến nồng độ glucagon hay không. Gedulin và cộng sự đã làm sáng tỏ ảnh hưởng của amylin đối với glucagon bằng thực nghiệm kẹp tăng insulin – glucose máu bình thường ở chuột. Khi nồng độ glucose ở chuột được duy trì ở mức bình thường, amylin đã có hoạt động chẹn glucagon theo kiểu phụ thuộc vào liều sau các kích thích của thức ăn (L-arginin). Tuy nhiên khi những con chuột như thế này ở vào tình trạng hạ glucose máu, tác động chẹn của amylin đôi với glucagon không còn thấy nữa.

Fineman và cộng sự cũng đã cung cấp bằng chứng rằng amylin nội sinh có tác dụng ức chế tăng glucagon sau ăn. Trong nghiên cứu này glucagon huyết tương tăng trong thời gian truyền giả dược ở nhồm điều trị bằng insulin có thiếu hụt amylin sau khi ăn thức ăn hỗn hợp và vẫn duy trì ở mức tăng trong thời gian tiếp theo. Ó nhóm không được điều trị bằng insulin, glucagon huyết tương tăng lên trong đáp ứng với thức ăn nhưng nồng độ bắt đầu giảm khi nồng độ amylin nội sinh bắt đầu thể hiện tác động kìm hãm glucagon.

Câu hỏi cần được giải đáp là liệu sự tăng glucagon bất thường sau ăn thường thấy ở người bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2 có phải là do sự thiếu hụt amylin hay không? Nếu có thì ở mức độ nào? Tuy không có những dữ liệu nghiên cứu trên người để trả lời câu hỏi này, nhưng những kết quả trên động vật thực nghiệm đã cung cấp những số liệu chắc chắn để ủng hộ giả thuyết này.

Gedulin và cộng sự đã tiếp cận vấn đề này theo hai hướng khác nhau:

  • Trong phương pháp thứ nhất, những tác động của amylin được loại bỏ bằng cách dùng AC187, một chất đối kháng thụ thể amylin. Một khi các thụ thể amylin bị bất hoạt, amylin nội sinh không có tác động nào đối vổi sự bài tiết glucagon, dẫn đến tăng rất cao nồng độ glucagon so với nhóm chứng.
  • Phương pháp thứ hai, amylin bị loại bỏ về mặt chức năng bằng cách truyền các kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng amylin gắn với amylin lưu hành.

Kết quả của cả hai phương pháp thực nghiệm này đều dẫn đến tăng rất cao nồng độ glucagon so với nhóm chứng.

Như vậy, rõ ràng rằng amylin nội sinh có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh bài tiết glucagon sau ăn.

Tác động của amylin đối với phân phối thức ăn

ở nồng độ sinh lý amylin điều chỉnh sự phân phối thức ăn theo kiểu phụ thuộc vào liều lượng.

  • Amylin ức chế sự phân phối thức ăn 15 đến 20 lần mạnh hơn CCK-8 và GLP-1 (glucagon-like peptide-1 amid). Hai chất này được cho là có tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose và điều chỉnh sự phân phối thức ăn.
  • Mô hình tăng amylin máu trên động vật thực nghiệm cho thấy rằng sự điều chỉnh phân phối thức ăn bởi amylin đã diễn ra, nhưng sự nhạy cảm với amylin ngoại sinh tỏ ra thấp hơn amylin nội sinh.
  • Hạ glucose máu do insulin làm đảo ngược tác động của amylin đôi với sự phân phôi thức ăn. Hiện tượng này ủng hộ cho giả thuyết về cơ chế bảo vệ chống lại hạ glucose máu nặng.
  • Sự điều chỉnh phân phối thức ăn bởi amylin có lẽ thông qua một cơ chế trung ương, điều kiện cần thiết cho amylin có hiệu lực là dây thần kinh phế vị (dây X) và trung tâm nôn ở hành não nguyên vẹn. Những kết quả này phù hợp với những dữ liệu về gắn thụ thể chỉ ra rằng amylin tác động tại những thụ thể ở trung tâm nôn ở hành não, do đó nó tham gia điều chỉnh sự phân phối thức ăn thông qua vai trò hoạt động của thần kinh X ở dạ dày.
  • Tốc độ phân phối thức ăn xuống ruột non là một yếu tố chủ yếu quyết định nồng độ glucose máu sau ăn và trừ phi sự phân phôi thức ăn phù hợp với tác động thích hợp của insulin, tình trạng tăng glucose máu sau ăn dai dẳng có thể xảy ra. Trong điều kiện người bệnh đái tháo đường, sự phân phối thức ăn thường tăng tốc, ít nhất là một phần, do thiếu hụt amylin.

Những nghiên cứu về ảnh hưởng cuả amylin đến tốc độ phân phối thức ăn

Tốc độ phân phối thức ăn xuống ruột non là một yếu tố chủ yếu quyết định lượng glucose máu sau ăn. Sự tăng tốc phân phối thức ăn sẽ gây ra tăng glucose máu trừ phi có kèm theo quá trình tăng hoạt động của insulin. Nói cách khác, tăng tốc phân phôi thức ăn và/hoặc hấp thụ thức ăn nhanh hơn vào tuần hoàn vượt quá dự trữ ở gan và thu nhập ở ngoại vi sẽ gây ra tăng glucose máu sau ăn. Đây là tình trạng thực tế xảy ra ở người đái tháo đường. Như thế, mục tiêu của quản lý tốt lượng glucose máu ở người mắc bệnh đái tháo đường về thực chất là làm phù hợp tốc độ phân phối glucose với tốc độ sử dụng và dự trữ glucose.

Những nghiên cứu mô hình đái tháo đường ở động vật thực nghiệm cho thấy thường xuyên xảy ra tình trạng tăng tốc phân phối thức ăn. Tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu lâm sàng cho thấy những thay đổi của phân phối thức ăn có thể do một số yếu tố gây nhiễu như các tình trạng glucose máu, typ và mức độ nặng của đái tháo đường, mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và các kết quả này còn chịu ảnh hưởng của cả phương pháp nghiên cứu.

Young và cộng sự sử dụng phương pháp đưa thức ăn vào dạ dày qua xông để đo tốc độ phân phối thức ăn ở những con chuột bình thường và bị đái tháo đường. ở những con chuột BB Wistar bị đái tháo đường được điều trị bằng insulin đơn độc và như thế sẽ bị thiếu hụt amylin. Tác giả nhận thấy sự phân phối thức ăn đã tăng tốc rõ rệt. Sự tăng tốc phân phối thức ăn này được khôi phục trỏ về bình thường nếu cho dùng amylin chuột tiêm dưới da.

Những kết quả tương tự đạt được trong một nghiên cứu so sánh đánh giá hiệu quả của 6 peptid nội sinh mà người ta cho rằng có tham gia vào quá trình điều chỉnh hấp thụ thức ăn từ ruột. Hiệu quả của amylin chuột đối với sự phân phối thức ăn ở những con chuột được so sánh với GLP-1, CCK-8, peptid ức chế dạ dày (gastric inhibitory peptide – GIP), glucagon và popypeptid tụy. Ba peptid, amylin, GLP-1 và CCK-8 làm chậm phân phối thức ăn theo kiểu phụ thuộc vào liều lượng. Amylin mạnh hơn GLP-1 tối 15 lần và mạnh hơn CCK-8 tới 20 lần. GIP, glucagon và polypeptid tụy không làm chậm phân phối thức ăn tới mức có thể nhận thấy được, thậm chí ở liều thử cao nhất (100μg).

Bằng chứng về vai trò của amylin nội sinh làm chậm quá trình phân phối thức ăn được cung cấp bởi những nghiên cứu sử dụng chất đối kháng amylin chọn lọc, AC187. Ó những con chuột được tiêm trước AC187, glucose xuất hiện trong hệ thống tuần hoàn nhanh hơn 1,7 lần so với những con chuột ở nhóm chứng.

Đáp ứng sinh lý bình thường đối với tình trạng hạ glucose máu (có nghĩa là khi thiếu amylin hoặc tăng insulin ngoại sinh) là sự tăng tốc phân phối thức ăn. Đây là một phần quan trọng của quá trình điều hòa duy trì nồng độ glucose máu trong một giới hạn hẹp. Quá trình này quan trọng về thực hành lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường điều trị bằng insulin khi có nguy cơ cao gây hạ glucose máu và điều trị cấp cứu chuẩn mực là dùng glucose đường uống. Những phép điều trị làm chậm sự hấp thu thức ăn, bao gồm những phép điều trị làm chậm sự phân phối thức ăn, có thể nguy hiểm trong hạ glucose máu bởi vì chúng gây trở ngại những nỗ lực khôi phục nồng độ glucose máu bằng đường uống.

Gedulin và Young đã so sánh tốc độ xuất hiện glucose sau truyền glucose qua xông đường miệng ở những con chuột bị đói, còn tỉnh, được cho dùng amylin với những con chuột được cho dùng amylin và insulin. Hạ glucose máu do insulin làm đảo ngược sự ức chế phân phối thức ăn qua trung gian amylin, như thế duy trì cơ chế hạ glucose máu quan trọng hơn và tiếp theo là khả năng điều trị hạ glucose máu do insulin bằng carbohydrat đường uống. Những nghiên cứu tương tự của Jodka và Parkes đã bổ sung và làm chắc chắn thêm các kết quả của Gedulin. Jodka cho thấy rằng dùng amylin đã chẹn một cách có ý nghĩa sự bài tiết glucagon sau kích thích bằng L-arginin. Nhưng chính ở những con chuột này nếu được gây cơn hạ glucose máu tiếp theo thì amylin không còn gây tác dụng chẹn glucagon được nữa. Parkes sử dụng insulin để hạ nồng độ glucose gần đến mức như nhau ở những con chuột được cho dùng dung dịch muối và amylin. Theo sau giai đoạn hạ glucose máu do insulin, nồng độ glucagon gần như nhau ở cả hai nhóm. Sự mất khả năng của amylin ức chế bài tiết glucagon trong hoàn cảnh hạ glucose máu một lần nữa chứng minh “cơ chế hạ glucose máu quan trọng hơn” đối với điều chỉnh bởi amylin sự phân phối thức ăn và chẹn bài tiết glucagon sau ăn.

Các nghiên cứu định vị ủng hộ lý thuyết rằng những tác động của amylin đối với sự phân phối thức ăn được thông qua trung gian hệ thần kinh trung ương. Dây thần kinh phế vị còn nguyên vẹn được chứng minh là cần thiết đối amylin, để làm chậm sự phân phối thức ăn. Khi người ta đã cắt bỏ dây thần kinh X thì thấy không còn có tác động nào lên quá trình làm chậm phân phối thức ăn nữa. ở một nghiên cứu khác, Dilts và Gedulin và cộng sự cũng tìm vị trí tác động của amylin đối với phân phối thức ăn trong hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi ở chuột. Truyền amylin vào trong não thất qua cannule cấy vào não thất bốn, cho kết quả ức chế phân phối thức ăn mạnh hơn 3 lần so với amylin dùng dưới da hoặc amylin truyền vào não thất bên. Những kết quả này chứng minh vai trò của hệ thần kinh trung ương tham gia vào quá trình điều chỉnh phân phối thức ăn bởi amylin.

Sự định vị tiếp theo tác động của amylin đối với phân phối thức ăn ở trung tâm nôn ở hành não cũng đã được chứng minh. Người ta so sánh nhóm những con chuột có tổn thương trung tâm nôn ở hành não với nhóm chứng gồm những con chuột còn có vùng này nguyên vẹn. Amylin gây chẹn ngắn hạn đáng kể hoặc làm chậm phân phối thức ăn ở những con chuột nhóm chứng và khi dùng cho những con chuột có tổn thương trung tâm nôn ở hành não, tác động làm chậm phân phối thức ăn của amylin bị yếu đi đáng kể. Những dữ liệu này phù hợp với một nghiên cứu trước đó cho thấy tác động qua trung ương của amylin trong não và xác định vị trí tác động ở trung tâm nôn ở hành não.

  • Những đặc điểm tác động của amylin đối với thu nhập thức ăn:
  • Amylin làm giảm thu nhập thức ăn theo kiểu phụ thuộc vào liều khi được dùng nhanh.
  • Tác động của amylin đối với giảm thu nhập thức ăn có vẻ như xảy ra thông qua tác động của hệ thần kinh trung ương đến các thụ thể amylin.
  • Tác động làm giảm thu nhập thức ăn của amylin tương tự như của CCK-8. Cùng sử dụng những liều không hiệu quả của amylin và CCK-8 gây ra một tác động hợp lực rất mạnh. Hợp lực này giữa amylin và CCK-8 có thể có ý nghĩa lâm sàng bởi vì hỗn hợp các hormon gây chán ăn có thể cần thiết để ức chế ăn hoàn toàn. Người ta có thể sử dụng kết quả này trong điều trị bệnh béo phì.
  • ức chế thu nhập thức ăn của amylin độc lập với tác động đối với phân phối thức ăn, điều này chỉ ra rằng hai tác động này không liên quan bắt buộc với nhau.
  • Ngoài vai trò tác động đốĩ với bài tiết glucagon và phân phối thức ăn, amylin còn có những tác động đáng kể đối với quá trình thu nhập thức ăn. Amylin làm chẹn thu nhập thức ăn ở cả chuột bị đái tháo đường và không bị đái tháo đường. Ngoài ra, amylin làm giảm ăn do insulin gây ra mà không kèm theo ảnh hưởng đến mức glucose, cả hai kết quả được quan sát thấy khi amylin được dùng theo đường phúc mạc hoặc đưa vào trong não thất.

Bhavsar và cộng sự đã sử dụng mô hình chuột bị đói để nghiên cứu hiệu quả gây chán ăn của amylin (tiêm nội phúc mạc). Tác giả thấy rằng nó gần tương đương với hiệu quả gây ra bởi peptid gây chán ăn CCK-8. Khi những liều không hiệu quả của hai peptid này được kết hợp thì thấy xuất hiện một ức chế rất mạnh. Bởi vì cả amylin và CCK-8 được bài tiết trong đáp ứng với thức ăn hỗn hợp, tác động hợp đồng thấy được của chúng có thể chỉ ra vai trò chung của chúng trong sinh lý kiểm soát cảm giác ngon miệng.

Những tác động ức chế ăn của amylin và CCK-8 thấy được ở nghiên cứu của Bhavsar đã khẳng định những kết quả của một nghiên cứu khác cũng của Bhavsar, Gedulin và cộng sự. Trong nghiên cứu này, CCK-8 và GIL-1 (cả hai được biết là những chất trung gian trong quá trình phân phối thức ăn) được dùng qua đường nội phúc mạc với những liều khác nhau. Amylin và CCK-8 ức chế ăn từ 55% đến 70% ở chuột bị đói trong 18 đến 20 giờ. Tuy nhiên, GLP-1 không ức chế đáng kể sự thu nhập thức ăn ở bất kỳ liều thử nào, bao gồm cả những liều được biết là có ức chế phân phối thức ăn. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng ức chế phân phối thức ăn không nhất thiết liên quan đến chẹn thu nhập thức ăn.

. Lutz, Geary và cộng sự đã thấy rằng amylin dùng đường nội phúc mạc làm giảm thu nhập thức ăn tích luỹ ở những con chuột không được cho ăn trong 24 giờ, bằng cách giảm khối lượng lần ăn đầu mà không kèm theo sự thay đổi kiểu ăn tiếp theo. Khi amylin được dùng qua đường truyền vào tĩnh mạch cửa gan đã cho những kết quả tương tự với tiêm nội phúc mạc. Kết quả này chỉ ra rằng amylin ức chế ăn bằng cách thúc đẩy quá trình gây chán ăn làm kết thúc nhanh và sớm bữa ăn.

Người ta cũng nghiên cứu xem tác động của amylin đối với thu nhập thức ăn là thông qua trung ương hay ngoại vi. Lutz cho thấy rằng cắt nhánh gan của thần kinh X không ảnh hưởng đến hiệu quả gây chán ăn của amylin trong thời gian 2 giờ đầu sau dùng amylin. Kết quả này loại bỏ con đường tác động qua ngoại vi. Nghiên cứu của ông về thu nhập thức ăn ở những con chuột bị cắt thần kinh X dưới hoành (cắt thân bụng trước và sau của thần kinh X ngay dưới hoành) hoặc giả cắt thần kinh X cho thấy amylin làm giảm thu nhập thức ăn ở mức độ tương tự ở cả hai nhóm.

Chance, Balasubramaniam và cộng sự cho thấy tiêm amylin vào vùng hạ đồi của chuột, còn làm giảm ăn và làm thay đổi chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh ở hạ đồi. Thu nhập thức ăn giảm đáng kể đến 8 giờ sau tiêm amylin và CGRP vào hạ đồi chuột thực nghiệm, nhưng không giảm sau khi dùng amylin người. Amylin chuột tỏ ra mạnh hơn CGRP trong ức chế thu nhập thức ăn trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm. Kết quả này phù hợp với thứ tự hiệu lực gắn của các chất kết nối này với các thụ thể amylin. Sau một giờ, những con chuột bị giết đê đánh giá tác động của amylin đối với các hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh được biết là có tham gia vào hành vi ăn uống. Tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh (dopamin và serotonin), những tiền chất của chúng (tryptophan và tyrosin) và các chất chuyển hóa của chúng (3,4-dihydroxyphenylactic acid, homovanillic acid và 5-hydroxyindo- leacetic acid) được đo ở hạ đồi, hệ viền và nhân accumben gợi ý vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh trong hiệu quả gây chán ăn của amylin.

Bằng chứng tiếp theo của tác động trung gian lên hệ thống thần kinh trung ương của amylin đối với thu nhập thức ăn được cung cấp trong một nghiên cứu đáp ứng với liều được tiến hành bởi Bhavsar, VVatkins và cộng sự. Họ đã chứng minh rằng amylin dùng đường tiêm vào trong não thất mạnh hơn 50 lần so với dùng đường tiêm nội phúc mạc.

Tóm lại, insulin được thừa nhận từ lâu như chất điều hòa chủ yếu sự sử dụng glucose – Rd, bây giờ người ta hiểu rằng hormon polypeptid tụy, amylin bổ sung những tác dụng của insulin. Cả hai hormon này đều có tác dụng giúp cho sử dụng glucose có hiệu quả hơn. Amylin giúp insulin bằng điều chỉnh Ra – tốc độ xuất hiện glucose, thông qua điều chỉnh bài tiết glucagon, làm chậm tốc độ phân phối thức ăn và cuối cùng là kiềm chế thu nhập thức ăn. Sự điều chỉnh Ra để phù hợp hơn với Rd làm cho amylin trở thành một yếu tổ” đóng góp quan trọng vào quá trình điều hòa glucose. Tuy nhiên việc sử dụng amylin vào điều trị vẫn còn phải cân nhắc do người ta chưa hiểu hết các tác dụng sinh học của nó. Câu hỏi đang được quan tâm nhất là amylin có vai trò thế nào trong bệnh lý amyloid tụy.

Somatostatin

Là một polypeptid gồm 14 acid amin do tế bào D của đảo tuỵ tiết ra, có trọng lượng phân tử là 1640. Gen tổng hợp ra preprosomatostatin (gồm 116 acid amin).

Các yếu tố kích thích bài tiết insulin của tế bào beta cũng gây bài tiết somatostatin như: glucose, arginin, hormon ống tiêu hoá, tolbutamid v.v…

Tác dụng: Ngăn không cho chất dinh dưỡng vào máu bằng nhiều cách như kéo dài thời gian thức ăn ở dạ dày, giảm sản xuất gastrin v.v.

0/50 ratings
Bình luận đóng