Chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên là tên gọi chung cho một loạt chứng hậu nghiêm trọng sau khi đẻ ác lộ đáng lẽ ra lại không ra, trái lại xông ngược lên Tạng Phủ gây nên bệnh, thuộc loại chứng hậu rất nguy hiểm đối với người mới đẻ cần phải cứu chữa kịp thời.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sau khi đẻ ác lộ đình trệ không ra hoặc có ra cũng rất ít, phiền táo ngực khó chịu hoặc thần trí rối loạn, nói năng điên cuồng, hoặc hôn mê choáng váng, không nói được, hoặc mặt đỏ thở gấp, khái nghịch đổ máu mũi, hoặc vật vã ẩu nghịch, bụng đầy trướng đau, hoặc buồn nôn ăn không được, chất lưỡi sạm, mạch Huyền Tế hoặc Tế sắc.

Chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên thường gặp trong các bệnh: Sau khi đẻ huyết xấu xông lên Tâm; Sau khi đẻ nói và nhìn quàng xiên; sau khi đẻ lồng lộn chạy cuồng; sau khi đẻ nói sảng nói cuồng; Sau khi đẻ như thấy quỷ thần; Sau khiết vậng; Sau khi đẻ không nói năng; Sau khi đẻ Tâm thống; Sau khi đẻ đau Tâm bào lạc; Sau khi đẻ khái thấu; Sau khi đẻ trong họng suyễn thở gấp; Sau khi đẻ bại huyết xông lên Phế; Sau khi đẻ bại huyết xông lên Vị; Sau khi đẻ bại huyết xông lên Tỳ; Sau khi đẻ ẩu thổ; Sau khi đẻ sinh chứng oẹ; Sau khi đẻ ẩu nghịch không ăn được; Sau khi đẻ nôn mửa trướng bụng v.v…

Chứng này cần chẩn đoán phân biệt với các Chứng sau khi đẻ khí huyết bị hư đột ngột, Chứng sau khi đẻ Vị hàn Chứng sau khi đẻ huyết hư khí cực…

Phân tích

Chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên căn cứ vào chỗ huyết xấu xông lên phạm vào các Tạng Phủ khác nhau, thông thường lại chia ra ba loại: Bại huyết xông lên Tâm; Bại huyết xông lên Phế; Bại huyết xông lên Vị; Trong các y thư cổ điển, gọi chung là “Sản hậu tam xung” hoặc còn gọi là “Bại huyết tam xung”, mà biểu hiện lâm sàng ba loại này lại có những đặc điểm nhất định, cho nên điều trị cũng khác nhau.

– Nếu chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên xuất hiện khí xông lên Tâm, biểu hiện lâm sàng sẽ có những đặc trưng chủ yếu là trong tâm phiền táo, thần trí rối loạn, nói năng càn rỡ, hoặc cười, đi lung tung hoặc lột áo quần mà chạy, trèo cao mà hát bất thân sơ, như thấy quỷ thần hoặc phát sinh hôn mê choáng váng, không nói năng v.v… Mục Phụ nhân môn sách Trương thị y thông viết: “Bại huyết xông lên có ba loại: Hoặc là hát múa cười nói, hoặc là nằm ngồi chửi bới tức giận, thậm chí leo trèo mái nhà tường cao, nghiến răng vung tay, vùng vẫy múa may, gào thần gọi phật, đó là loại bại huyết xông lên Tâm”; phần nhiều do sau khi đẻ Tâm bị trống, huyết xấu đáng ra lại không ra, xông lên phạm Tâm quấy rối tâm thần gây nên. Mục sản hậu chúng tật môn sách Trần Tố Yêm phụ khoa bổ giải viết: “Phát cuồng là chủ bệnh của Thủ Thiếu âm Tâm… dẫn đến bại huyết xông lên Tâm, cái thần vô hình chọi nhau với cái huyết hữu hình, chỉnh hư tà thực đột ngột phát cuồng như thấy ma quỷ tự nó xô đến vậy”. Thày thuốc qua các đời lấy chủ chứng khác nhau, lại gọi là bệnh “sau khi đẻ nói càn, thấy càn” là bệnh “sau khi đẻ chợt thấy quỉ thần”, là bệnh “sau khi đẻ phát cuồng”, là bệnh “sau khi đẻ máu xấu vào Tâm”, là bệnh “sau khi đẻ chạy cuồng lung tung” là bệnh “sau khi đẻ huyết vậng”, là bệnh “sau khi đẻ không nói” v.v… Điều trị theo phép hoạt huyết trừ ứ, dưỡng huyết an thần cho uống bài Hoa nhị thạch tán (Hoà tễ cục phương).

Nếu xu thế bệnh còn nhẹ chưa phát cuồng thì cho uống bài Thất tiếu tán (Hoà tễ cục phương) gia Uất kim mà điều trị.

– Nếu chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên xuất hiện khí xông lên Phế, biểu hiện lâm sàng sẽ có những đặc trưng chủ yếu là sau khi đẻ ác lộ không ra, ngực phiền táo khó chịu, mặt đỏ suyễn đầy, khái nghịch đổ máu mũi, thậm chí mặt sạm đen phát cơn suyễn muốn chết, trong họng thở gấp, lưỡi sạm, mạch Huyền Tế. Mục Phụ nhân môn sách Trương thị y thông viết: “Bại huyết xông lên có ba loại… nếu mặt đỏ, ẩu nghịch muốn chết, gọi là xông lên Phế”. Mục sản hậu chúng tật môn sách Trần Tố Yêm phụ khoa bổ giải viết: “sau khi đẻ thở suyễn là do bại huyết xông lên Phế”. Đây là do sau khi đẻ huyết khí hao thương, Phế khí hư suy, bại huyết không ra được, trái lại nhân chỗ hư mà xông lên, Phế mất sự tuyên giáng gây nên bệnh, là một trong bốn chứng nguy hiểm sau khi đẻ, Sách Khôn nguyên thị bảo viết: Có bốn chứng nguy hiểm sau khi đẻ đó là nôn mửa, mồ hôi trộm, tả lỵ và suyễn thở. Nếu cùng thấy một lúc là cực kỳ nguy”, cho nên điều trị phải dùng ngay phép hoạt huyết trục ứ để cấp cứu, cho uống bài Đoạt mệnh tán (Chứng trị chuẩn thằng), sau khi đã dịu tình hình thì nên bổ khí hoá ứ, cho uống bài Nhị vị sâm tô ẩm (Thương hàn bảo mệnh tập).

– Nếu sau khi đẻ bại huyết xông lên xuất hiện khi xâm phạm Vị, lâm sàng có biểu hiện đặc trưng là sau khi đẻ ác lộ không xuống, bụng trướng đầy đau, no đầy nôn mửa không ăn được thậm chí nấc liên tục, chất lưỡi sạm, mạch Tế sắc; Mục Phụ nhân môn sách Trương thị y thông viết: “Bại huyết xông lên Vị”, nguyên nhân phần nhiều sau khi đẻ tổn thương Vị phủ, bại huyết liền theo xung khí phạm Vị (Xung mạch lệ thuộc Dương minh)

Vị mất hoà giáng, không thu nhận được thủy cốc gây nên. Mục Sản hậu chúng tật môn sách Trần Tố Yêm phụ khoa bổ giải viết: “Vị là bể của thủy cốc… Nếu sau khi đẻ khí huyết đã suy, thuỷ cốc đưa vào còn ít, Vị khí vốn hư, bại huyết xông lên đột ngột vào Vị khẩu, huyết với thuỷ cốc cùng chọi nhau, khí không tuyên thông cứng gây đau; Ác lộ đã không xuống được, thủy cốc lại không đưa vào được, đó là con đường chết rất chóng”; Điều trị nên hoạt huyết hoá ứ, an Vị chống nôn, cho uống Để thánh thang (Phụ nhân đại toàn lương phương).

Chứng sau khi đẻ bạo huyết xông lên, khi thấy xông lên Tâm Phế, thường đột ngột cảm nhiễm phong hàn đến nỗi thành sau khi đẻ bị mất tiếng không nói được, biểu hiện lâm sàng có đặc trưng là lưỡi cứng không nói được, biểu hiện lâm sàng có đặc trưng là lưỡi cứng không nói, trong họng khò khè có tiếng ve kêu. Vì sau khi đẻ bại huyết xông lên Tâm, Phế, khí với huyết đồng khởi; sau khi đẻ bại huyết xông lên Tâm, nếu lạc mạch của Tâm bị thương có thể dẫn đến sau khi đẻ đau Tâm bao lạc. Nếu tổn thương chính kinh của Tâm thì có thể phát sinh bệnh Chán tâm thống sau khi đẻ, như mục sản hậu tâm thống chủ phương sách Thái bình thánh huệ phương viết: “Nghĩ như sau khi đẻ bị Tâm thống, đó là Tạng bị hư, gặp phong lạnh ẩn náu cùng chọi nhau với huyết khí mà thành khí nghịch, xông lên biệt lạc của Tâm thì thành Tâm thống. Chứng Tâm thống lúc nghẹt, lúc căng, đó là nhánh biệt lạc của Tâm bị tà khí làm tổn thương; Nếu tà khí làm tổn thương chính kinh của Tâm thì là Chân tâm thống, sáng bị tối chết, tối phát sáng chết”, đều xuất hiện chứng trạng móng tay chân tím tai, chân tay lạnh thấu đốt xương, phải cấp cứu ngay bằng Đại nham mật hoàn (Trần Tố Yêm phụ khoa bổ giải).

Chứng Sản hậu bại huyết xông lên là chứng rất nguy hiểm với người mới đẻ, thường do xâm phạm các Tạng Phủ khác nhau mà biểu hiện lâm sàng bất nhất và tuỳ theo thể trạng khác nhau của sản phụ mà biến hoá đa đoan, có khi kiêm cả nhiều chứng hậu. Mỗi khi gặp bệnh này, trước hết nên phân biệt bệnh tại Phế, tại Tâm hay tại Vị để cấp cứu nguy cơ. Mục Phụ nhân môn sách Trương thị y thông viết: Đại để chứng xông lên Tâm, mười người may ra cứu được một; Xông lên Vị thì năm người sống năm người chết, Xông lên Phế thì mười người cứu được một, hai…

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng sau khi đẻ khí huyết hư đột ngột với chứng sau khi đẻ bại huyết xâm phạm Tâm: Loại trên thường do mới đẻ âm huyết bị mất đột ngột, Tâm thần mất nuôi dưỡng gây nên. Sau khi đẻ đột nhiên choáng váng, hồi hộp sợ sệt, thậm chí hôn mê không biết gì là chứng huyết hư khí thoát rất nguy, với loại sau là do sau khi đẻ bại huyết xông lên Tâm, quấy rối tâm thần gây nên nguy hiểm, có các chứng trạng dưới tâm căng tức, thở thô và suyễn, tinh thần hôn mê cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự… Cần phải phân biệt tỉ mỉ, vì cả hai loại đều nguy đến tính mạng sản phụ.

Đây là những yếu điểm để phân biệt hai chứng, thực như mục Trị sản hậu huyết vận muộn tuyệt chư phương sách Thái bình thánh huệ phương viết: “Nghĩ như huyết vận phiền muộn khí muốn tuyệt là do sau khi đẻ huyết ra quá nhiều, huyết hư khí cực, vì thế mà vận tuyệt vậy. Lại như huyết ra ít mà khí nghịch cực độ, thì huyết theo khí xông lên tâm cũng khiến cho vận muộn mà đầy căng. Nhưng cũng nên xét tới sản phụ ra huyết nhiều hay ít…” Ngoài vấn đề này còn phải xem xét tới kiêm chứng, để giúp cho chẩn đoán. Bởi vì loại trên phải thấy sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, mạch Vi Tế muốn tuyệt là hiện tượng khí huyết mất đột ngột. Loại sau thì nên thấy các chứng bụng dưới đau cự án, sắc mặt tía tối, chất lưỡi tối, mạch sắc, đó là chứng hậu bại huyết đình trệ. Cái là Hư cái gì là Thực, qua đó mà phân biệt.

– Chứng sản hậu Vị hàn với chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên phạm Vị: cả hai đều là chứng hậu chủ yếu của bệnh ẩu nghịch sau khi đẻ. Nhưng loại trên biểu hiện lâm sàng phần nhiều vùng bụng lạnh đau, ưa nóng, lưỡi nhạt, mạch Trầm Trì vô lực đó là chứng hậu hư hàn. Còn loại sau thì phần nhiều có các chứng trạng huyết xấu ứ đọng như bụng trướng đầy đau, no đầy buồn nôn, ẩu nghịch không ăn được, lưỡi sạm, mạch Tế sắc. Ngoài ra ác lộ không ra hoặc có ra nhưng rất ít cũng là chứng trạng chỉ riêng chứng này mới có. Một loại là vì hàn tà nhân chỗ hư mà phạm Vị; Một loại là bại huyết không xuống, xông lên Tỳ Vị. Loại trên thuộc Hàn; loại sau là ứ; hai loại có thể phân biệt. Về điều trị, chứng sản hậu Vị hàn thì nên ôn trung tán hàn; chứng bại huyết xông lên Vị thì nên hoạt huyết khu ứ, giáng nghịch chống nôn.

– Chứng sản hậu huyết hư khí cực với chứng sau khi đẻ bại huyết xông lên phạm Phế: cả hai đều có đặc trưng là suyễn gấp, cùng là chứng nguy hiểm sau khi đẻ. Yếu điểm để chẩn đoán phân biệt là xem xét huyết ra nhiều hay ít. Mục Suyễn sách Thẩm thị nữ khoa tấp yếu tiễn chính viết: “Suyễn có hai chứng Bế và Thoát. Hạ huyết quá nhiều là Thoát chứng… ác lộ ra không nhanh là Bế chứng”. Mục Sản hậu chúng tật môn sách Trần Tố Yêm phụ khoa bổ giải viết: “Nếu huyết xấu nhân thể trạng hư, từ dưới mà đi ngược lên, xông thẳng lên Phế thì mặt sạm đen mà phát suyễn” lại viết: “Khí hư phát suyễn thì sắc mặt phải trắng xanh, đầu và trán ra mồ hôi lạnh, còn ăn uống được”. Xem xét kiêm chứng, có thể dựa vào đó mà phân biệt.

Trích dẫn y văn

– Sau khi đẻ nhân sợ hãi, bại huyết xông lên Tâm, hôn muộn phát cuồng, như có quỷ ám (sản hậu chư tật môn – Phổ tế phương>

Và: Sau khi đẻ huyết xấu xông lên Tâm, mắt tối sẩm, hoặc phát nóng rét hoặc sinh nói cuồng, hoặc đau bụng không chịu nổi (sách đã dẫn).

– Sau khi đẻ trong sáu bảy ngày Suyễn là bại huyết xông lên Phế, ngoài bảy ngày phát suyễn là mới đẻ huyết ra quá nhiều, vinh huyết bị kiệt đột ngột. Vệ khí không có chủ, một mình tụ lại trong Phế cho nên khiến suyễn gấp. Đây là cô Dương tuyệt âm, mạch Phục mà Quyết, mặt có sắc đen là khó chữa, nên dùng Khung Qui định suyễn thang(Sản hậu chứng tật môn – Trần Tố Yêm Nữ khoa bổ giải).

Và: Bại huyết xông lên Phế phát suyễn với huyết hư dương không nơi dựa phát suyễn tuy có chia ra Hư, Thực nhưng chỉ do một sản hậu mà thôi. Sản hậu huyết hư, bại huyết nhân chỗ hư mà xông ngược lên vào Phế gây nên Suyễn, chủ yếu nên trừ ứ mà kiêm bổ để sinh huyết mới. Nếu sản hậu huyết hư, cô dương không có chủ mà đọng lại ở Phế phát suyễn, chủ yếu lấy ích khí mà kiêm chống Phế suyễn (sách đã dẫn).

– Bại huyết vào tạng Can, chân tay co rút và co giật giống như trúng phong (Bí truyền Nội phủ Kinh nghiệm nữ khoa).

Và: Sau khi đẻ tổn thương do ăn mà bị mửa, huyết cũng theo khí mà nghịch lên phạm vào Tỳ Vị, cho nên oẹ mửa không ăn được (sách đã dẫn).

0/50 ratings
Bình luận đóng