Phế âm hư

Chứng Phế âm hư là tên gọi tóm tắt cho những biểu hiện lâm sàng do tân dịch bị tiêu hao, Phế mất nh dưỡng, âm dịch bất túc, sự tuyên giáng giảm sút, hư nhiệt từ trong sinh ra Phần nhiều do ốm lâu bị suy hao, lao thương quá độ gây nên. Chứng trạng chủ yếu của chứng này là ho khan, ít đờm mà dính, hoặc trong đờm có lẫn máu, họng khô, khàn tiếng, thể trạng gầy còm, về chiều sốt từng cơn, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, gò má đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác. Chứng … Xem tiếp

Chứng Phế khí âm đều hư

Chứng Phế khí âm đều hư là tên gọi tóm tắt do Phế khí bất túc, tân dịch bị tiêu hao, mất chức năng tuyên giáng, lâm sàng biểu hiện tông khí hư yếu, công năng bảo vệ bên ngoài không bền, phân bố tân dịch thất thường, Phế khí nghịch lên; bệnh phần nhiều do ốm lâu bị hao tổn, tà khí đã lui mà chính khí tổn thương gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là suyễn khái đoản hơi, tiếng nói bợt bạt, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, miệng ráo họng khô, tinh … Xem tiếp

Chứng Phế khí suy tuyệt

Chứng Phế khí suy tuyệt là gọi tóm tắt cho công năng của tạng Phế biểu hiện suy kiệt, không làm chủ khí mà xuất hiện tình trạng tông khí suy bại, mất chức năng hô hấp, thậm chí không thực hiện được nhiệm vụ thăng giáng vào ra của khí mà gây bệnh; Chứng này nguyên nhân phần nhiều do ốm lâu hao tổn, chính khí hư suy, hoặc chính khí với tà khí tranh giành nhau, tà thịnh chính suy, khiến cho khí cơ nghịch loạn, âm dương chia lìa…biểu hiện lâm … Xem tiếp

Chứng Đàm nhiệt úng tắc ở Phế

Chứng Đàm nhiệt úng tắc ở Phế còn gọi là chứng Đàm nhiệt ngăn trở Phế. Chứng này là tên gọi chung cho những biểu hiện lâm sàng ngoại tà xâm phạm Phế, uất lại hoá nhiệt, nhiệt hao thương tân dịch của Phế, nung nấu chất dịch thành Đàm, hoặc vốn có Đàm tích lũy từ lâu, lại cảm nhiễm phong nhiệt mà đàm với nhiệt câu kết úng tắc Phế lạc gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng là phát nhiệt khái thấu, hung cách đầy tức, khạc … Xem tiếp

Chứng Thủy hàn sạ Phế

Chứng Thủy hàn sạ Phế là tên gọi chung cho biểu hiện lâm sàng hàn tà và thủy khí xâm phạm tạng Phế làm cho hàn thủy bị nghịch nghẽn, Phế mất sự tuyên thông; phần nhiều do đàm ẩm dây dưa hoặc thủy thũng lại cảm nhiễm hàn tà, hàn tà dẫn động thủy ẩm gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có các chứng khái thấu thở suyễn, đàm rãi phần nhiều trắng mỏng, sắc mặt xanh nhợt hoặc tối sạm, cơ thể lạnh tay chân lạnh, … Xem tiếp

Thận âm hư

Chứng Thận âm hư là tên gọi chung cho một loạt chứng trạng do âm dịch của tạng Thận khuy tổn, hư hoả quá găng; chứng này phần nhiều do nội thương mệt nhọc, ốm lâu liên lụy đến Thận, hoặc giai đoạn cuối của Ôn bệnh, nhiệt cực thương âm gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Ngũ tâm phiền nhiệt, mất ngủ mồ hôi trộm, miệng khô họng ráo, gót chân đau, lưng gối mỏi, di tinh, phụ nữ thì băng lậu, chất lưỡi đỏ, mạch … Xem tiếp

Thận dương hư

Thận dương hư còn gọi là Mệnh môn hoả suy, tên gọi chung cho những biểu hiện lâm sàng nguyên dương bất túc, mất chức năng khí hoá không còn tác dụng sưởi ấm, làm cho thủy thấp thịnh ở trong và cơ năng suy nhược; phần nhiều do lao thương quá độ, tuổi cao Thận yếu và ốm lâu liên lụy đến Thận gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, lưng gối mỏi và lạnh, tiểu tiện trong lượng nhiều hoặc … Xem tiếp

Chứng Thận âm dương đều hư của Đông y

Chứng Thận âm dương đều hư là tên gọi chung cho một loạt các chứng trạng do nguyên dương ở Thận bất túc, âm tinh khuy tổn không có khả năng sưởi ấm, nhu dưỡng Tạng Phủ Kinh Lạc gây nên bệnh. Chứng này do mệt nhọc hao tổn từ nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong, hoặc từ giai đoạn cuối của bệnh mạn tính, cuối cùng ảnh hưởng tới Thận tạo nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh nằm co, lòng bàn tay chân nóng, … Xem tiếp

Thận khí hư

Chứng Thận khí hư là tên gọi chung cho nguyên khí trong Thận hư suy nên xuất hiện các chứng trạng về công năng của Thận bị giảm sút; Bệnh phần nhiều do tiên thiên bất túc, lao tổn quá độ, ốm lâu liên lụy đến Thận gây nên. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là thính lực giảm, tai ù, choáng váng, lưng gối yếu mỏi, ban đêm hay tiểu tiện, hoạt tinh tảo tiết, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược. Chứng Thận khí hư thường gặp … Xem tiếp

Nhận biết Chứng Thận khí không bền của Đông y

Chứng Thận khí không bền là chỉ Thận khí suy hư, sự thu nhiếp che đậy không tốt dẫn đến Bàng quang mất sự co thắt, cửa tinh không bền gây nên bệnh, phần nhiều xảy ra ở nhân tố lao tổn hay tuổi cao. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tiểu tiện vặt mà trong, nhất là ban đêm tiểu tiện nhiều lần, sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt không dứt hoặc không tự chủ, di tinh tảo tiết, lưng gối ê mỏi, phụ nữ ra khí … Xem tiếp

Chứng Thận không nạp khí trong Y học cổ truyền

Chứng Thận không nạp khí là gọi những chứng trạng do Thận hư khí không trở về nguồn, Thận mất khả năng nạp khí; Bệnh phần nhiều do lao thương Thận khí hoặc ốm lâu Khí hư gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là suyễn thở đoản hơi, hơi trên không tiếp hơi dưới, thì thở ra nhiều, thì hít vào ít, nhịp thở nhanh, động làm thì suyễn tăng, nặng hơn thì ra mồ hôi, tay chân lạnh, khi ho thường vãi đái, chất lưỡi nhạt, mạnh … Xem tiếp

Chứng Thận tinh bất túc trong Y học cổ truyền

Chứng Thận tinh bất túc là tên gọi chung cho những biểu hiện lâm sàng do Thận tinh suy tổn, tuỷ hải rỗng không dẫn đến phát dục chậm, chưa già đã yếu trước, chân tay mềm yếu v.v… Bệnh phần nhiều do tiên thiên bất túc, hậu thiên mất điều dưỡng hoặc do lao thương quá độ gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chóng mặt, ù tai, lưng gối yếu mỏi, dương nuy, không thụ thai; ở trẻ em thì sinh trưởng phát dục chậm chạp, … Xem tiếp

Chứng Thận dương hư thủy tràn lan

Chứng Thận dương hư thủy tràn lan là chỉ về chứng hậu Thận dương hư suy, khí hoá của Bàng quang mất chức năng, đến nỗi thủy thấp đọng lại, phần nhiều do ốm lâu chăm sóc không tốt hoặc thể trạng vốn yếu. Thận dương suy hao gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tiểu tiện ít, phù thũng, từ lưng trở xuống phù nặng hơn, ấn vào ngập ngón tay, sợ lạnh tay chân lạnh, lưng gối mỏi lạnh, bụng trướng đầy lưỡi nhợt bệu có … Xem tiếp

Chứng Tâm Can huyết hư

Chứng Tâm Can huyết hư là tên gọi chung cho một loạt chứng trạng do doanh huyết hao thương, nguồn sinh hoá bất túc khiến cho Tâm Can mất sự chứa đựng dẫn đến Tinh thần không yên và các tổ chức khiếu lưu thông không được nuôi dưỡng; Nguyên nhân bệnh phần nhiều do nội thương mệt nhọc, ốm lâu hao thương doanh huyết hoặc bị xuất huyết kéo dài cũng gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đầu mắt choáng váng, hồi hộp sợ sệt, … Xem tiếp

Phân biệt Chứng Tâm Phế khí hư trong y học cổ truyền

Chứng Tâm Phế khí hư là tên gọi chung cho một loạt chứng trạng do công năng của hai tạng Tâm Phế suy nhược dẫn đến Phế khí bất túc và Tâm khí hao tổn. Chứng này phần nhiều do nội thương mệt nhọc, Tâm Phế mắc bệnh kéo dài ảnh hưởng lẫn nhau hoặc là các tạng khác mắc bệnh liên lụy đến tạng Tâm cũng gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp đoản hơi, khái thấu hụt hơi, thở suyễn gấp gáp, động … Xem tiếp