Thận âm hư

Chứng Thận âm hư là tên gọi chung cho một loạt chứng trạng do âm dịch của tạng Thận khuy tổn, hư hoả quá găng; chứng này phần nhiều do nội thương mệt nhọc, ốm lâu liên lụy đến Thận, hoặc giai đoạn cuối của Ôn bệnh, nhiệt cực thương âm gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Ngũ tâm phiền nhiệt, mất ngủ mồ hôi trộm, miệng khô họng ráo, gót chân đau, lưng gối mỏi, di tinh, phụ nữ thì băng lậu, chất lưỡi đỏ, mạch … Xem tiếp

Đởm khí hư

Chứng Đởm khí hư là chỉ Đởm khí hư có những chứng hậu chủ yếu như Đảm khiếp, kinh hãi; Bệnh phần nhiều do thất tình nội thương, hoặc khí hư liên lụy đến Đởm phủ gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đởm khiếp, sợ sệt, dễ bị hãi sợ gặp công việc thì thiếu quyết đoán, đêm ngủ không yên, hay mê, đoản hơi yếu sức hoặc kiêm chứng đầu mắt choáng váng, mắt nhìn lờ mờ, mạch Huyền Tế, chất lưỡi đỏ nhạt. Chứng Đởm … Xem tiếp

Chứng thực thương Tỳ Vị

Chứng thực thương Tỳ Vị là tên gọi chung cho việc ăn uống không điều độ xuất hiện tình trạng đồ ăn nghẽn trệ ở trong, sự thu nạp tiêu hoá ở Tỳ Vị mất bình thường, sự thăng giáng mất chức năng; Phần nhiều do no đói thất thường, hoặc ăn quá độ thức sống lạnh, chất dầu mỡ không sạch làm tổn thương Tỳ Vị gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Vị quản trướng đầy và đau, cự án, nôn mửa thức hôi chua, … Xem tiếp

Chứng Tỳ Vị hư hàn ở trẻ em trong Y học cổ truyền

Chứng Tỳ Vị hư hàn ở trẻ em là chỉ Tỳ Vị của trẻ em không những công năng giảm sút mà còn dương khí Tỳ Vị bất túc, công năng sưởi ấm kém dẫn đến một loạt các hiện tượng hư hàn; Bệnh phần nhiều do ăn bú không điều hoà, ăn quá nhiều đồ sống lạnh hoặc uống quá nhiều thuốc hàn lương, hoặc ốm lâu kém chăm sóc, tổn thương dương khí của Tỳ Vị gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sắc mặt … Xem tiếp

Chứng Huyết thoát (mất máu nhiều) trong Đông y

Khái niệm Huyết thoát còn gọi là Thoát huyết, do bị mất huyết đột ngột lượng nhiều, hoặc xuất hiện kéo dài, lượng quá nhiều, là chứng hậu âm huyết suy kém hoặc dương khí suy giảm nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sắc mặt trắng bệch, héo hon không tươi, chóng mặt hoa mắt, hồi hộp sợ sệt, thở nhẹ mà ngắn; chân tay mát lạnh, chất lưỡi trắng nhạt, mạch không Hư hoặc Khâu, hoặc Vi Tế muốn tuyệt. Chứng Huyết thoát thường gặp trong … Xem tiếp

Chứng Phong đàm trong Đông y

Mục lục Khái niệm Phân tích Chẩn đoán phân biệt. Trích dẫn y văn Khái niệm Chứng Phong đàm có hai thể: Một là Can phong hiệp đàm quấy rối thanh khiếu ở trên hoặc phong đàm len lỏi vào đường Lạc, kinh mạch không được nuôi dưỡng nên biểu hiện một loạt chứng trạng về đàm thịnh động phong; thể này thuộc phạm trù nội thương, phần nhiều do Tỳ hư sinh đàm, đàm theo phong mà động gây nên. Hai là phong đàm thuộc vào đường Lạc, miệng … Xem tiếp

Can khí uất kết

Chứng Can khí uất kết là tên gọi chung cho những chứng trạng tạng Can vì tình chí không thư sướng, uất giận tổn thương làm mất đi sự sơ tiết dẫn đến khí cơ uất trệ, mộc không điều đạt gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tinh thần ức uất, ngực sườn đau hoặc đầy tức, hay thở dài, hoặc bầu vú và bụng dưới trướng đau, đại tiện thất thường, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền. Chứng Can khí uất kết … Xem tiếp

Thận dương hư

Thận dương hư còn gọi là Mệnh môn hoả suy, tên gọi chung cho những biểu hiện lâm sàng nguyên dương bất túc, mất chức năng khí hoá không còn tác dụng sưởi ấm, làm cho thủy thấp thịnh ở trong và cơ năng suy nhược; phần nhiều do lao thương quá độ, tuổi cao Thận yếu và ốm lâu liên lụy đến Thận gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, lưng gối mỏi và lạnh, tiểu tiện trong lượng nhiều hoặc … Xem tiếp

Hiểu rõ Chứng Đởm nhiệt trong y học cổ truyền

Chứng Đởm nhiệt là chỉ Đởm khí bị uất hóa nhiệt, hoặc là uất nhiệt úng tắc ở Đởm phủ gây nên một loạt chứng hậu chủ yếu như đắng miệng, khô họng; Bệnh phần nhiều do nội thương thất tình, hoặc ngoại cảm lục dâm gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là váng đầu, ù tai, đắng miệng, khô họng, tâm phiền không ngủ được, mặt hồng tai đỏ, sườn đầy, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Huyền v.v… Chứng này thường gặp trong các bệnh … Xem tiếp

Bàn về Chứng Tỳ Vị thấp nhiệt

Chứng Tỳ Vị thấp nhiệt là chỉ những chứng hậu thấp nhiệt uất kết ở Tỳ Vị, Tỳ không kiện vận, Vị không thu nạp đưa xuống gây nên bệnh. Nguyên nhân của chứng này có thể do ăn uống không điều độ, dùng quá nhiều thức ngon vật béo, nung nấu thành thấp nhiệt, tích chứa trong Tỳ Vị mà gây bệnh; cũng có thể do cảm nhiễm tà khí thấp nhiệt làm lấp nghẽn trung tiêu gây nên bệnh này. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ngực … Xem tiếp

Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em

Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em là chỉ ngoại cảm tà khí phong hàn, xâm phạm vào cơ thể, chính khí với tà khí tranh giành nhau ở vùng cơ biểu gây nên chứng hậu. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, đau đầu, đau mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em thường gặp trong các bệnh Cảm mạo, Suyễn khái, Đốn khái. Cần chẩn đoán phân biệt … Xem tiếp

Huyết ứ

Mục lục Khái niệm Phân tích Chẩn đoán phân biệt Trích dẫn y văn Khái niệm Chứng Huyết ứ là tên gọi chung chỉ huyết đi không lưu thông thậm chí đình trệ ngưng đọng, hoặc huyết đã ly kinh ứ tích ở trong cơ thể ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết mà phát sinh ra hàng loạt chứng trạng. Nguyên nhân phần nhiều do vấp ngã bị đòn, nội thương xuất huyết hoặc lao thương quá độ gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của … Xem tiếp

Chứng Hàn đàm (Lãnh đàm) của Đông y

Mục lục Khái niệm Phân tích Chẩn đoán phân biệt Trích dẫn y văn Khái niệm Chứng Hàn đàm còn gọi là Lãnh đàm, chỉ một loạt chứng trạng do hàn với đàm câu kết, hàn đàm ngăn trở Phế gây bệnh. Chứng Hàn đàm là do thể trạng vốn có đàm trọc lại cảm nhiễm hàn tà ở bên ngoài, hoặc dương hư sinh hàn, thủy thấp không vận hành, hàn với đàm câu kết gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng Hàn đàm là … Xem tiếp

Chứng Can hỏa thượng viêm trong chẩn đoán Đông y

Chứng Can hỏa thượng viêm là chỉ Can khí uất kết hóa hoả, hỏa khí nghịch lên, có những chứng hậu chủ yếu như đau đầu, mắt đỏ, tai ù miệng đắng, phần nhiều do mộc uất không điều đạt, công dụng của Can thái quá gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau đầu chóng mặt, tai ù như sóng dồn, thậm chí tai điếc đột ngột, mặt hồng mắt đỏ, miệng đắng họng khô, sườn đau, phiền táo dễ giận, mất ngủ hay mê, hoặc … Xem tiếp

Chứng Thận âm dương đều hư của Đông y

Chứng Thận âm dương đều hư là tên gọi chung cho một loạt các chứng trạng do nguyên dương ở Thận bất túc, âm tinh khuy tổn không có khả năng sưởi ấm, nhu dưỡng Tạng Phủ Kinh Lạc gây nên bệnh. Chứng này do mệt nhọc hao tổn từ nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong, hoặc từ giai đoạn cuối của bệnh mạn tính, cuối cùng ảnh hưởng tới Thận tạo nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh nằm co, lòng bàn tay chân nóng, … Xem tiếp