Chứng thực thương Tỳ Vị là tên gọi chung cho việc ăn uống không điều độ xuất hiện tình trạng đồ ăn nghẽn trệ ở trong, sự thu nạp tiêu hoá ở Tỳ Vị mất bình thường, sự thăng giáng mất chức năng; Phần nhiều do no đói thất thường, hoặc ăn quá độ thức sống lạnh, chất dầu mỡ không sạch làm tổn thương Tỳ Vị gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Vị quản trướng đầy và đau, cự án, nôn mửa thức hôi chua, ợ hơi chán ăn hoặc sôi bụng đau bụng, đi tả ra hôi như trứng ung hoặc táo bón, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Hoạt hoặc Huyền Hoạt.

Chứng này thường gặp trong các bệnh “Vị thống”, “Âu thổ”, Tiết tả”.

Cần chẩn đoán phân biệt với “chứng Tỳ Vị dương hư”, và “chứng Can Vị bất hoà”.

Phân tích

(Đan Khê tâm pháp) gia giảm.

– Chứng này xuất hiện trong bệnh Âu thổ, biểu hiện chủ yếu là nôn mửa ra đồ hăng chua, ăn vào thì đau tăng, sau khi mửa thì dễ chịu, kèm theo chứng vùng bụng trướng đầy rạo rực, đại tiện lỏng loãng rất hôi hoặc bí kết; bệnh phần nhiều do ăn quá độ thức sống lạnh, dầu mỡ, thức ăn không sạch, làm cho thực trệ không tiêu hoá được, Vị khí nghịch lên; Điều trị nên tiêu thực đạo trệ, hoà Vị giáng nghịch, dùng bài Bảo hoà hoàn (Đan Khê tâm pháp) hợp với Nhị trần thang (Hoà tễ cục phương) gia giảm.

– Chứng thực thương Tỳ Vị xuất hiện trong bệnh Tiết tả biểu hiện chủ yếu là: sôi bụng, đau bụng, phân đi tả ra mùi rất hôi, sau khi tả được thì giảm đau, Vị quản khó chịu, ợ hơi trướng đầy, không muốn ăn uống, rêu lưỡi cáu bẩn hoặc dày nhớt, bệnh phần nhiều do ăn uống quá liều lượng hoặc ăn nhiều thức sống lạnh không sạch, làm cho Tỳ Vị thăng giáng không điều hoà, mất chức năng truyền đạo gây nên. Thiên Tiết tả sách cảnh Nhạc toàn thư viết: “Ăn uống không điều độ, nằm ngồi thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn hại, thì thủy phản lại thành thấp, cốc khí phản lại thành trệ, khí của chất tinh hoa không chuyển hoá đến nỗi kết hợp với chất bẩn dồn xuống mà thành chứng Tả lỵ”; Điều trị theo phép tiêu thực đạo trệ, cho uống Bảo hoà hoàn gia Mộc hương, Chỉ thực, Bạch truật, Xa tiền tử… Kiêm có chứng đại tiện hậu trọng, bài tiết có thể cho uống Chỉ thực đạo trệ hoàn (Nội ngoại thương biện hoặc luận) gia giảm.

Chứng thực thương Tỳ Vị đa số là bệnh mới mắc, điều trị kịp thời có thể khỏi ngay. Nếu chính khí vốn suy kém, điều trị không thích đáng, bệnh tình có thể từ thực chuyển sang hư hoặc trong hư kiêm thực; Trong quá trình diễn biến bệnh cơ có thể xuất hiện hai tình huống: Một l à thực trệ nghẽn trở ở trong, sự thăng giáng của Tỳ Vị không điều hoà, nôn mửa và tiết tả xuất hiện cùng một lúc; Nếu bệnh kéo dài ngày tân dịch thất thoát dẫn đến Tỳ Vị hư nhược, hễ ăn uống nhiều một chút là muốn nôn, muốn tả ngay, ăn không thấy ngon, khát nước mà không muốn uống, sắc mặt kém tươi, mỏi mệt yếu sức, chân tay không ấm, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược… Đây là thuộc về chứng Tỳ Vị hư hàn. Hai là đồ ăn uống tích ở Tỳ Vị, bệnh kéo dài thì thổ úng mộc uất, khí cơ nghẽn trệ, ứ huyết kết ở trong, đường lạc của Vị bị tổn hại, xuất hiện triệu chứng đau Vị quản, đau có nơi cố định như dùi đâm; nặng hơn thì mửa ra máu hoặc đại tiện ra máu, chất lưỡi tía tối, mạch sắc, bệnh tình càng nặng.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Tỳ dương hư với chứng Thực thương Tỳ Vị: Cả hai chứng đều là bệnh ở Tỳ Vị, biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ giống nhau, nhưng cũng có chỗ khác nhau nhất định. Chứng Tỳ Vị dương h ư có thể từ chứng Tỳ Vị khí hư phát triển nên, cũng có khi do phú bẩm bất túc, ăn quá nhiều đồ sống lạnh hoặc hàn tà xâm phạm vào trong, trung dương bị trở ngại, dương hư thì sinh hàn, mất chức năng vận hoá, gây nên bệnh. Chính khí hư lại cảm nhiễm hàn tà, tình thế bệnh từ từ, triệu chứng xuất hiện trên lâm sàng tất cả đều là hiện tượng hư hàn. Bụng đau âm ỉ ưa ấm, ưa xoa bóp, gặp lạnh thì đau tăng lúc đói lại càng đau, đại tiện lỏng loãng hoặc tả hạ ra nước trong hoặc ra đồ ăn không tiêu, miệng nhạt mà không khát; nặng hơn thì chân tay chân tay mình mẩy phù thũng, chất lưỡi nhạt và non bệu, rêu lưỡi trắng trơn mạch Trầm Tế hoặc Trì Nhược là thuộc chứng hư hàn. Còn chứng thực thương Tỳ Vị là do thực trệ không tiêu hoá gây nên; Tình thế bệnh tiến triển nhanh, chính khí chưa bị hư tà khí còn thực, biểu hiện lâm sàng là thực chứng hoặc kiêm có hư chứng. Bụng chướng đau cư án, ăn vào đau tăng ợ hăng nuốt chua đại tiện lỏng loãng chất đi tả ra rất hôi hoặc đại tiện bí kết, hoặc trong tâm phiền nhiệt, khát nước rêu lưỡi dày nhớt mạch Hoạt hoặc Huyền Hoạt, thuộc chứng thực nhiệt.

Chứng Can Vị bất hoà với chứng thực thương Tỳ Vị: cả hai đều xuất hiện bệnh biến Tỳ Vị thăng giáng không điều hoà. Nhưng nói theo nguyên nhân gây bệnh, chứng Can Vị bất hoà là do Can uất khí trệ, mất chức năng sợ tiết, hoành nghịch phạm VỊ, khí cơ bị ngăn trệ, không thông thì đau, Vị quản chướng đầy. đau xiên đau nhói lan toả tới hai bên sườn, nơi đau không cố định, lúc đau lúc không, thường là do cáu giận mà phát cơn đau. Khí uất hoá nhiệt, tụ lại ở vùng hung cách nên trong tâm phiền nhiệt dộn dạo ứa nước chua, miệng khô và đắng, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng m ạch Sác. Ch ứng T hực thương Tỳ Vị là do ăn uống không điều độ, thực trệ nghẽn ở bên trong, Tỳ Vị vận hoá thất thường gây nên; cho nên vùng Vị quản chướng đau khó chịu nơi đau cự án, nôn mửa hăng chua, sau khi mửa xong thì giảm đau; hoặc đại tiện lỏng loãng chất tả hạ rất hôi, sau khi tả được thì dạ dày dễ chịu, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền hoạt. Một đằng là đau thuộc khí vô hình; một đằng là đau thuộc thực hữu hình… Dựa vào đó để chẩn đoán phân biệt.

Trích dẫn y văn

– Thương thực, phải có hiện tượng sợ ăn(Cảnh Nhạc toàn thư)

– Chứng thực tích bụng phải rắn, cổ chướng, cự án, ợ hăng nuốt chua, không thiết ăn, dùng các bài Bảo hoà hoàn, Đại hoà trung ẩm. làm cho tiêu đi (Bút hoa y kính).

– Thương thực với đình thực nên chia làm hai loại: Nếu là thương thực do ăn uống tăng lên quá mức, Trường Vị tổn hại, nguyên nhân bệnh ở chỗ không tiêu hoá. Còn đình thực thì vô luận là ăn nhiều hay ít, hoặc đương ăn gặp sự tức giận hoặc đường ăn mà mắc bện h, gây n ên bệnh ở chỗ khí kết không biến hoá được.

– Chữa thương thực coi trọng vào vấn đề ăn, dùng các phép thổ hoặc hạ hoặc tiêu. Nếu là đình thực thì chú trọng vào khí, chỉ có cách lý khí kiêm thêm phép tiêu, còn các phép thổ và hạ không được dùng. Nói chung đối với thương thực nên chia ra thượng – trung – hạ tam tiêu; còn đình thực thì chú trọng vào Vị quản.

0/50 ratings
Bình luận đóng