Tên khác: Bạc hà nam – Nhân đơn thảo (TQ)

Tên khoa học: Mentha arvensis L.

Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

1. Mô tả, phân bố

Bạc hà là cấy thảo sống lâu năm,cao từ 10 – 70cm. Thân vuông có màu tía, mọc đứng hay bò; thân và lá đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá (khác các loại Bạc hà khác), cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi cómàu trắng. Toàn cây có mùi thơm. Ở các tỉnh như: Hưng Yên, Hà Nội và mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Bạc Hà có nhiều loài, nên cần chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn:

– Bạc hà Việt Nam, Trung Quốc: M. arvensis L.

– Bạc hà châu âu: M. piperita L.

– Lục bạc hà: M. viridis L.; M. spicata. L.; M. citrata Ehrh.

cay bac ha

2. Bộ phận dùng, thu hái

2.1. Bộ phận dùng: Bạc hà cho ta 4 bộ phận dùng làm thuốc, đó là:

– Toàn thân (bỏ rễ): dùng tươi hoặc khô; Tinh dầu Bạc hà; Menthol: Chất chiết từ tinh dầu Bạc hà; Ba bộ phận này đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

– Lá (hà diệp): dùng tươi hay khô.

2.2. Thu hái: Bạc hà được thu hái từ 2 – 3 lần trong năm (tháng 3, tháng 5, tháng 9 – 10) lúc cây chưa ra hoa hay vừa ra hoa. Cắt lấy thân lúc thời tiết khô ráo với kích thước quy định (duới 30cm); đem phơi trong râm cho khô (có thể sấy Ở nhiệt độ thấp (40 – 45′ C).

Cần phải thu, hái đúng thời vụ mới cho sản lượng và chất lượng tốt. Dược liệu Bạc hà tốt phải có chứa ít nhất 0,5% tinh dầu.

3. Thành phần hóa học

Thành phần chính trong Bạc hà là tinh dầu, trong đó hoạt chất chủ yếu là menthol và men thon, ngoài ra còn có camphen và limonen. Dược điển Việt Nam quy định tinh dầu Bạc hà phải có chứa ít nhất là 68% menthol toàn phần và 3-9% menthol este hóa.

duoc lieu bac ha

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Bạc hà có tác dụng trừ phong nhiệt, làm ra mồ hôi. Dùng chữa các chứng bệnh: cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng. Ngoài ra, Bạc hà còn dùng để làm thơm một số dạng thuốc uống, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài. Theo Tây y, bạc hà có tác dụng sát khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hóa, kích thích tiết mật. Dùng trong các bệnh về hô hấp (cúm, viêm họng…), rối loạn tiêu hóa. Bạc hà là nguyên liệu chính để chế tinh dầu và sản xuất menthol dùng trong ngành.

Cách dùng: Uống 3 – 5g/ngày, dạng thuốc sắc, cồn, kẹo; dùng ngoài dạng dầu xoa.

5/51 rating
Bình luận đóng