Tóm tắt những tiêu chuẩn chính trong lịch sử chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Tiêu chuẩn WHO-1965

  • Đầy đủ các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng.
  • Nếu không có triệu chứng lâm sàng thì glucose máu lúc đói phải trên 7,2 mmol/l (130mg/dl).
  • Người dưới 45 tuổi và có glucose máu giờ thứ 2 sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên 7,2 mmol/l (130 mg/dl).

Nghiệm pháp OGTTs ở giai đoạn này có hai cách:

  1. Cách 1: uống 50 gam dextrose monohydrat trong dung dịch 10% hoặc 20%.
  2. Cách 2: uống 100 gam dextrose monohydrat trong 400 ml nước.

Tiêu chuẩn WHO -1979

  • Glucose máu lúc đói > 7,8 mmol/l. Hoặc:
  • Glucose sau nghiệm pháp 75 gam, giờ thứ hai > 11,1 mmol/l (200mg/dl).

Tiêu chuẩn WHO- 1980

  • Có đủ các triệu chứng lâm sàng và glucose máu bất kỳ > 11,0 mmol/l (200mg/dl). Hoặc:
  • Glucose huyết tương lúc đói > 8,0 mmol/l (140 mg/dl)

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose (IGT) là glucose huyết tương từ 8,0 đến 11,0 mmol/l, sau giờ thứ hai của nghiệm pháp 75 gam glucose pha trong 250 đến 350 ml nước uống trong 5 đến 15 phút.

Tiêu chuẩn WHO -1985

  • Đủ các triệu chứng lâm sàng với mức glucose máu ở thời điểm bất kỳ trên 11,1 mmol/l.
  • Glucose huyết tương lúc đói trên 7,8 mmol/l hoặc sau nghiệm pháp tăng glucose máu, thời điểm 2 giờ là > 11,1 mmol/l.

Chẩn đoán xác định đái tháo đường theo tiêu chuẩn hiện nay (bảng 1.1)

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường, được Hiệp hội Đái tháo đường của Mỹ kiến nghị năm 1997 và được nhóm các chuyên gia về bệnh đái tháo đường của WHO công nhận vào năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, gồm 3 tiêu chí:

  • Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ > 11,1 mmol/l (200mg/dl).
  • Mức glucose huyết tương lúc đói > 7,0mmol/l ( > 126mg/dl).
  • Mức glucose huyết tương >11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gam đường (loại anhydrous) hoặc 82,5 gam đường(loại monohydrat).

Như vậy sẽ có những người được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này, người ta phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ: “Đái tháo đường typ 2- Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)

Trước đây người ta hay dùng các thuật ngữ như “Đái tháo đường. tiềm tàng”, “Đái tháo đường sinh hoá”, “Đái tháo đường tiền lâm sàng”, để chỉ các trường hợp có rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm sàng. Những trường hợp này chỉ được phát hiện khi tiến hành nghiệm pháp tăng gánh glucose bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Nhiều khi để tăng độ nhạy của phương pháp người ta còn sử dụng cả corticoid.

Ngày nay người ta đưa ra hai khái niệm để chỉ các hình thái rối loạn này của chuyển hoá carbohydrat của cơ thể.

Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8mmol/l (140mg/dl) đến 11,0 mmol/l (198md/dl).

Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng đường máu dưới 7,8mmol/l (< 140 mg/dl) (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
và rối loạn glucose máu.

Nồng độ glucose [mmol/l (mg/dl)]
Máu toàn phầnHuyết tương tĩnh mạch
Tĩnh mạchMao mạch
Đái tháo đường

Lúc đói

Thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp

 

>6,1 (>110)

 

>6,1 (>110)

 

>7,0 (> 126)

>10 (>180)>11,1 (> 200)>11,1 (>200)
Rối loạn dung nạp glucose. IGT

Lúc đói (nếu đo)

Thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp

 

< 6,1 (<110)

>6,7 (>120)

 

<6,1 (<110)

>7,8 (>140)

 

< 7,0 (< 126)

> 7,8 (> 140)

Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói. IFG

Lúc đói*

 

Thời điểm sau 2 giờ(nếu đo)

 

5,6 (>100)

<6,1(< 110)

<6,7 (<120)

 

5,6 (> 100)

<6,1 (<110)

<7,8 (<140)

 

5,6 (>100)

<7,0 (<126)

<7,8 (<140)

* Tháng 10/2004, IDF đã đề nghị hạ mức glucose máu lúc đói xuống mức 5,6 mmol/l (tương đương với 100 mg/dl).

Chẩn đoán đái tháo đường theo bệnh căn

Trường hợp này người ta phải phân biệt đái tháo đường là một triệu chứng của một bệnh lý khác hay là bệnh đái tháo đường. Ví dụ đái tháo đường do u tuyến thượng thận, do u tuyến yên v.v.

Chẩn đoán typ đái tháo đường

Điều mà người bệnh hay hỏi là: Họ bị mắc bệnh đái tháo đường ở typ nào? Liệu đang dùng thuốc viên nay dùng thuốc tiêm (insulin) bệnh có nặng lên không?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của các thuật ngữ đang dùng, nói cách khác là phải hiểu các thuật ngữ chuyên môn.

  • Đái tháo đường typ 1: Là một thuật ngữ để chỉ ra rằng đái tháo đường là một bệnh tự miễn dịch mạn tính. Quá trình gây bệnh là quá trình huỷ hoại các tế bào beta của đảo tuỵ Langerhans. Hậu quả là thiếu hoặc không còn insulin trong máu. Đối với loại này khi điều trị buộc phải dùng insulin ngay từ lúc mới phát hiện.
  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin: Là một thuật ngữ nói lên tình trạng cơ thể yêu cầu cần phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì chuyển hoá bình thường của cơ thể.

Như vậy có thể rút ra một số điểm cần lưu ý :

  • Thứ nhất: “Đái tháo đường typ 1” là thuật ngữ để chỉ nguyên nhân sinh bệnh. Nói theo thuật ngữ y học thì đây là một cụm từ có ý nghĩa sinh lý bệnh. Còn “đái tháo đường phụ thuộc insulin” là cụm từ phản ánh nhu cầu sinh lý của cơ thể.
  • Thứ hai: Việc sử dụng insulin không làm bệnh nặng hơn lên, vì đến một giai đoạn nhất định, người đái tháo đường typ 2 cũng buộc phải dùng insulin để duy trì hoạt động chuyển hoá.

Vấn đề chẩn đoán typ đái tháo đường:

Có nhiều tiêu chuẩn để phân loại typ đái tháo đường, chúng tôi giới thiệu một vài tiêu chuẩn đơn giản, dễ áp dụng, dễ nhớ, được nhiều thầy thuốc ở nhiều quốc gia sử dụng (hình 1.1 và bảng 1.2).

Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt tiêu chuẩn chẩn đoán.

Tuổi < 30 tuổi

Thể trạng gầy

Triệu chứng xảy ra rầm rộ

Sút cân nhanh chóng

Có ceton niệu dương tính

Các kháng thể: ICA, IA – 2, Anti GAD.

C – peptid thấp lúc đói hoặc sau ăn.

 Có Không
Đái tháo đường typ 1Đái tháo đường typ 2

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2005.

Đặc điểmĐái tháo đường typ 1Đái tháo đường typ 2
Khởi phátRầm rộ, đủ các triệu chứngChậm, thương không rõ triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng–  Sút cân nhanh chóng.

–  Đái nhiều.

–  uống nhiều

–  Thể trạng béo

–    Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

–    Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc bệnh cao.

–    Chứng gai đen (Acanthosis nigricans)

–  Hội chứng buồng trứng đa nang

Nhiễm cetonDương tínhThường không có
C-peptidThấp/mấtBình thường hoặc tăng
Kháng thể–  ICA dương tính

–  Anti-GAD dương tính.

–  ICA dương tính

–  ICA âm tính.

–  Anti-GAD âm tính.

–  ICA âm tính

Điều trị– Bắt buộc dùng insulinThay đổi lối sống, OAH* hoặc insulin
Kết hợp với bệnh tự miễn khácKhông

* AOH: Các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống.

Điều cần lưu ý trong bảng chẩn đoán này là IDF không đưa tuổi thành một tiêu chí. Vì trong thực tế tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi học đường quá cao.

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ (xem phần đái tháo đường thai kỳ).

0/50 ratings
Bình luận đóng