NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỀ DỊCH TỄ HỌC

Những nghiên cứu có tính chất khu vực

Năm 1990, lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường được tổ chức một cách tương đối khoa học, đưa ra được các tỷ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội (1,2%), Huế ( 0,95%), Thành phố Hồ Chí Minh (2,52%). Nghiên cứu được tiến hành ở lứa tuổi từ 20 – 74 tuổi.

Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ bệnh đái tháo của Việt Nam được tiến hành theo các qui chuẩn quốc tế. Vổi sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, điều tra đã được tiến hành ở 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điểu tra là lứa tuổi từ 30 đến 64. Kết quả điều tra này thật sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh đái tháo đường nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4,0%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%; tỷ lệ các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường 38,5%), nhưng điều đặc biệt làm người ta phải lưu tâm là có tới trên sáu mươi phần trăm (64,9%) số người mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị.

Năm 2002, báo cáo kết quả của một đề tài nghiên cứu được tiến hành từ năm 1999 cũng gây được sự chú ý. Nghiên cứu được tiến hành ở Hà Nội, lứa tuổi từ 20 đến 74 tuổi, cùng một phương pháp và địa bàn như nghiên cứu năm 1990. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường đã tăng gấp đôi (2,16%) so với 10 năm trước.

Cũng trong năm này một số các địa phương dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Bệnh viện Nội tiết đã tiến hành nghiên cứu tình hình mắc bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở địa phương mình. Với phương pháp nghiên cứu khoa học, chặt chẽ, theo qui chuẩn quốc tế. Các nghiên cứu này đều có độ tin cậy cao và thống nhất, khi so sánh với đề tài nghiên cứu quốc gia về sau này. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp và thành phố mà còn cả ở vùng miền núi, trung du. Đặc biệt kết quả thu được ở Thành phố Yên Bái cho thấy tỷ lệ bệnh trên 3,0%, nhưng có tới xấp xỉ 70% người mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện.

Những nghiên cứu tầm quốc gia

Năm 2002 – 2003, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm 4 vùng sinh thái. Nghiên cứu cũng nhận được sự trợ giúp của WHO về chuyên gia trong các khâu thiết kế mẫu nghiên cứu, chọn mẫu, xử lý số liệu v.v.

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói

  • Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của các khu vực đã được điều chỉnh theo cấu trúc tuổi của quần thể là:

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn quốc là 2,7% (95% CI = 3,1 – 4,1). Tỷ lệ đái tháo đường ở nữ là 3,7%, tỷ lệ tương ứng ở nam là 3,3%.

Vùng núi cao: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 2,1% (thấp nhất 1,5%; cao nhất 3,2%).

Vùng trung du: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 2,2% (thấp nhất 1,8%- cao nhất 3,6%).

Vùng đồng bằng và ven biển: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 2,7% (thấp nhất 2,4%; cao nhất 4,0%).

Vùng đô thị và khu công nghiệp: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 4,4%;

Kết quả của nghiên cứu này xấp xỉ tỷ lệ bệnh đái tháo đường khu vực nội thành của Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh (4,0%) năm 2001, với cùng đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Các khu vực miền núi và Tây Nguyên, đồng bằng và trung du có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tương ứng là 2,1%; 2,7%, và 2,2% (tỷ lệ thô tương ứng là 2,1%; 3,1% và 2,5%) tương đương hoặc tăng gâp đôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thành phố 10 năm trước đây.

Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ, tuổi từ 30 đến 64 tuổi, chiếm tỷ lệ cao 10,5%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 13,8%.

Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của Việt Nam nằm trong khu vực hai (tỷ lệ 2% – 4,99%) giống của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và thấp hơn các nước thuộc khu vực ba (tỷ lệ 5% – 7,99%) bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia…

  • Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của bốn khu vực thành phố là 6,5%, đồng bằng 7,0%, miền núi 7,1% và trung du 8,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khu vực (p = 0,337). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của toàn quốc là 7,3%.
  • Tỷ lệ suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói trong nghiên cứu này tương đối thấp, tỷ lệ tương ứng ở các vùng miền núi là 2,2%, đồng bằng 1,4%, trung du 2,4% và thành phố là 1,8%; tỷ lệ chung của cả nước là 1,9%. Theo kết quả nghiên cứu này thì tỷ số giữa rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp glucose của Việt Nam là 1/3, trong khi ở nước ngoài thì tỷ số này là 1/2. Trong nghiên cứu này chúng tôi vẫn lấy tiêu chuẩn của năm 1998 để xác định có rối loạn dung nạp glucose máu lúc đói là 6,1 mmol/l. Nếu lấy tiêu chuẩn mới của IDF (5,6 mmol/l), thì tỷ lệ này chắc sẽ cao hơn nhiều.

Kết quả này cũng phản ánh tình trạng chung của một nền kinh tế – xã hội đang có những thay đổi không đồng nhất. Tình trạng rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nếu chúng ta không có biện pháp phòng chống thoả đáng. Có lẽ tỷ lệ này sẽ tăng nhanh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh trung học, song hành với tỷ lệ thừa cân và béo phì – các yếu tố nguy cơ được xem là nguồn bổ sung cho đội ngũ những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Về tuổi và giới mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng tỷ lệ thuận theo tuổi (p < 0,0005). ở lứa tuổi dưới 40 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường vẫn thấp khoảng dưới 1%, tỷ lệ bệnh đái tháo đường dường như tăng nhanh ở hai mốc tuổi là 45 tuổi (4,6%) và 60 tuổi (10,1%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng có diễn biến gần giống như tỷ lệ mắc đái tháo đường là tăng tỷ lệ thuận theo tuổi (p < 0,0005), nhưng không có mốc tăng đột ngột như tỷ lệ bệnh đái tháo đường. Tuổi trung bình của các đối tượng mắc đái tháo đường là 52,4 tuổi, trong khi tuổi của các đối tượng có rối loạn dung nạp glucose là 48,5 tuổi.

Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới. Nhưng tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở nữ cao hơn hẳn so với nam (8,9% so với 5,9%, p < 0,0005).

Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường như rối loạn dung nạp glucose

Suy giảm dung nạp glucosse máu lúc đói, chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) ở nghiên cứu này là 40,8%, đặc biệt là ở những đối tượng ở khu vực thành phố tỷ lệ này cao hơn hẳn (57,4%). Số đối tượng có từ 2 yếu tố nguy cơ chính trở lên chiếm 16,3% (toàn quốc), nếu chỉ tính ở các thành phố và khu công nghiệp thì tỷ lệ này là 31,3%. Tần suất các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose cũng rất rõ rệt. Tần suất các yếu tố nguy cơ như BMI cao, vòng eo cao, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình có người thuộc thế hệ cận kề bị mắc bệnh đái tháo đường cao rõ rệt ở khu vực thành phố và đồng bằng so với các khu vực miền núi và trung du.

  • Mức độ liên quan của các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose.

Do thiết kế của nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả nên việc đánh giá môì tương quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh có phần nào hạn chế. Tuy nhiên, do các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới vì vậy nghiên cứu này không cố gắng chứng minh các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường mà chỉ đo lường sự liên quan của các yếu tố này với khả năng mắc bệnh và tỷ lệ bệnh.

Trong nghiên cứu này, một số yếu tố nguy cơ như tuổi cao, chỉ số khối cơ thể cao, vòng eo cao, tiền sử gia đình liên quan đến bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và ít hoạt động thể lực có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose, khá chặt (các giá trị p < 0,0005). Tuy nhiên, khi đánh giá vai trò của từng yếu tố nguy cơ riêng biệt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong khi không chế vai trò của các yếu tố nguy cơ khác thì thứ tự các yếu tố nguy cơ có thể được sắp xếp như sau:

  1. Tuổi cao (tuổi > 45) (OR 2,958; p < 0,0005).
  2. Tiền sử gia đình (OR 2,373; p < 0,0005).
  3. Tăng huyết áp (OR 2,341; p < 0,0005).
  4. Vòng eo cao (OR 1,751; p < 0,0005).
  5. ít hoạt động thể lực (OR 1,668; p < 0,0005).
  6. BMI trên 23 (OR 1,565; p = 0,002).

Trong nhóm đối tượng không có yếu tố nguy cơ nào thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose rất thấp. Cụ thể ở quần thể chung là 1,3% và 4,9%; ở quần thể dưới 45 tuổi là 0,4% và 4,5%; ở quần thể trên 45 tuổi là 2,5% và 5,8%.

Nhóm đối tượng có 1 yếu tố nguy cơ: tỷ lệ ở quần thể chung với đái tháo đường là 3,4% rối loạn dung nạp glucose 7,4%; ở quần thể dưới 45 tuổi tương ứng là 1,9% và 6,1%; ở quần thể trên 45 tuổi tương ứng là 5,0% và 8,8%.

Nhóm đối tượng có 2 yếu tố nguy cơ: tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tương ứng là 6,5% và 11,4% ở quần thể chung; ở quần thể dưới 45 tuổi là 3,0% và 9,9%; ở quần thể trên 45 tuổi là 9,1% và 12,6%.

Nhóm đối tượng có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên: tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tương ứng ở quần thể chung là 12,0% và 20,5%; ở quần thể dưới 45 tuổi là 4,9% và 16,6% và ở quần thể trên 45 tuổi là 14,8% và 22,2% .

Bảng 2.1. Tỷ lệ (%) mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose theo tuổi.

Tuổi

Yếu tố nguy cơ

Chung< 45 tuổi> 45 tuổi
ĐTĐRLDNGĐTĐRLDNGĐTĐRLDNG
Không có1,34,90,44,52,55,8
1 yếu tố3,47,41,96,15,08,8
2 yếu tố6,511,43,09,99,112,6
> 3 yếu tố12,020,54,916,614,822,2

* Đái tháo đường: Đái tháo đường; * RLDNG: Rối loạn dung nạp glucose.

Nhận thức chung của cộng đồng vé bệnh đái tháo đường

Có 78,8% số các đối tượng được phỏng vấn không hiểu về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, 76,5% người tham gia nghiên cứu không biết gì về biện pháp phòng bệnh, số người được xem là có biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường (21,2%) và cách thức phòng bệnh (23,5%), nhưng mức độ hiểu biết một cách đầy đủ về những kiến thức này cũng rất hạn chế.

Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường

Hầu hết người bệnh bị bệnh đái tháo đường đã được chẩn đoán từ trước đều đang được điều trị đều đặn (85,8%), số người bệnh không được điều trị chỉ có 14,2%. Chế độ điều trị được áp dụng chủ yếu là thuốc đơn thuần (70,9%), thuốc kết hợp với chế độ ăn (29,1%), chế độ ăn và luyện tập đơn thuần chỉ có 2,9%. Điều này nói lên sự yếu kém trong công tác quản lý nhóm người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao trong cộng đồng và/hoặc nhóm người mối được chẩn đoán chỉ cần chế độ ăn và luyện tập đê điều chỉnh lượng glucose huyết.

Điểm đặc biệt cần lưu ý là tỷ lệ người được chẩn đoán đái tháo đường chỉ có 35,5%, tức là có tới 64,5 % người mắc bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán, cá biệt có những vùng tỷ lệ người không được chẩn đoán bệnh lên tới 69,70%.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ của khu vực Hà Nội

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ

Nghiên cứu được tiến hành điều tra ở 1611 sản phụ mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ tại hai trung tâm quản lý sinh đẻ lớn nhất ở khu vực Hà Nội. Các sản phụ đều được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, làm nghiệm pháp tăng đường máu bằng đường uống với 75 gam glucose. Nếu được xác định có đái tháo đường thai kỳ sẽ được làm HbA1c, kiểm tra và điều chỉnh đường máu tại Bệnh viện Nội tiết. Sau khi đẻ 6 tuần được làm lại nghiệm pháp tăng đường máu để xác định lại là mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay người đái tháo đường mang thai. Kết quả là:

  • Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là là 5,7% (Tỷ lệ thô được xác định khi mang thai là 5,9%).
  • Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ tăng rõ rệt theo tuổi, ở lứa tuổi < 25 tỷ lệ bệnh đái tháo đường thai kỳ là 3,0%; ở lớp tuổi từ 25 đến < 30 tuổi là 5,5%, ở lớp tuổi từ 30 đến 34 tuổi là 7,0% và ở lớp tuổi từ >35 tuổi tỷ lệ bệnh là 13,0%.

Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). So với nhóm < 24 tuổi, các nhóm tuổi trên (từ 25 đến dưới 30; từ 30 đến dưới 35 và trên 35) có nguy cơ mắc đái thảo đường thai tăng lên rõ rệt, tương ứng là 1,81; 2,41 và 4,77.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cho những đối tượng > 25 tuổi là cần được khuyến cáo, còn với nhóm đối tượng trên 35 tuổi cần phải được xem là bắt buộc.

Đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ

  • Với chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai:

Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tăng theo mức tăng của BMI. Cụ thể nhóm có BMI < 18,5 tỷ lệ bệnh là 3,8%; nhóm có BMI từ 18,5 – 22,9 tỷ lệ bệnh là 6,3% và nhóm có BMI > 23 tỷ lệ bệnh là 12,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,003). Nguy cơ mắc bệnh của nhóm có BMI > 23 cao gấp hơn 2 lần so với nhóm có BMI < 23 có ý nghĩa thống kê (OR = 2,37, p=0,0005).

  • Những bất thường trong tiền sử, như gia đình có liên quan đến đái tháo đường (quan hệ huyết thống bậc 1) vốn được xem là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2 và đái tháo đường thai kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở nhóm có tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường, khi so với nhóm không có tiền sử gia đình. Tuy nhiên nguy cơ tăng lên này không có ý nghĩa thông kê (OR = 1,77, p = 0,162) có lẽ do hạn chế về cỡ mẫu (72 trường hợp).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên ở nhóm những đối tượng có tiền sử sản khoa bất thường (sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, so với nhóm bình thường (OR = 1,72, p = 0,031).

  • Các yếu tố nguy cơ về lôi sống, về mức độ hoạt động thể lực như làm công việc nhẹ nhàng hoặc tĩnh tại, ngồi nhiều, không tập thê dục hoặc tập thể dục dưới 30 phút mỗi ngày… đã được xác định là những yếu tố nguy cơ đái tháo đường typ 2 và cũng là cho cả đái tháo đường thai kỳ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ tăng lên ở nhóm có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên cao hơn 2 lần so với nhóm không có nguy cơ (OR = 0,257; p = 0,032).
  • Số lần sinh con của bà mẹ củng là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ.

Nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở các bà mẹ đã sinh con so với các bà mẹ trước đây chưa sinh con lần nào (OR = 1,64, p = 0,018). Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở nhóm đối tượng đã từng sinh con là 7,4%. Vì số người đã từng sinh con nặng > 4000 g trong nghiên cứu này là rất ít (chiếm 2,7% những người đã từng sinh con), chúng tôi giả thiết rằng ngưỡng giá trị nguy cơ này không phù hợp với người Việt Nam. Chọn ngưỡng giá trị 3500g (cân nặng con trong lần đẻ trước) để phân nhóm và so sánh tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ của mẹ, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh ở hai nhóm khác nhau có ý nghĩa (OR = 2,106, p=0,05). Tuy vậy, sự khác biệt đặc biệt có ý nghĩa thống kê nếu lấy ngưỡng so sánh là tiền sử sinh con nặng > 3600g (OR = 2,592, p < 0,005). Dù sao đây cũng chỉ nên xem là một nhận xét ban đầu, do số lượng người tham gia nghiên cứu còn hạn chế và nghiên cứu chỉ được tiến hành trong một khu vực địa lý nhất định.

Chất lượng điều trị, quản lý người bệnh đái tháo đường

Một công trình hợp tác nghiên cứu giữa Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội, Việt Nam và Bệnh viện Quốc gia Kyoto, Nhật Bản đã cho chúng ta bức tranh về thực trạng quản lý, chất lượng điều trị người bệnh đái tháo đường Việt Nam. Nghiên cứu đã thu thập 663 người bệnh đái tháo đường đến khám lần đầu ở Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội. Kết quả cho thấy có 308 người (46,5%) mới được phát hiện, 355 người (53,4%) đã được điều trị từ tuyến trước. Con số này nói lên tình trạng bất cập về hệ thống quản lý chuyên ngành Nội tiết ở các tỉnh, thành. Vì bệnh viện Nội tiết là tuyến trung ương mà số người mới được phát hiện còn quá cao. Nghiên cứu cũng cho thấy tuổi phát hiện bệnh trung bình là 52,0 ± 10 (thấp nhất là 25 cao nhất là 83 tuổi); nhóm tuổi cao nhất là từ 51 đến 60 chiếm 37,7%; lứa tuổi từ 41 đến 70 chiếm 88,7%. Thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm cao nhất 51,6%, từ 1 đến 5 năm là 36,8%, từ 5 đến 10 năm 8,4%, trên 10 năm chỉ có 3,2%. Bệnh thường được phát hiện muộn 85,8% được phát hiện khi người bệnh đã có đủ triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều và gầy sút; 7,9% được phát hiện do kiểm tra sức khoẻ định kỳ, 4,9% là do đi khám một bệnh khác và 1,4% là do các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Những điểm đặc biệt trong tiền sử (bảng 2.2.)

Bảng 2.2. Đặc điểm tiền sử của người bệnh Đái tháo đường.

Đặc điểm tiền sửTỷ lệ %
Có người thuộc thế hệ thân cận bị đái tháo đường12,8
Đã bị mắc bệnh tăng huyết áp10,7
Nhồi máu cơ tim0,5
Phụ nữ sinh con trên 4000 gam22,0
Tiền sử sản khoa bất thường khác31,5

Nghiên cứu cũng cho thấy những thói quen có hại cũng ảnh hưởng đến bệnh. Rõ nhất là lối sống ít hoạt động chiếm 54,3%, sau đó là thói quen hút thuốc, uống rượu…

Về các chỉ số nhân trắc không có gì khác với các nghiên cứu trước đây. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có chỉ số BMI bình thường (từ 18,5 đến 22,9) là 49,9%, BMI trên 23 có 33,1%, trên 25 chỉ có 13,1%. Tương tự người mắc bệnh đái tháo đường có số đo vòng eo tăng cao hơn bình thường có tỷ lệ là 35,0%.

Nghiên cứu về thay đổi insulin huyết tương lúc đói, ở nhóm người mới được phát hiện chưa được điều trị, giá trị trung bình là 13,2 ± 42,5 mU/l và giá trị trung vị là 7,3 mU/l .

Về quản lý bệnh

Glucose máu lúc đói của nhóm người mới được phát hiện (n=308) có giá trị trung bình là 12,3 ± 4,8 mmol/l, không khác biệt với nhóm đã được quản lý điều trị từ tuyến trước (11,3 ± 4,3 mmol/l). Điều này phản ánh chất lượng của công tác chữa bệnh, quản lý bệnh của tuyến cơ sở còn nhiều bất cập. Lượng glucose máu lúc đói chỉ có 5,9% đạt mức tốt; 6,7% đạt khá; HbA1c cũng chỉ có 30,8% đạt yêu cầu (12,9% mức tốt; 17,9% đạt khá). Như vậy số người bệnh điều trị không đạt yêu cầu rất cao (87,4% theo chỉ số glucose máu lúc đói và 69,2%- theo HbA1c)- Đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO.

Nghiên cứu cũng chứng minh người đái tháo đường có thời gian phát hiện bệnh càng lâu thì việc quản lý điều trị càng gặp khó khăn. Tỷ lệ người bệnh có mức HbA1c <7,5 ở nhóm người có thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm là 40,7%, ở nhóm từ 1 đến 5 năm là 26,9%; đến nhóm có thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm chỉ còn 10,5%.

Người mắc bệnh đái tháo đường mới được phát hiện có tỷ lệ tăng huyết áp là 23,5%, thấp hơn so với nhóm người đã được chẩn đoán trước đó 31,3%. Tăng huyết áp ở nhóm người có tuổi phát hiện bệnh dưới 1 năm là 24,9%, ở nhóm có tuổi phát hiện bệnh từ 1 đến 5 năm là 27,3%; ở nhóm có tuổi phát hiện bệnh từ 5 đến 10 năm tỷ lệ này là 52,4%; nhóm có tuổi phát hiện bệnh trên 10 năm là 52,4%.

Các biến chứng khác

  • Biến chứng mắt

Đục thuỷ tinh thể – 6,1%, glaucoma – 0,2%, bệnh lý võng mạc – 27,8%. Trong bệnh võng mạc thì tổn thương cơ bản là 12,2%, tổn thương tiền tăng sinh – 12,2%, tổn thương tăng sinh – 2,9%, tăng sinh gây mù loà – 1,1%. Đặc biệt ở nhóm mới phát hiện tỷ lệ bệnh võng mạc đã khá cao – 16,2%. Bệnh võng mạc cũng tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Các tổn thương ở võng mạc của
người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.

Tổn thương võng mạcTỷ lệ (%) của các nhóm mắc bệnh tính theo năm
< 1

(n = 341)

1-5 (n = 244)5-10 (n = 56)10

(n = 21)

Tổ thương cơ bản hoặc tiền tăng sinh16,130,544,542,9
Bệnh võng mạc tăng sinh1,22,98,914,3
Có tổn thương võng mạc17,533,653,657,0

Biến chứng thận (bảng 2.4)

Bảng 2.4. Các tổn thương thận gây biến chứng ở người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.

Loại tổn thươngTỷ lệ của nhóm mới phát hiện (%)Tỷ lệ chung (%)
Microalbumin niệu15,811,6
Macroalbumin niệu7,23,0
Suy thận*3,93,5
Có ít nhất 1 biến chứng29,018,5

* Suy thận từ độ 1 đến độ 4.

  • Biến chứng thần kinh ngoại vi (bảng 2.5)

Bảng 2.5. Các biến chứng thần kinh ngoại vi ỏ người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.

Biến chứng thần kinh ngoại viTỷ lệ (%) của các nhóm mắc bệnh tính theo năm
< 1

(n = 342)

1-5 (n = 244)>5-10 (n = 56)>10

(n = 21)

Giảm/mất phản xạ gân xương39,553,391,190,5
Giảm/mất cảm giác rung4,418,432,147,6
Có triệu chứng lâm sàng*37,143,382,176,2
Có ít nhất 1 biểu hiện49,459,092,995,2

* Các triệu chứng như đau rát, tê bì, kiến bò

  • Tổn thương bàn chân đái tháo đường Bảng 6. Các tổn thương bàn chân của người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.
Tổn thương bàn chân (N=663)Trong bệnh sửHiện tại
nTỷ lệ %nTỷ lệ %
Phỏng giập0000
Biến dạng0000
Loét40,630,5
Hoại thư10,220,3
Cắt cụt0000
Có ít nhất 1 tổn thương50,855

Nếu tính cả thời điểm hiện tại và diễn biến bệnh sử thì có 1,5% số người bệnh bị tổn thương bàn chân. Hay gặp nhất là loét – 1,1%, tiếp theo là hoại thư – 0,5%.

  • Biến chứng mạch máu lớn

Mạch vành có tới 38% đột qụy 1,2%, tăng huyết áp 27,6%.

Tần suất sử dụng thuốc

  • Sử dụng một loại thuốc uống hạ glucose máu chiếm 57,1%. Trong đó sulfonylurea 51,1%, Biguamid 7,1%.
  • Sử dụng kết hợp 2 loại thuốc uống hạ glucose máu chiếm 27,9%. Kết hợp giữa sulfonylurea và Biguamid chiếm cao nhất 24,3%.
  • Sử dụng insulin đơn độc 8,5%.
  • Kết hợp insulin và thuốc viên là 4,9%.
  • Sử dụng thuốc y học dân tộc là 1,6%.

NHỮNG NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Những nghiên cứu về dự phòng cấp 1

Để phòng chống bệnh có kết quả tốt, việc điều tra các yếu tố liên quan rất quan trọng. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội, Việt Nam với Trường Đại học Y khoa Kinki, Osaka, Nhật Bản, chúng ta đã có một nghiên cứu ban đầu tương đối chi tiết về lĩnh vực này.

Với hơn 1200 đối tượng tham gia, nghiên cứu đã được tiến hành ở Hà Nội. Nghiên cứu đã chia ra hai khu vực nội và ngoại thành- Đại diện cho hai mức độ khác nhau về tăng trưởng kinh tế, về bình quân thu nhập. Kết quả đã đưa ra nhiều kết luận bổ ích.

Nghiên cứu về đặc điểm khẩu phần ăn

Mức độ tiếp nhận năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

So sánh với kết quả điều tra trước đây có thể thấy thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn đã có sự thay đổi rõ rệt theo sự tăng trưởng của nền kinh tế, xã hội (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Thay đổi thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần theo thời gian.

Chỉ số thống kêThời gian (năm)
1985199020002002-2003 (Hà Nội)
Năng lượng (Kcal)1925192819312321
Protid (g/ngày)52,457,660,070,2
Lipid (g/ngày)12,817,524,947,2

Trong các thập kỷ qua Việt Nam đã có hai cuộc tổng điều tra dinh dưỡng trên toàn quốc. Kết quả thấy rằng khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào gạo và rau, lượng thức ăn động vật, chất béo và hoa quả thấp không đáng kể. Cho đến năm 2000 mức năng lượng bình quân đầu người vẫn hầu như không thay đổi- tuy chất lượng khẩu phần đã được cải thiện. Nhưng đến nghiên cứu này đã có sự thay đổi đột ngột. Mức năng lượng bình quân đầu người đã tăng 20,2%, lượng protein tăng 17%, lipid tăng 89,5% so với năm 2000. Điều này đã góp phần giải thích cho sự tăng nhanh có tính đột biến của tỷ lệ bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu của Man J. và Toell M. đã chứng minh tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở những người có mức tiếp nhập trên 3000 Kcal/ngày cao hơn 100 lần những người có mức tiếp nhập từ 980-1500 Kcal.

Nghiên cứu này cũng cho thấy mức tiếp nhận năng lượng chung, hàm lượng protein, hàm lượng lipid và glucid là khác nhau giữa các khu vực nội và ngoại thành, so với năm 2000. Trong khi ở khu vực nội thành mức năng lượng thu nhập trung bình tăng 41%, lượng protein tăng 29%, lượng lipid tăng 102%; thì ở khu vực ngoại thành năng lượng thu nhập trung bình và lượng protein thay đổi không đáng kể nhưng lượng lipid

lại tăng đến 77%. Như vậy mặc dù mức năng lượng thu nhập bình quân có tăng, nhưng lại là tăng không đồng đều- thực tế là “tăng không hợp lý”. Sự mất cân bằng này, đặc biệt là tỷ lệ chất béo tăng quá cao, đã dẫn đến tình trạng “dư thừa bệnh lý”. Đây cũng là bằng chứng có giá trị chứng minh nguyên nhân dinh dưỡng đã góp phần làm tăng tỷ lệ các bệnh rối loạn chuyển hoá, đặc biệt là bệnh đái tháo đường.

  • Hàm lượng protein:

Lượng protein tiếp nhập trung bình theo giới là từ 69,6g/ngày đến 70,7g/ngày. Như vậy mức thu nhập protein trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta đang có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Cho tới nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về liên quan giữa chế độ ăn nhiều protein và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Người ta mới chỉ đề cập tới vai trò của protein trong mối liên hệ với chế độ ăn nhiều protein động vật, acid béo bão hoà và ít các chất xơ. Một số acid amin như arginin, leucin và phenylalanin có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của tế bào beta tuyến tuy, nhưng tác động của chúng như thế nào thì vẫn chưa được rõ. Chỉ có điểu ăn nhiều protein nhất là protein động vật chắc chắn có liên quan đến tổn thương thận và làm nặng thêm biên chứng thận của người mắc bệnh đái tháo đường.

  • Hàm lượng carbohydrat:

Các đối tượng tham gia nghiên cứu sống ở ngoại thành có mức tiếp nhập carbohydrat là 309g/ngày thấp hơn các đối tượng sống ở nội thành là 450 g/ngày.

Có nhiều ý kiến khác nhau về liên quan giữa tiếp nhận carbohydrat với đái tháo đường typ 2. Một số tác giả khẳng định chế độ ăn nhiều carbohydrat có liên quan đến bệnh, nhưng số khác lại không tán thành. Nhưng mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều carbohydrat với sự gia tăng của bệnh béo phì – một bệnh có bệnh gắn bó mật thiết với các rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường — thì đã được khẳng định. Trong thực tế còn có một yếu tố quan trọng nữa, đó là những đặc điểm về dân tộc và quá trình tiến triển của nền kinh tế — xã hội. Sự tăng trưởng nền kinh tế nhanh chóng, sự thay đổi lối sống một cách đột ngột, bản thân nó đã là một điều kiện thuận lợi cho các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn phát triển bệnh đái tháo đường.

  • Hàm lượng chất béo:

Sự tăng lên của hàm lượng các acid béo trong máu là biểu hiện thường gặp trong bệnh đái tháo đường và các rối loạn dung nạp glucose.

So với kết quả điều tra các năm 1985, 1990 và 2000 hàm lượng các chất béo trong khẩu phần ăn tương ứng là 12,8; 17,5 và 24,9 g/ngày, nghiên cứu này cho thấy hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn đã thay đổi và tăng lên rõ rệt.

Mức tiếp nhập acid béo không bão hoà có nhiều liên kết đôi (loại acid béo thường gặp trong thức ăn có nguồn gốc thực vật) của các đối tượng trong nhóm rối loạn dung nạp glucose cao hơn rõ rệt so với nhóm bình thường không có rối loạn dung nạp glucose. Điểu đáng nói hơn là mức tiếp nhận acid béo không bão hoà đa liên kết ở những người sống ở thành phố và khu công nghiệp thậm chí còn cao hơn cả người có rối loạn dung nạp glucose ở ngoại thành. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay tại Hà Nội cũng như các thành phố tỷ lệ sử dụng dầu ăn cao hơn so với vùng nông thôn hay ngoại ô. Do sự hiểu biết không thấu đáo, nhiều người cho rằng để phòng chống các rối loạn lipid chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật là đủ. Nghiên cứu này cũng là một bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của việc phổ biến kiến thức cơ bản về vệ sinh thực phẩm, về chế độ ăn uống hợp lý cho các đối tượng khác nhau trong xã hội.

  • Hàm lượng một sô khoáng chất:

Mức tiếp nhận một số khoáng chất cũng phản ánh xu hướng tăng lên của các thành phần dinh dưỡng như protid, chất béo trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam. Đặc biệt nơi có sự tăng trưởng về kinh tế và mức thu nhập cao hơn so với vùng nông thôn thì khả năng tiếp nhận các khoáng chất vi lượng cũng sẽ tăng.

Tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần ăn (bảng 2.8)

Bảng 2.8 Phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn của các đối tượng nghiên cứu.

Năng lượngKết quả
Năng lượng trung bình (Kcal) –2322
Tỷ lệ % năng lượng từ protid12,6
Tỷ lệ % năng lượng từ lipid19,1
Tỷ lệ % năng lượng từ glucid68,3

Như vậy tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần ăn theo nghiên cứu này là 12,6% protid, 19,1% lipid và 68,3% glucid. Chúng ta thây tỷ lệ lipid có thể chấp nhận nhưng tỷ lệ glucid vẫn quá cao. Nhiều ý kiến cho rằng liệu đây có phải là đặc điểm các đái tháo đường ở các quốc gia đang phát triển. Điều tra khẩu phần ăn gần đây cho thấy các tỷ lệ tương ứng là protid 13,2%; lipid 12% và glucid 74,8% trong đó khu vực thành thị là 14,6%: 15,6%: 69,8% và nông thôn là 12,7%:10,9%:76,4%. Như vậy mất cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn vẫn chưa được khắc phục. Không những thế xu hướng tăng hàm lượng lipid vẫn tiếp tục, nhất là ở vùng đô thị.

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến bệnh

  • Thói quen ăn nhiều mỡ

Nghiên cứu cho thấy nhóm quần thể có thói quen ăn nhiều mỡ có tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ cao gấp 4 lần nhóm chứng.

  • Thói quen uống rượu bia

Rượu, bia từ lâu đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ với các bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường.

Wei M. Gibbons thấy những người đàn ông uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn người không có thói quen uống bia rượu là 2,2 – 2,4 lần. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, người uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần nhóm chứng.

  • Thói quen ăn rau

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ cao hơn ở nhóm người không có thói quen ăn rau.

Mức độ hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đường. Trong nghiên cứu này nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose cao hơn nhóm chứng 2,4 lần.

Nghiên cứu mô hình phòng bệnh cấp 1 ở cộng đồng

Đây là nghiên cứu lần đầu tiên được triển khai có quy mô và hệ thống ở Việt Nam. Với 7396 người tham gia được chia làm hai nhóm khác nhau. Việc chia mẫu phải đảm bảo không có sự khác biệt về giới, tuổi, các số đo nhân trắc; đặc biệt là số các yếu tố nguy cơ là đồng đều giữa hai nhóm. Nhóm đầu, qui ước gọi là nhóm nghiên cứu, được hướng dẫn chê độ ăn uống, luyện tập chu đáo. Hàng tháng có kiểm tra, giám sát, đánh giá lại tình trạng ăn uống, luyện tập… Tóm lại là nhóm được quản lý chặt chẽ. Nhóm thứ 2, cũng được giáo dục chế độ ăn uống và luyện tập như nhóm 1, nhưng không chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ như nhóm 1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy qua theo dõi 18 tháng tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ trở lại bình thường ở nhóm nghiên cứu luôn cao hơn nhóm đối chứng, qua mỗi định kỳ khám lại 6 tháng một lần – sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ mới mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose cộng dồn 18 tháng ở nhóm không được phòng bệnh tương ứng là 2,2% (22.388/106) và 27,2%; còn ở nhóm được phòng bệnh tỷ lệ mắc đái tháo đường là 0,9% (9.090/106) và rối loạn dung nạp glucose là 20,5%. Sự khác biệt này giữa các nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa.

Tiến hành các biện pháp can thiệp trong vòng 18 tháng làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường 60,0%, giảm nguy cơ mắc các rối loạn dung nạp glucose tới 34,0% (p = 0,029) so với nhóm chứng. Như vậy tỷ lệ mắc mới bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói ở nhóm có can thiệp đều thấp hơn khi so với nhóm chứng ở tất cả các thời điểm đánh giá định kỳ (p < 0,05).

Nghiên cứu này cũng tìm hiểu khả năng phục hồi của nhóm người đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose trở về bình thường đạt tới mức cao nhất là 73,7 % sau 12 tháng, nhưng chỉ còn 38,3% sau 18 tháng.

Qua nghiên cứu mô hình điểm ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định có thể rút ra kết luận, nếu có mô hình phù hợp can thiệp vào nhóm có yếu tố nguy cơ cao tại cộng đồng, có thể làm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh đái tháo đường typ 2, cũng như khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh mới là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này cũng cho thấy các can thiệp cộng đồng thường dễ dàng đạt được kết quả ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ là khó khăn để đạt được và duy trì kết quả tốt hơn ở những giai đoạn sau. Nghiên cứu can thiệp của chúng tôi đạt được kết quả ngay từ tháng thứ sáu, nhưng sau đó mức độ thành công tăng lên với tỷ lệ chậm hơn so với ban đầu.

Nghiên cứu dự phòng cấp 2- dự phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường

Ngày nay việc dự phòng cấp 2 – Dự phòng biến chứng của bệnh được cộng đồng thế giới quan tâm đặc biệt. Nghiên cứu UKPDS đã chứng minh ưu thế của điều trị đa trị liệu trong việc làm chậm, làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào phòng ngừa bệnh lý các mạch máu lớn. Nghiên cứu kéo dài 24 tháng với 338 người mắc bệnh đái tháo đường typ 2, lần đầu được phát hiện.

Các đặc điểm ban đầu về tuổi, giới, các số đo nhân trắc, lâm sàng và kết quả xét nghiệm hoá sinh được phân bố tương đối đồng nhất giữa hai nhóm nghiên cứu. Sự đồng nhất về các yếu tố trên có vai trò rất quan trọng khi so sánh kết quả điều trị của hai nhóm sau này. Nếu có sự khác biệt giữa hai nhóm về các yếu tố này có thể dẫn tối sự ngộ nhận kết quả nghiên cứu hoặc không chứng minh được kết quả điều trị thực sự. Nghiên cứu đã cho một số kết quả chính.

Những đặc điểm trước khi can thiệp của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu thuộc ở lứa tuổi 50 – 59 tuổi. Tỷ lệ đối tượng là nữ (51,2%) nam (48,8%), sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thông kê.

Về chỉ số trọng lượng cơ thể, BMI từ 22,6 đến 23,1. Như vậy hầu hết người bệnh đái tháo đường typ 2 đều có mức BMI trung bình. Đây cũng là sự khác biệt giữa người bệnh đái tháo đường của Việt Nam với các nước khác ở các quốc gia châu Ãu và châu Mỹ.

Chỉ số eo/hông trung bình từ 0,887 ± 0,075 đến 0,898 ± 0,067. Mặc dù chỉ số eo/hông trong nghiên cứu của chúng tôi là trung bình chung cho cả hai nhưng nhìn chung chỉ số này đều cao > 0,85 và xấp xỉ 0,9. Điểu đáng quan tâm là chỉ số eo/hông là một trong những yếu tố để đánh giá tình trạng kháng insulin và biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường. Có lẽ đây cũng là một yếu tố tiên lượng vì nó có thể làm ảnh hưởng xấu, gây ra khó khăn trong kiểm soát glucose máu cũng như tình trạng tăng huyết áp.

Tỷ lệ tăng huyết áp là từ 20,0 % đến 23,7%. Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu trong ngoài nước khác. Nguyên nhân là do người bệnh đái tháo đường typ 2 trong nghiên cứu này đều mới được phát hiện (< 6 tháng) và tuổi trung bình của quần thể nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu khác.

Glucose máu lúc đói trung bình từ 10,55 ± 3,35mmol/l đến 11,16 ± 2,86 mmol/l. Glucose máu sau ăn từ 17,03 ± 4,17mmol/l đến 19,19 ± 4,48mmol/l. Chỉ sốHbA1c từ 8,85 ± 3,43 % đến 9,49 ± 2,21%.

Với kết quả này có thể thấy tình trạng quản lý người bệnh đái tháo đường ở nước ta còn chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn của WHO.

Sự thay đổi của các chỉ số lâm sàng và hoá sinh của các đối tượng ở hai nhóm trong quá trình điều trị

  • BMI và chỉ số eo/hông

Nghiên cứu cho thấy nếu người bệnh đái tháo đường typ 2 được điều trị tích cực thì BMI của họ không thay đổi. Nếu việc quản lý glucose máu không chặt chẽ, BMI sẽ thay đổi lúc đầu có thể là tăng lên nhưng sau đó sẽ bị giảm đi. Đây cũng là yếu tố tiên lượng xấu của bệnh.

  • Glucose máu lúc đói

Tại thời điểm ban đầu không có sự khác biệt về glucose máu lúc đói trung bình của các đối tượng thuộc 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Tại các thời điếm đánh giá sau điều trị cho thấy lượng glucose máu lúc đói trung bình của các đối tượng ở cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm ban đầu (p < 0,05), nhưng ở nhóm điều trị tích cực chỉ sốnày giảm nhiều hơn so với nhóm điều trị kinh điển (p < 0,05). Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn với mức glucose máu lúc đói < 6,2 mmol/l có thể giúp giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch. Nếu để mức glucose máu đói cao hơn có thể tăng nguy cơ bị biến chứng tim mạch. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nên chọn mức glucose máu đói từ 6,0 – 7,0 mmol/l là phù hợp, vì càng gần mức glucose lý tưởng thì tai biến hạ glucose máu càng dễ xảy ra. Người bệnh của chúng ta chưa quen tự quản lý, tự theo dõi, cần có sự thích nghi dần.

  • Glucose máu sau ăn 2 giờ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hàm lượng glucose máu sau ăn không chỉ ảnh hưởng tối xơ vữa động mạch nhiều hơn glucose máu lúc đói mà còn ảnh hưởng tới quá trình tổn thương của lớp nội mạc mạch máu. Người ta thấy rằng với mức glucose máu sau ăn < 7,8 mmol/l là mức tốt nhất giúp ngăn ngừa tiến triển các biến chứng mạn tínhcủa bệnh.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu được quản lý chặt chẽ, điều trị tích cực thì glucose máu sau ăn cũng chỉ giao động từ 7,8 – 8,8 mmol/l (là mức đạt mục tiêu điều trị). Còn nhóm chứng, nhóm điều trị kinh điển, glucose máu sau ăn giao động ở mức cao hơn (8,8 – 11 mmol/l).

  • HbA1c

Với mức HbA1c < 6,5% được xem là tốt nhất giúp ngăn ngừa tiến triển các biến chứng mạn tính ở người mắc bệnh đái tháo đường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, HbA1c trung bình của nhóm điều trị tích cực giảm có ý nghĩa thống kê (giao động từ 6,19 đến 6,94%) so với nhóm điều trị kinh điển (giao động từ 7,37% đến 9,49 %).

  • Huyết áp

Trước can thiệp tỷ lệ tăng huyết áp nhóm điều trị tích cực là 23,7%, sau điều trị vẫn còn 5% người bênh có tăng huyết áp, có 1,7 % tăng huyết áp mới xuất hiện (ở thời điểm cuối). Tại nhóm điều trị kinh điển tỷ lệ tăng huyết áp ban đầu là 20%, sau điều trị vẫn còn 6,0% người bệnh có tăng huyết áp, nhưng lại có tối 7,7% tăng huyết áp mới xuất hiện (ỏ thời điểm cuối).

Nhận xét độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng phương pháp gây sung huyết (FMD)

Chỉ số FMD% của nhóm đái tháo đường typ 2 mới phát hiện so với người bình thường theo nhóm tuổi

Để hiểu thêm về rối loạn chức năng nội mạc của những người bệnh đái tháo đường typ 2 mới phát hiện qua chỉ số FMD %, chúng tôi tiến hành so sánh chỉ số FMD % của những người bệnh đái tháo đường typ 2 mới phát hiện với người bình thường theo nhóm tuổi. Theo kết quả nghiên cứu thì FMD % giảm dần theo lứa tuổi, tuổi càng cao thì chỉ số FMD càng giảm, trong khi ở người bệnh đái tháo đường typ 2 không thấy có sự thay đổi theo nhóm tuổi. Nguyên nhân của khác biệt này có lẽ là do rối loạn chuyển hoá ở người bệnh đái tháo đường như tăng glucose máu và rối loạn chuyển hoá lipid đã ảnh hưởng nhiều tới lớp nội mạc trước đó.

Ở nhóm người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 chỉ số FMD % giảm hơn một cách có ý nghĩa so với người bình thường cùng lứa tuổi. Thậm chí ngay cả ở những người bệnh đái tháo đường typ 2 mới phát hiện cũng đã thấy giảm rõ rệt chỉ số FMD (biểu hiện sự thay đổi của chức năng nội mạc) so với người bình thường, cùng lứa tuổi.

Chỉ số FMD % của hai nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị

  • Trước can thiệp

Chỉ số FMD% trung bình của nhóm điều trị tích cực là 8,05 ± 4,41 và nhóm điều trị kinh điển là 7,10 ± 4,31- sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,125.

  • Sau can thiệp

Chỉ số FMD % trung bình của nhóm điều trị tích cực đã tăng hơn rõ rệt (10,17 ± 3,66) so với nhóm điều trị kinh điển là 8,46 ± 3,24 (p = 0,004).

Bảng 2.9. So sánh cặp về chỉ số FMD % trước và sau điều trị ở 2 nhóm

NhómTrước điều trịSau điều trị
Điều trị tích cực*7,95 ± 4,7710,20 ±3,47
Điều trị kinh điển**6,95 ±4,328,17 ± 3,25

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,000.

** Khác biệt lại không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu này chứng minh, kiểm soát tốt nồng độ glucose máu và các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu có thể giúp cải thiện chức năng nội mạc sớm, ngăn ngừa việc hình thành mảng xơ vữa và phòng ngừa các biến chứng mạch máu lớn ở người bệnh đái tháo đường. Japp và cộng sự 1995 tiến hành kiểm soát tốt glucose máu trong 1 năm đã cải thiện rõ rệt chỉ số FMD. Theo Ada M. Cuevas và cộng sự (2003) thì chế độ ăn nhiều rau, cá và dầu ô liu… cũng làm cải thiện rõ rệt chức năng nội mạc. Sheu WH và cộng sự nghiên cứu hiệu quả của Statin trên 21 người bệnh đái tháo đường typ 2, sau điều trị 24 tuần thây FMD % tăng rõ rệt.

Tương quan giữa FMD với HbA1c

Có mối tương quan tuyến tính chặt giữa chỉ số FMD% và HbA1c với r = – 0,417, phương trình hồi quy tuyến tính y = – 0,852 X + 13,97. Như vậy chỉ số HbA1c càng cao thì độ giãn mạch càng giảm.

Trong nghiên cứu này tuy chúng tôi không thấy mối tương quan tuyến tính giữa hàm lượng glucose máu lúc đói (r = – 0,113, p = 0,074) và hàm lượng glucose máu sau ăn (r = – 0,088, p = 0,178) với FMD.

FMD % và tăng huyết áp

FMD % trung bình của nhóm tăng huyết áp (6,98 ± 3,85) thấp hơn FMD % trung bình ở nhóm không tăng huyết áp (8,18 ± 4,37), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

  • Độ dày lớp nội trung mạc mạch cảnh của người bệnh và người bình thường cùng lứa tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ dày lớp nội trung mạc mạch cảnh của người đái tháo đường typ 2 mới phát hiện cũng cao dần theo nhóm tuổi giống như người bình thường, nhưng cao hơn một cách có ý nghĩa so với người bình thường cùng lứa tuổi. Như vậy ngay cả ở người đái tháo đường typ 2 mới phát hiện đã bắt đầu có tổn thương tối lớp nội trung mạc mạch cảnh cùng với các rối loạn chức năng nội mạc.

0/50 ratings
Bình luận đóng