CHẨN ĐOÁN BỆNH TÂM THẦN – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Khi biết mình bị mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh thường có tâm trạng buồn chán. Nhiều người ở vào trạng thái sốc, trầm cảm. Nhiều nghiên cứu ở trẻ bị mắc bệnh đái tháo đường cho thấy tình trạng rối loạn tâm thần ở bệnh nhi và cha mẹ các cháu chỉ trở lại bình thường sau 1 năm. Những trường hợp kéo dài trên 1 năm buộc phải có biện pháp can thiệp.

Các yếu tố gây rối loạn tâm thần lúc chẩn đoán

Đa số người mắc bệnh đái tháo đường đều có những stress nặng nề:

  • Lo lắng về tình hình bệnh tật hiện tại.
  • Cảm thấy mình như bị tội lỗi và/hoặc tức giận khi biết bị đái tháo đường.
  • Cảm thấy bất tài, bất lực trước bệnh tật (lo không có khả năng quản lý, điều trị bệnh…).
  • Lo sỢ về các biến chứng trong tương lai và chết sóm.
  • Mất mục đích sống, khát vọng sống do bệnh tật.
  • Lo lắng về tương lai không được đảm bảo chắc chắn.
  • Thừa nhận sự thay đổi phương thức sống là vĩnh viễn, không thể cải tạo được do hậu quả của bệnh đái tháo đường.

Rối loạn tâm thần và người mắc bệnh đái tháo đường

Việc thày thuốc phát hiện và thừa nhận có những rối loạn tâm thần ở người bệnh đái tháo đường là rất quan trọng trong công tác quản lý và điều trị bệnh. Các rối loạn tâm thần thường gặp là:

Trầm cảm và lo lắng

Tỷ lệ mắc trầm cảm có ở khoảng 1/3 số người mắc bệnh đái tháo đường. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ bị bỏ qua và theo thời gian tình trạng trầm cảm sẽ bị nặng lên rất nhiều lần.

Rối loạn hành vi ăn uống

  • Chán ăn tăm thần:

Thường kèm theo dấu hiệu sút cân và cân nặng của cơ thể thấp hơn bình thường có khi tới 15%. Sút cân tâm thần thường do người bệnh sợ tăng cân trở lại, nên hạn chế ăn uống, không theo hướng dẫn của thày thuốc.

  • Ăn uống vô độ:

Ngược lại với chán ăn, sợ ăn, người mắc chứng bệnh này ăn không biết no, gây tăng cân nhanh.

Nhiều người bệnh trẻ tuổi mắc bệnh đái tháo đường typl bị mắc các chứng này. Tuy nhiên biểu hiện rất khác nhau và tuỳ theo mức độ lâm sàng hoặc tiền lâm sàng.

Bệnh rối loạn hành vi ăn uống cũng thường xảy ra dưới những hình thức khác nhau. Đã có những chuyên gia khuyên các thày thuốc lâm sàng phải chú ý đến những phụ nữ trẻ có tình trạng glucose máu thất thường không ổn định, tình trạng nhiễm toan ceton hay tái phát thường là do họ hay bỏ tiêm insulin, hoặc ngược lại họ hay có cơn hạ glucose máu do hạn chế ăn uống. Những người có biểu hiện dậy thì muộn hoặc mất kinh cũng cần được chú ý để tìm hiểu các rối loạn tâm thần…

Các biến chứng của đái tháo đường ở người bệnh tâm thần

  • Các biến chứng xảy ra tức thời

Tình trạng nhiễm toan ceton thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường có rối loạn tâm thần do họ thường xuyên không chấp hành nghiêm túc chế độ điều trị. Những nguyên nhân thì có rất nhiều; ví dụ, họ không có tiền mua thuốc, do bố mẹ quên không nhắc nhở, do xung đột thường xuyên trong gia đình, do thất thường về dinh dưỡng .v.v.

  • Hạ glucose máu nặng

Do người bệnh điều trị không đúng, do họ bỏ ăn và do nhiều nguyên nhân khác. Đặc điểm hạ glucose máu ở những đối tượng này thường rất nặng. Biểu hiện lâm sàng bằng mất ý thức và/hoặc là kèm theo những cơn động kinh. Đa số họ bị mắc bệnh lâu ngày, hệ thống cảnh báo với hạ glucose máu trở nên ít nhạy cảm. Hệ thống hormon đối kháng cũng không còn hoạt động. Vì thế họ thường không được phát hiện kịp thời.

Để hạn chế những nguy hiểm xảy ra cho họ, người thày thuốc phải tìm cách hướng dẫn gia đình và người thân của người bệnh cách giúp đỡ họ phòng cơn hạ glucose máu, biết cách phát hiện cơn hạ glucose máu, biết cách xử trí cấp cứu ban đầu, kịp thời đưa người bệnh đến bệnh viện nếu cần thiết.

  • Các biến chứng mạn tính khác

Cũng như những người bệnh đái tháo đường khác, người bệnh tâm thần -đái tháo đường cũng có các biến chứng về thần kinh, các bệnh lý về mắt, về thận. Nhưng đặc điểm riêng biệt là can thiệp sẽ khó khăn hơn do họ có trạng thái tâm thần không ổn định.

Biến chứng hay gặp nhất nhưng cả thày thuốc và người bệnh đều ngại đề cập là những rối loạn về chức năng tình dục. Người bệnh không nên dấu, còn thày thuốc thì cần tế nhị để khai thác những dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng này.

Stress và đái tháo đường

Người ta chưa rõ mối liên quan giữa các stress và sự xuất hiện bệnh đái tháo đường. Nhưng các stress có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp lên người bệnh thì đã được thừa nhận. Ví dụ các stress làm giảm khả năng tự theo dõi bệnh, làm người bệnh chán đời, ăn uống thất thường, thậm chí uổng rượu để giải sầu…v..v Những hành vi này không chỉ làm tình trạng kiếm soát glucose máu kém đi, mà còn làm trầm trọng các biến chứng khác của bệnh.

QUẢN LÝ BỆNH

Để tiến hành điều trị có hiệu quả, một số việc cần làm

Thảo luận với người bệnh và gia đình họ (bố, mẹ hoặc vợ, chồng) về kế hoạch giáo dục và điều trị cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Thành lập các đội chuyên quản lý người bệnh trong đó vai trò của người thày thuốc chuyên khoa là rất quan trọng. Họ phải là người điều hoà các mối quan hệ giữa các chuyên ngành như dinh dưỡng, tâm thần, điều dưỡng v.v.

Đặt vân đề giáo dục là mục đích chính cho người bệnh đái tháo đường để họ phải tự học hỏi, tự xác định, tìm ra cho mình một hướng hành động thích hợp.

Phải chú ý toàn diện đến giáo dục chế độ ăn, loại bỏ thói quen có hại (như uống rượu, hút thuốc lá, các rối loạn về ăn, uống lên v.v..), theo chiến lược trình bày dưới đây.

  • Ở công sở

Tạo điều kiện thuận tiện cho công việc được

Thời gian làm việc càng uyển chuyển càng tốt.

Thường có người nhắc nhở công việc.

Có kế hoạch làm việc càng chi tiết, tỷ mỷ càng tốt.

  • Đội quản lý người bệnh đái tháo đường

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa người bệnh và đội quản lý người bệnh đái tháo đường.

Tìm hiểu những điểu người bệnh hy vọng.

Thảo luận với người bệnh về những điểu họ nên hy vọng

Trang bị cho người bệnh những kiến thức cơ bản đặc biệt.

Tránh dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn

Khích lệ người bệnh nói ra những quan điểm của họ, để họ chủ động đặt ra những câu hỏi.

Khích lệ người bệnh tập trung phối hợp hành động với thầy thuốc.

  • Chế độ quản lý

Cá nhân người thày thuốc không thể thực hiện thành công chế độ điều trị. Cần phải phát huy hết mọi khả năng của những người xung quanh, đặc biệt những người thân của người bệnh. Cụ thể:

Lôi cuốn người bệnh và gia đình họ vào kế hoạch hành động.

Để người bệnh thảo luận cân nhắc cùng thày thuốc khi lập kế hoạch xác định mục đích điều trị và chế độ điều trị.

Giảm giá và hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí điều trị, hạn chế các phức tạp khi có thể làm được, cho người bệnh khi họ phải thực hành chế độ điều trị (giá thành thấp, đơn giản nhất về chế độ ăn, luyện tập và thuốc).

Thích ứng chế độ này cho người bệnh và gia đình họ về các mặt lối sống, văn hoá và tài chính.

  • Chiến lược giáo dục

Phổ biến các kiến thức về đái tháo đường và thường xuyên bổ xung kiến thức mới, kỹ thuật mới.

Nên viết các tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và đơn giản, dễ nhớ.

  • Chiến lược về hành vi đối xử

Khuyến khích người bệnh hợp tác với thày thuốc và tự theo dõi quản lý bệnh tật của mình.

Thiết lập mục tiêu quản lý glucose máu cho đối tượng .

Khuyên khích gia đình và cộng đồng tham gia thay đổi hành vi của người bệnh, giúp họ tự phấn đấu đạt đến mục điều trị.

Hướng dẫn người bệnh biết sử dụng các phương tiện theo dõi glucose máu, biết cách ghi chép những thông số có liên quan đến vấn đề quản lý glucose máu.

Những mục tiêu quản lý cụ thể

Đối tượng là trẻ em

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. ở lứa tuổi này có nhiều vân đề khác cần lưu ý; đó là, vừa đảm bảo chế độ điều trị bệnh đạt mục tiêu, vừa phải đảm bảo năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Đây là lứa tuổi hình thành nhân cách, kết quả điều trị và quản lý bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ (bảng 18.1).

Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ được hướng dẫn, giáo dục tốt về cách quản lý, chăm sóc bệnh đái tháo đường, các cháu có thái độ ứng xử tốt hơn, kết quả quản lý điều trị cũng khá hơn.

  • Vai trò của xã hội và gia đình:

Sự thay đổi lớn nhất cho cả bố mẹ và trẻ là lúc đến trường. Mọi vấn đề hầu như phụ thuộc vào thày, cô giáo, những người hầu như không có kiến thức và kinh nghiệm quản lý người bệnh đái tháo đường. Đây là nhiệm vụ của các nhà chuyên môn, các hội giáo dục người đái tháo đường, thậm chí của những người vạch ra sách lược phòng chống bệnh tật tầm quốc gia.

Bảng 18.1: Quản lý và điều trị đái tháo đường đề phòng ảnh hưởng nhân cách của trẻ.

TuổiĐặc điểm phát triển và mục đích điều trị ở trẻ đái tháo đường typ 1
Dưới 1-1 tuổi–  Các phản ứng hạ glucose máu khác nhau do những nguyên nhân khác

–   Cha mẹ bị choáng ngợp bởi nhũng đòi hỏi của nguỡi đái tháo đường Cần tìm người trông nom trẻ có độ tin cậy và được đào tạo chu đáo

Từ 1 – 3 tuổi–  Thái độ xử trí không đúng đắn với hạ glucose máu

–  Khó quản lý chế độ của trẻ vì chúng thường thích ăn tự do. Hướng dẫn cho trẻ chọn thức ăn. Hướng dẫn cho người nhà cách tiêm, cách theo dõi glucose máu bằng máy thửglucose máu cá nhân

–   Khích lệ trẻ thông báo với bố mẹ khi có dấu hiệu hạ glucose máu

–   Cho trẻ tiếp xúc với các biện pháp xử lý cơn hạ glucose máu

Từ 3 – 6 tuổi–  Dạy trẻ cách thông báo với người lớn khi có dấu hiệu hạ glucose máu, dạy cách chống hạ glucose máu như cần ăn gì? Làm gì?

–  Phối hợp với nhà trường, phổ biến kiến thức và phòng chống đái tháo đường, các biến chứng và sơ cứu như thế nào. Khuyến khích trẻ tự lập kế hoạch tự theo dõi, như tự lập chế độ ăn chẳng hạn.

Từ 6-12 tuổi–   Giáo dục cho mọi người có liên quan đến trẻ bị đái tháo đường những kiến thức cơ bản về bệnh, cách điều trị, quản lý bệnh

–   Phương pháp quản lý bệnh đái tháo đường

–   Cha mẹ nên thúc đẩy nhanh quá trình tự lập ở trẻ

–   Cha mẹ và trẻ bị bệnh nên học cách sử dụng Insulin và có chế độ điều trị (ăn, tập, dùng thuốc) phù hợp với cuộc sống xã hội, thậm chí cả khi có các sự kiện văn hoá thể thao đặc biệt khác.

–  Khuyến khích sử dụng các phương tiện tự theo dõi glucose máu, thực hiện kế hoạch ãn uống, tiêm thuốc và các hoạt động thể lực khác.

Mục đích quản lý đái tháo đường lứa tuổi học sinh là:

Bảo đảm đủ năng lượng để phát triển cơ thể.

Phòng tránh các thói quen có hại cho sức khoẻ như hút thuốc lá, uống rượu bia.

Hầu hết ở lứa tuổi này có đặc điểm là đều muôn chứng minh khả năng độc lập của mình. Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng vậy, nhưng họ lại khác ở chỗ họ phải chịu gánh nặng của bệnh tật, cần sự giúp đỡ của mọi người.

Đặc điểm sinh lý ở tuổi dậy thì là có hiện tượng giảm nhạy cảm với insulin. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng liều sử dụng insulin để làm giảm mức glucose máu.

  • Nhân viên y tế cần làm gì, giúp đỡ gì cho người bệnh ở giai đoạn đặc biệt này

Cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt, cởi mở, tâm tình với người bệnh. Mối quan hệ đặc biệt này sẽ giúp cho nhân viên y tế hiểu và giúp người bệnh được nhiều hơn.

sẵn sàng thoả hiệp: Không cần thiết đồng ý với mọi yêu cầu và điều kiện của người bệnh, nhưng cần phải kiên nhẫn lắng nghe và chấp nhận ở một mức độ nào đó có thể được theo yêu cầu của người bệnh về chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi.

Phải có sự nhất quán trong phương pháp điều trị, quản lý bệnh.

Biết cách hướng dẫn cho người bệnh cách theo dõi và ghi chép diễn biến bệnh nhằm phục vụ tốt cho điều trị. Đây là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng, cần phải làm từng bước. Nên lưu ý là có nhiều người bệnh sợ nhìn thấy bệnh nặng nên không dám tự theo dõi, không phản ánh trung thực kết quả theo dõi cho thày thuốc.

Đối tượng là người trưởng thành

  • Có 4 đặc điểm lớn ở lứa tuổi này:

Lấy vợ, lấy chồng.

Bắt đầu cuộc sống gia đình với những phức tạp mới.

Đặc điểm nghề nghiệp, chi phối cách điều trị.

Điều kiện tài chính có ý nghĩa quyết định cho kết quả điều trị.

  • Nhiều vấn đề kèm theo cần được giải quyết như:

Vấn đề bệnh tật ảnh hưởng dấn sinh hoạt gia đình như thế nào?

Có nên phát triển các kế hoạch phát triển kinh tế, du lịch trong điều kiện bệnh tật?

Thai sản với đái tháo đường? Tương lai của những trẻ có bố hoặc mẹ bị đái tháo đường v.v. ?

Chế độ làm việc ? Chế độ điều trị trong những điều kiện kinh tế và nghề nghiệp khác nhau .v.v.

Vấn để tham gia hoạt động xã hội với người mắc bệnh đái tháo đường.

Người cao tuổi với bệnh đái tháo đường

Theo nhiều nghiên cứu hình như có sự tăng tỷ lệ đái tháo đường typ 1 ở lớp người cao tuổi và chắc chắn có tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường typ 2 buộc phải sử dụng insulin .

  • Ngoài ra có một số đặc điểm khác biệt về tâm sinh lý ở lứa tuổi này còn có nhiều ưu điểm riêng:

Hy vọng hoạt động chức năng tăng lên hơn là giảm đi.

Do đã nghỉ hưu có thời gian tự hoàn thiện những kỹ thuật chăm sóc mình nhiều hơn.

Nhưng cũng có nhiều điểm yếu cần phải được lưu ý:

+ Hạn chế về kinh phí.

+ ít hoạt động thể lực. Dễ bị ảnh hưởng những thói quen không có lợi cho sức khoẻ như, xem ti vi quá nhiều, uống nhiều bia, rượu.

+ Hay bị chân thương tinh thần, do sự mất mát của bạn bè, người thân.

+ Ngại tiếp nhận và làm theo những hướng dẫn mới, kỹ thuật mới.

  • Để hạn chế cần:

Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa thày thuốc (đội quản lý người bệnh đái tháo đường) và người bệnh.

Sinh hoạt theo nhóm tổ, mang tính cộng đồng về tuổi tác, nghề nghiệp, dựa trên những thói quen cùng ưa thích, cùng hoàn cảnh .v.v.

THAY ĐỔI HÀNH VI ỨNG XỬ

Vấn đề thay đổi hành vi ứng xử rất quan trọng. Đây là biện pháp điều trị quan trọng vì nó không chỉ đem lại lợi ích đạt được mục tiêu điều trị, mà còn nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thay đổi hành vi thường được quan tâm nhiều ở người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Đái tháo đường typ 2 thường xảy ra ở lứa tuổi mà cuộc sống đã ổn định, tính cách đã định hình khó thay đổi. Tuy vậy do yêu cầu của mục đích điều trị, nâng cao chất lượng sống, đòi hỏi mỗi người buộc phải thay đổi những thói quen vốn có của mình. Để thành công trong lĩnh vực này thông thường người ta phải trải qua các giai đoạn: Giáo dục để nhận thức đúng, luyện tập thành thói quen và cuối cùng là hành động hoàn toàn tự giác. ở các nước tiên tiến người ta có một đội ngũ các chuyên gia gồm các thày thuốc chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng, y tá điều dưỡng..v.v, tham gia giáo dục, giúp đỡ người bệnh.

Mục tiêu của thay đổi hành vi ứng xử nhằm vào:

  • Ăn uống hợp lý.
  • Luyện tập điều độ.
  • Sử dụng thuốc an toàn, đúng kỹ thuật, phù hợp với điều kiện làm việc.
  • Biết cách tự theo dõi tình trạng bệnh tật của mình. Cụ thể là biết cách theo dõi lượng glucose máu, biết xử lý khi có tình huống bất thường xảy ra.
  • Biết chăm sóc đôi bàn chân của chính mình.
  • Biết xử trí khi bị mắc các bệnh khác phối hợp hoặc những bệnh cấp tính khác.
  • Biết phát triển hệ thống hỗ trợ và giáo dục cho người bệnh đái tháo đường.
  • Sử dụng tốt hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và chuyên sâu để phục vụ cho bản thân và cả xã hội.

Để đạt được thành công, việc giáo dục cho từng cá nhân đóng vai trò quyết định. Không ai có thể phủ nhận rằng đây là một quá trình gian khổ, tỷ mỷ và rất tôn kém về sức người, sức của.

Những hành vi cần có ở người đái tháo đường typ 2

  • Ăn uống hợp lý

Đa số người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có tình trạng thừa cân, béo phì do thừa calo. Mục đích của chế độ ăn uống này là để giảm cân nặng (đạt mức giảm 10%).

  • Luyện tập điếu độ

Với chế độ luyện tập phù hợp, có thể kiểm tra được lượng glucose máu, lipid máu. Thông thường người ta nên tập ít nhất 3 lần/tuần; người béo 51ần/tuần, thời gian tập mỗi lần tối thiểu là 30 phút. Một cách luyện tập lý tưởng là phối hợp cả tập acrobics lẫn tập nâng cao sức mạnh.

  • Chế độ dùng thuốc phù hợp

Việc dùng thuốc cần phải đúng mức và khoa học nhất là ở vào những thời điểm đặc biệt, ở người cao tuổi nhiều khi quên uông thuốc hoặc uống thuốc sai liều; do thiếu hiểu biết nhiều khi người ta còn áp dụng các phương pháp điều trị khác, thậm chí không khoa học.

  • Tự theo dõi glucose máu bằng máy (SMBG)

Người bệnh cần biết cách tự theo dõi glucose máu bằng máy và xử lý các thông tin cho phù hợp với chế độ điều trị như chế độ luyện tập, ăn uổng và dùng thuốc.

  • Thục hiện chăm sóc đôi chân

Đây là vấn đề quan trọng, nhất là với người đái tháo đường typ 2 cao tuổi. Phải giữ cho chân sạch, tránh bị tổn thương dù nhỏ nhất.

  • Xử lý đúng khi bị ốm đau

Người đái tháo đường typ 2, đặc biệt người có tuổi, phải biết khi biết khi bị ốm yếu phải dùng thuốc thế nào, chế độ ăn thế nào là phù hợp, liệu họ có nên luyện tập nữa không? v.v. Đều là những vấn đề cần được hiểu biết và vận dụng cho phù hợp với từng cá nhân một cách thấu đáo.

  • Sức khoẻ cộng đồng và người bệnh đái tháo đường

Các stress có thể làm tăng nồng độ glucose máu. Người bệnh đái tháo đường typ 2 thường còn những nghĩa vụ gia đình như đối với con cháu, bố, mẹ; họ cũng có những nghĩa vụ xã hội – như ở nơi công tác v.v.

Giúp họ giảm bớt những khó khăn, phiền hà không đáng có là việc nên làm và rất cần thiết. Ví dụ, giúp họ lập thời gian biểu cho hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi khi đi khám bệnh; cùng với các thành viên khác trong gia đình tìm ra cách sinh hoạt thuận lợi nhất, giúp mọi người hiểu và thông cảm cho người bệnh đái tháo đường .v.v.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Rất nhiều yếu tố có khả năng tác động làm thay đổi hành vi như tuổi tác, tình trạng xã hội, trình độ học thức .v.v.

Nhiều người cho rằng sự thay đổi hành vi ứng xử của mỗi người là không cần thiết hoặc không thể thay đổi được. Đây đều là những quan niệm sai. Yếu tố quan trọng quyết định là chính bản thân người bệnh thấy cần làm và quyết tâm làm. Ví dụ, như việc thử glucose máu vào lúc đói buổi sáng, hoặc trước khi đi ngủ; nhiều người làm vài ba lần sau đó cho là tốt rồi, không làm nữa. Hay như việc tập thể dục hàng ngày, hàng tuần cũng vậy. ở đây cần tính kiên trì, người ta có thể tập liền trong vài ba tháng, nhưng rồi sau đó lại dễ dàng bỏ ngay. Để làm tốt việc này vai trò của đội công tác chăm sóc sức khoẻ cho người đái tháo đường đặc biệt quan trọng.

Các kỹ thuật để thay đổi hành vi

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng nhiều người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đã thành công trong thay đổi hành vi và do vậy đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong điều trị, trong quản lý bệnh. Các nhà lâm sàng cần nhạy cảm với các yếu tố ảnh hưởng, họ phải hiểu là người bệnh đã sẵn sàng đón nhận và quyết tâm thay đổi hành vi chưa?

Dù là hình thức nào thì sự thay đổi hành vi về cơ bản gồm 7 bước:

  • Bước 1: Đánh giá chung để tìm ra những điểm cần được đào tạo và ưu tiên.
  • Bước 2: Xác định hành vi mong muốn và mục đích của hành vi.
  • Bước 3: Lựa chọn hành vi để đạt được mục đích.
  • Bước 4: Trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện hành vi.
  • Bước 5: Thực hiện hành vi mới.
  • Bước 6: Đánh giá kết quả.
  • Bước 7: Công nhận hành vi đã được giáo dục và chọn hành vi mới.

Đánh giá là bước đầu tiên quan trọng

Người thày thuốc phải biết đánh giá chung về kiến thức, kỹ năng và quan điểm của người bệnh. Hơn thế phải biết lối sống và thói quen khác của bệnh nhân, những vấn đề về tâm lý, những thay đổi về tâm thần kinh v.v. (bảng 18.2).

Lập kế hoạch, đích phấn đấu và mục tiêu hành động

Việc này nên để người bệnh lựa chọn và tự giác phấn đấu đạt tới. Mục đích trước tiên cần tập trung vào hoàn thiện hành vi đã chọn, sau đó là biến nó thành thói quen. Điểm lưu ý là cần lượng hoá những công việc cụ thể. Ví dụ: Mục tiêu là tăng cường hoạt động thể lực ở mức nhẹ; để làm được việc này đặt ra một đích là hàng ngày đi bộ 5 phút sau bữa ăn sáng vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 chẳng hạn. Người bệnh cần quyết tâm giữ nguyên tắc này cùng với thày thuốc của mình.

Bảng 18.2: Đánh giá đa yếu tố trên người bệnh đái tháo đường.

* Yếu tố chung về xã hội học* Hoạt động thể lực
– Tuổi– Công việc (nghề nghiệp hoạt động)
– Nghề nghiệp-Tập thể dục: số lần/tuần; thời gian/1lần
– Bảo hiểm* Lối sống
– Điều kiện kinh tế– Thói quen ngủ (trưa, thời gian)
* Tiền sử y học– Làm việc
– Những bất thường trong cuộc sống– Thời gian nghỉ ngơi
– Tình trạng sức khoẻ chung* Tình trạng tinh thần
– Những hoạt động chuyển hóa– Bệnh nhân nghĩ gì khi bị mắc bệnh
* Tiền sử đái tháo đường– Tình trạng gia đình
– Chế độ điều trị– Các chấn thương tinh thần
– Thời gian* Các yếu tố giáo dục
– Biến chứng– Khả năng đọc,viết
– Giáo dục về đái tháo đường– Khả năng thực hiện kỹ nghệ (sự khéo léo)
* Thói quen dinh dưỡng
–  Các loại thực phẩm

–  Hình thức chế biến

–  Tổng lượng calo/ngày

–  Phần bổ sung

– Trạng thái: Đã sẵn sàng thực hiện thay đổi hành vi?

Tiến hành giáo dục

Việc giáo dục người bệnh bằng cách hướng dẫn họ những kỹ năng cần thiết, cung cấp cho họ kiến thức cơ bản để đạt được những tiêu chuẩn của hành vi mới. Đây là một quá trình, cần phải chia ra làm nhiều mức độ từ thấp đến cao, tuỳ thuộc vào đối tượng khác nhau như người trẻ, người cao tuổi, người sống trong trại an dưỡng hoặc người sống độc thân v.v.

Có thể tóm tắt vấn đề này như sau:

  • Phương pháp:

Việc lập kế hoạch phải phù hợp với cá nhân và tập trung vào những chi tiết đặc biệt cần thiết trong quá trình tự quản lý người bệnh.

Phân ra các nhóm đối tượng trên cơ sở có cùng những sở thích, thuận tiện về thời gian, về địa lý, tuổi tác, địa vị công tác v.v.

Tự học phải mềm dẻo cho phù hợp, hướng dẫn người bệnh tự xác định mức độ và thời gian hoàn thành, nhưng quá trình này cần phải được theo dõi và đánh giá.

  • Kỹ thuật:

Bài giảng phải đạt yêu cầu: Ngắn gọn, dễ hiểu, có thông tin mới.

Phần thảo luận hướng dẫn người bệnh phải đạt được các kết quả: Thu thập được các thông tin về cá nhân người bệnh, có những câu hỏi thực tế; tóm tắt và để ra những kinh nghiệm.

Tập trung vào hướng dẫn kỹ thuật theo kiểu cầm tay chỉ việc để người bệnh thực hành, đặt câu hỏi.

Để người bệnh trao đổi về nhiều vấn đề như: chế độ ăn, chế độ luyện tập, các vấn đề về insulin và cách sử dụng..v.v. Sau đó phải đặt ra các tình huống để xem cách họ giải quyết.

Đế người bệnh đóng vai trò của giáo viên hướng dẫn bạn bè và người trong gia đình họ.

Đưa ra các trường hợp điển hình để thảo luận, giống như một “case lâm sàng”, về lập kế hoạch, các vấn để liên quan cần giải quyết. Từ đó giúp người bệnh khắc phục các lỗi lầm trong quá trình tự theo dõi bệnh của họ.

Cho người bệnh tự đánh giá về quá trình tự theo dõi của họ (bao gồm: Theo dõi glucose máu, theo dõi bàn chân, theo dõi và đánh giá quá trình luyện tập, các diễn biến đặc biệt .v.v.)

  • Tài liệu:

Tài liệu được in để sử dụng cho người giảng và học viên, nhưng phải được bổ sung kịp thời, về nguyên tắc phải viết ngắn gọn dễ hiểu và phải đáp ứng được các yêu cầu về thông tin sau này (phục vụ cho nghiên cứu khoa học).

Hình thức càng sinh động càng tốt; có thể sử dụng các hình thức như film ảnh, vidio, audio .v.v.

Áp dụng vào các trò chơi mang tính giáo dục. Các câu hỏi về giải đáp .v.v.

Theo dõi và đánh giá

Việc theo dõi là rất cần thiết để có đánh giá thành công hay thất bại của công việc (ví dụ hỏi xem người bệnh ghi nhật ký luyện tập thế nào?)

Đánh giá việc thay đổi hành vi có liên quan đến mục đích quản lý bệnh. Ví dụ nên định lượng glucose máu sau khi tập để chứng minh sự luyện tập có thể làm giảm lượng đường v.v.

Tất cả những việc làm này là cần thiết vì nó không chỉ làm cho người bệnh vững tin vào kết quả cuả việc thay đổi hành vi, tạo điều kiện cho viêc hình thành các hành vi khoa hoc nhanh hơn và có kết quả hơn.

0/50 ratings
Bình luận đóng