Những tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị

Những công trình nghiên cứu có giá trị đã trình bày ở trên, đều chứng minh tiên lượng bệnh đái tháo đường, kể cả typ 1 và typ 2, đã được cải thiện là nhờ những can thiệp đa yếu tố. Kết quả sẽ càng cao nếu những tổn thương được phát hiện sớm, được điều trị đúng và kịp thời. Ngày nay người ta coi những kết quả điều trị tốt là biện pháp tốt nhất dự phòng biến chứng cho người đã mắc bệnh. Những biện pháp can thiệp cụ thể theo typ mắc bệnh đã được giới thiệu theo các chuyên đề, sau đây chỉ xin giới thiệu một số các chỉ tiêu của các tiêu chuẩn cần phấn đấu đạt tối trong thực hành lâm sàng.

Những tiêu chuẩn này trong thực tế luôn được thay đổi theo những tiến bộ về hiểu biết bệnh căn, bệnh sinh của bệnh. Ví dụ, nếu như trước đây người ta chỉ quan tâm đến việc làm hạ thấp nồng độ glucose máu (thường ở mức từ 13,0 mmol/l đến 15,0 mmol/l) là đạt yêu cầu điều trị, thì ngày nay tiêu chí này là không thể chấp nhận được. Điều trị người bệnh đái tháo đường ngày nay ngoài chỉ tiêu về glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh lipid máu, quản lý số đo huyết áp, điều chỉnh các rối loạn đông máu, phát hiện sớm các biến chứng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số các chỉ tiêu phấn đấu điều trị người bệnh đái tháo đường, theo các tiêu chuẩn này được Tổ chức Đái tháo đường Quốc tế, cũng như WHO khuyến cáo (các bảng 1.8 đến 1.10).

Bảng 1.8. Tiêu chuẩn đánh giá bằng kết quả xét nghiệm của người bệnh Đái tháo đường theo WHO – năm 2001.

Chỉ sốĐơn vịTốtChấp nhậnKém
Glucose máu

– Lúc đói

mmol/l 

4,4-6,1

 

≤7,0

 

>7,0

– Sau ăn4,4-8,0≤ 10,0> 10,0
HbA1c%< 6,26,2 – 8,0> 8,0
Huyết ápmmHg< 130/80>130/80 – < 160/95> 160/95
BMI*kg/m218,5-22,918,5-22,9≥23
Cholesterol TPmmol/l< 4,5≥4,5-6,0≥6,0
HDL-Cmmol/l> 111,1 – 0,9< 0,9
Triglyceridmmol/l< 1,51,5 – < 2,2≥ 2 2
LDL-Cmmol/l< 2 52,5-4,4> 4,5

* Chỉ số này đã được điều chỉnh cho phù hợp với người châu Á

Bảng 1.9. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị của  người bệnh Đái tháo đường theo WHO – năm 2002.

Chỉ sốĐơn vịTốtKháKém
Glucose máu

– Lúc đói

mmol/l 

4,4 – 6,1

 

≤7,0

 

7,0

– Sau ăn4,4 – 8,0≤ 10,0> 10,0
HbA1c%< 6,56,5-7,5>7,5
Huyết ápmmHg< 130/80> 130/80< 140/90>140/90
BMIkg/m218,5- 22,918,5- 22,9≥23
Cholesterol TPmmol/l< 4,54,5-6,0>6,0
HDL-Cmmol/l> 1,11,1 -0,9<0,9
Triglyceridmmol/l< 1,51,5-<2,2≥ 2,2
LDL-Cmmol/l< 2,52,5-4,0>4,0

* ATPIII (2004) còn yêu cầu chỉ số lý tưởng của LDL ở người có các yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành là dưới 1,8 mmol/l (70 mg/dl).

Bảng 1.10. Kiến nghị một số chỉ tiêu xét nghiệm cho người bệnh đái tháo đường ở Việt Nam.

Chỉ sốĐơn vịTốtChấp nhậnKém
Glucose máu

–  Lúc đói

–  Sau ăn

mmol/l 

4.4-    6,0

4.4-    7,8

 

6,2-7,0

7,9-≤ 10,0

 

> 7,0

> 10,0

HbA1c%< 6,06,1 -≤7,5> 7,5
Huyết ápmmHg≤ 130/80*130/80- 140/90> 140/90
BMIkg/m218,5-22,918,5-22,9≥23
Cholesterol TPmmol/l< 4,24,2-≤5,2≥5,3
HDL-Cmmol/l> 1,1>0,9<0,9
Triglyceridmmol/l< 1,51,5 -≤2,2>2,2
LDL-Cmmol/l< 2,5**2,5-3,4≥3,4
Cholesterol không-HDLmmol/l3,43,4-4,1> 4,1

Với các rối loạn chuyển hoá lipid có thể dùng các chỉ số sau để tham khảo:

Tỷ lệ Cholesterol/HDL-c dưới 5, hoặc LDL-c/HDL-c dưới 4.

* Nếu có suy thận số đo huyết áp cần được duy trì ở mức < 125/75 mmHg.

** ATPIII (2004) còn yêu cầu chỉ số lý tưởng của LDL ở người có các yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành là dưới 1,8 mmol/l (70 mg/dl).

Những kết quả đáng khích lệ

Lợi ích của điều trị giảm cân nặng

  • Với người bệnh tăng huyết áp:

Cứ giảm được một kilôgam trọng lượng cơ thể sẽ giảm được 2,5 mmHg số đo huyết áp tâm thu và 1,7 mmHg số đo huyết áp tâm trương.

Nếu người bệnh có bệnh tăng huyết áp mức độ nhẹ, sau khi can thiệp bằng lối sống, đạt được cân nặng hợp lý có thể ngừng hoàn toàn thuốc hạ huyết áp mà huyết áp vẫn không tăng trở lại.

  • Với người mắc bệnh đái tháo đường thừa cân béo phì giảm được cân nặng sẽ có lợi nhiều lợi ích. Những nghiên cứu của Lean (1989) cho thấy cứ giảm được một kilôgam cân nặng sẽ tăng được 3-4 tháng tuổi thọ, còn nếu giảm được 10 kg có thể giữ lại 35% tuổi thọ lý tưởng đã mất. Người ta cũng thấy tình trạng quản lý glucose máu được cải thiện đáng kể song hành với mức giảm thừa cân, béo phì.

Về phương diện dự phòng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ sau mãn kinh sẽ giảm đi 50% nếu họ giảm được 5 -10 kg cân nặng.

  • Với người có rối loạn chuyển hoá Lipid:

Bằng cách can thiệp vào lối sống khi giảm được 1 kilôgam trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1,93 mg/dl Cholesterol toàn phần, giảm 0,77 mg/dl lượng LDL-C và giảm 1,33mg/dl lượng triflycerid.

Giữ được mức glucose máu ở mức sinh lý luôn là mục tiêu phấn đấu của cả thầy thuốc và người bệnh

Chỉ số HbA1c không chỉ phản ánh trung thành tình trạng quản lý glucose máu mà còn là yếu tố tiên lượng có giá trị. Ví dụ giảm được 1% HbA1c sẽ giảm được 37% biến chứng mạch máu nhỏ, 21% tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường, giảm 14% nhồi máu cơ tim và giảm 43% các biến chứng mạch máu ngoại vi.

0/50 ratings
Bình luận đóng