1500 BC. Trong những tài liệu được lưu trữ trên giấy viết của người Ai cập cổ đại đã mô tả những bệnh, những triệu chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường ngày nay, điển hình là triệu chứng đái nhiều.

1000 BC. Susruta, người Hindu được xem là một trong những ông tổ của nền Y học cổ Ấn Độ, đã ghi lại dấu hiệu có một số côn trùng đến đậu vào nước tiểu của những người bệnh có triệu chứng uống nước nhiều. Tuy lúc đó người ta chưa biết đó là bệnh gì; nhưng có lẽ đó là triệu chứng “ruồi bâu, kiến đậu” vào nước tiểu của người mắc bệnh đái tháo đường.

Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Diabetes (tiếng Hylạp là siphon), được Aretaeus (năm 81-138 sau công nguyên) dùng để mô tả những người mắc bệnh đái nhiều. Aretaeus cho rằng bệnh có thể là hậu quả của sự nén của các cơ quan trong cơ thể. Theo ông áp lực nén đã gây ra bệnh đái nhiều.

Thời kỳ 100 sau công nguyên. Các triệu chứng như đái nhiều và uống nhiều tiếp tục được ghi nhận, về điều trị, ngoài việc dùng rượu vang đỏ, thuốc lợi niệu, tắm bồn nước nóng, rạch tĩnh mạch, các phương pháp trị liệu khác còn được sử dụng thêm; đó là phương pháp tẩy xổ, dùng emetine, các loại thảo mộc và cả rượu whisky nấu từ ngô.

Phương pháp chẩn đoán chủ yếu dựa vào test kiểm tra trong nước tiểu có vị ngọt.

Năm 1674 sau công nguyên. AD. Thomas Willis là người đầu tiên so sánh vị ngọt của đường trong nước tiểu giống như mật, từ đó thuật ngữ diabetets mellitus (tiếng La tinh, với nghĩa tiếng Anh là sweetened with honey) được dùng phổ biến cho đến nay. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng, theo quan niệm hiện nay nếu đái tháo đường đên mức đã có đường trong nước tiểu thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Năm 1869. Paul Langerhans, sinh viên y khoa người Đức đã phát hiện ra tụy có hai hệ thống tế bào; một tiết ra các enzym tuy bình thường, còn hệ thống tế bào kia ông đã nhầm với hệ thống lympho bào. Thực chất đây chính là hệ thống các tế bào có chức năng nội tiết của tuyến tuỵ. Để ghi nhớ công lao của người sinh viên tài hoa này người ta đã lấy tên ông đặt tên cho “quần thể các tế bào đặc biệt” này: Đảo tuỵ Langerhans.

Năm 1872. Bouchardat, bác sĩ người Pháp nhận thấy những người bệnh của ông khi bị nhịn đói lâu ngày, hoặc buộc phải áp dụng chế độ ăn khắc khổ, thì đường trong nước tiểu sẽ biến mất. Có lẽ những người bệnh này bị mắc đái tháo đường typ 2. Điều đáng ghi nhận là phát hiện này của Bouchardat xảy ra vào thời kỳ chiến tranh Nga – Pháp, lúc này quân đội Đức đang bao vây thành Paris, vì thế cuộc sống của người dân trong thành rất khó khăn. Cũng từ đó chế độ ăn cho người đái tháo đường được quan tâm ngày một nhiều hơn, cho đến nay chế độ ăn đã được xem như một biện pháp điều trị.

Năm 1875. Lancereaux, bác sĩ người Pháp mô tả hai typ đái tháo đường: đái tháo đường thể gầy và đái tháo đường thể béo.

Năm 1889. Joseph von Mering và Oskar Minkovvski gây bệnh đái tháo đường thực nghiệm bằng cách lấy đi tuyến tuỵ của chó.

Năm 1901. Eugene Opie, trường đại học Jons Hopkins, phát hiện được có tổn thương đảo tuỵ Langerhans ở người bệnh đái tháo đường. Ông đã đưa ra giả thuyết rằng các tế bào của đảo tuỵ có tiết ra một chất gì đó, khi thiếu chất này sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

Năm 1906. Geoge Zuelzer, nhà khoa học người Đức, đã điều trị cho người mắc bệnh đái tháo đường bằng cách tiêm chất chiết xuất của tuỵ, nhưng công trình không được tiếp tục vì người bệnh bị co giật. Ngày nay nhìn lại chúng ta thấy, thực ra ông đã tìm ra phương pháp điều trị đúng, còn hiện tượng co giật có thể là hậu quả của chứng h Ị glucose máu – do dùng quá liều các chất chiết xuất của tuỵ.

Năm 1920. Frederick Banting, trợ lý giáo sư trường đại học VVestern Ontario, đã ghi lại trong sổ tay bài giảng về chuyển hoá carbohydrate của mình về giả thuyết điều trị thành công bệnh đái tháo đường. Trong giả thuyết này tác giả có nhắc đến thí nghiệm gây đái tháo đường thực nghiệm trên chó bằng cách tách đảo tuỵ.

Tác giả cũng hy vọng chiết xuất tuỵ để lấy ra một chất “gì đó”, để điều trị bệnh. Cùng với các đồng nghiệp của mình như Best, Collip, MacLeo Banting đã thành công trong thực nghiệm. Tháng 12 năm 1920 họ đã thành công trong việc dùng chất chiết xuất của tuỵ để nuôi

sống những con chó đã bị cắt tuỵ trong nhiều tuần. Họ đặt tên cho chất này là “isletin” Cho đến nay người ta coi năm 1920 là năm phát hiện ra insulin.

Tháng 12 năm 1921. Lần đầu tiên chất “chiết xuất đặc biệt” đã được dùng cho một bệnh nhân 14 tuổi, Leonard Thompson, được chẩn đoán là hôn mê do đái tháo đường ở bệnh viện đa khoa Toronto. Mức glucose máu của người bệnh đã hạ xuống nhanh chóng từ 440 mg/dl xuống 320 mg/dl. Trong suốt một tháng theo dõi người bệnh, James Collip, trợ lý về sinh hoá của Banting, lần đầu tiên đã tinh chê ra insulin tinh khiết để điều trị cho người bệnh. Leonard Thompson đã được điều trị từ 23-1-1922, glucose máu của người bệnh đã hạ đến mức thấp nhất (từ 520 mg/dl đến 120 mg/dl). Cuối cùng người bệnh đã tử vong vào lúc 27 tuổi do hôn mê nhiễm toan ceton và viêm phổi do tụ cầu. Cũng trong thời gian này giáo sư J.J.R.Macleod, trường đại học Toronto, cũng đã sử dụng huyết thanh này để điều trị cho người bệnh đái tháo đường. Ông đã đổi tên “isletin” thành “insulin” – tiếng Latin insula nghĩa là đảo. Tên gọi insulin có từ lúc này.

Năm 1922. Eli Lilly phối hợp với Banting và Best bắt đầu sản xuất insulin để bán trên thị trường.

Năm 1923. Banting và Macleod nhận giải thưởng Noben về sinh lý học và y học.

Năm 1925. Hagedon, thày thuốc người Đan mạch phát minh ra insulin có tác dụng chậm, sản phẩm này được mang tên ông (NPH = Neutrai Protamine Hagedon). Ngay từ khi mới ra đời NPH đã được công nhận và sử dụng rộng rãi.

Năm 1940. Những báo cáo đầu tiên về biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.

Năm 1944. Bơm tiêm insulin được tiêu chuẩn hoá. Việc sử dụng insulin trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn nhiều.

Năm 1956. Sulfonylureas ra đời.

Năm 1959. Hệ thống kiểm soát đường niệu lần đầu ra đời đã được ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng quản lý bệnh đái tháo đường.

Năm 1970. Bơm tiêm insulin lần đầu xuất hiện.

  1. Máy theo dõi glucose máu được hoàn thiện, mặc dù nó đã được công nhận từ hơn 10 năm trước.
  2. Insulin rDNA được tổng hợp thành công.
  3. Hãng Eli Lilly sản xuất insulin người theo kỹ thuật tổng hợp DNA.
  4. Thế hệ thứ nhất của bút tiêm insulin ra đòi.
  5. Thử nghiệm về kiểm soát và các biến chứng của bệnh đái tháo đường (DCCT) được công bố. Người ta đã chứng minh được tác dụng của liệu pháp điều trị tích cực trong việc làm chậm, làm giảm mức độ các biến chứng của người bệnh đái tháo đường typ 1.
  6. Công trình nghiên cứu nổi tiếng tại vương quốc Anh, về tiến triển của bệnh đái tháo đường typ 2 kéo dài 20 năm, thường được gọi là nghiên cứu UKPDS được công bố. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh vao trò của liệu pháp điều trị tích cực đối với người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 trong dự phòng và làm giảm mức độ các biến chứng mạn tính của bệnh.

Có thể nói hai công trình nghiên cứu DCCT (với đái tháo đường typ 1) và UKPDS (với đái tháo đường typ 2), quan điểm về điều trị bệnh đã bước sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên về dự phòng; dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh; nói cách khác kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng; dự phòng của chuyên sâu và chuyên sâu để phục vụ cho dự phòng.

0/50 ratings
Bình luận đóng