Trái tim của con người được chia thành bốn ngăn: tâm nhĩ trái, phải ở trên và tâm thất trái, phải ở dưới. Các ngăn này được phân tách bởi các van giữ cho máu lưu thông qua tim theo hướng thích hợp. Các thành cơ co bóp nhịp nhàng để giữa cho tim bơm máu một cách hiệu quả. Hoạt động co bóp của cơ được kích hoạt nhờ các xung động điện từ một nhóm các tế bào ở tâm nhĩ phải, gọi là nút xoang nhĩ (sinoatrial node hay sinus node). Mỗi xung động điện truyền năng lượng cho một nhịp tim phát sinh ở nút xoang nhĩ, chạy qua thành tâm nhĩ trái và phải, được nối tiếp qua một nhóm thứ hai các tế bào điều hoà nhịp tim – nút nhĩ thất. Một sai sót ở bất cứ giai đoạn nào của hệ thống dẫn truyền cũng có thể gây ra rối loạn nhịp tim bình thường được gọi là nhịp xoang.

Khi chào đời, nhịp tim của bé thường là 120 đến 140 lần một phút, tăng đến hơn 170 khi khóc và chậm lại còn từ 70 tới 90 khi ngủ. Tốc độ rất nhanh khi còn sơ sinh sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng quãng nhịp tim thông thường của trẻ vẫn khá rộng, từ 70 tới 100 nhịp một phút. Tốc độ tăng lên khi tập luyện và giảm khi nghỉ ngơi. Trẻ em dưới 13 tuổi và trẻ vị thành niên đang luyện tập điền kinh cao cấp có thể có nhịp tim lúc nghỉ ngơi chỉ là 40 tới 50 nhịp một phút. Một cơn sốt cũng có thể làm tăng nhịp tim.

Những thay đổi nhỏ trong tốc độ và nhịp tim, gọi là rối loạn nhịp tim (arrhythmias hoặc dysrhythmia, xuất hiện vì nhiều lý do. Những cảm giác hồi hộp (nhịp tim cảm nhận được rõ rệt) và xốn xang thi thoảng xuất hiện rất phổ biến và thường vô hại. Trong phần lớn các trường hợp rối loạn nhẹ trong nhịp xoang cơ bản cũng không để lại hậu quả gì; tuy nhiên, một số loại rối loạn và kiểu dạng có thể lại là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe và phải được xem xét kỹ lưỡng. Một sự thay đổi trong nhịp tim chỉ nguy hiểm khi nó quá rõ ràng và kéo dài quá lâu đến nỗi ảnh hưởng tới khả năng bơm máu hiệu quả của tim. Trong một số hiếm các trường hợp cần điều trị, nhịp tim có thể được điều chỉnh bằng thuốc hoặc sử dụng một máy điều hoà nhịp tim chạy bằng điện. Một số trẻ bị thay đổi mạnh trong nhịp tim có thể được điều trị bằng một ống thông được đưa vào tim qua một tĩnh mạch lớn và một số có thể cán phải phẫu thuật (hiếm gặp).

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu con bạn bị thay đổi nhịp tim kèm theo bất cứ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Chóng mặt, mê sảng, hoặc nhợt nhạt
  • Lẫn lộn
  • Mất ý thức.

CẢNH BÁO!                                                           *

Nếu nhịp tim cùa con bạn chậm bất thường hoặc duy tri tóc độ nhanh trong một thời gian dài, thay đồi này có thể nghiêm trọng và nên được bác sĩ nhi chú ý.

Hội chứng khoảng QT kéo dài

Một bệnh di truyền hiếm gặp có thể khiến cho trẻ nhỏ, trẻ dưới 13 tuổi, trẻ vị thành niên bị ngất và bị rối loạn nhịp tim trầm trọng khi luyện tập hoặc khi phải trải nghiệm một sự căng thẳng cảm xúc. Vấn đề về tim này được biết tới với tên gọi hội chứng khoảng QT kéo dài kiểu đặc trưng – một sự kéo dài bất thường ở khoảng thời gian khoảng QT – được nhận biết khi một điện tâm đồ thể hiện trong thời gian tập luyện được giám sát cẩn thận. Đôi khi bệnh này không phải bẩm sinh mà xuất hiện cùng một dạng bệnh tim khác. Nếu di truyền, nó cũng có thể đi liền với điếc. Nếu một thành viên trong gia đình được chẩn đoán là bị hội chứng khoảng QT kéo dài, hãy thông báo cho bác sĩ nhi. Những thành viên khác trong gia đình cũng nên được kiểm tra. Vấn đề về tim này có thể được kiểm soát nhờ thuốc hoặc máy khử rung cấy ghép vào cơ thể (hiếm). Con bạn cũng nên hết sức cẩn thận khi tham gia vào các hoạt động gắng sức như bơi lội hoặc leo trèo vì nó có thể đặt bé vào tình trạng nguy hiểm.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Nhịp tim của con bạn có vẻ không đều. Nó tăng nhanh khi bé hít vào và chậm lại khi bé thở ra. Ngoài ra bé khỏe mạnh và hoạt bát.Loạn nhịp xoang (một thay đổi bình thường trong tốc độ đập của tim).Nếu sự rối loạn làm bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi về hiện tượng đó. Một kiểm tra đơn giản sẽ cho thấy liệu có cần phải có xét nghiệm sâu hơn, như điện tâm đồ, hay không.
Con bạn là trẻ sơ sinh, mạch của bé có vẻ chậm bất thường (dưới 70 nhịp một phút.)Rối loạn nhịp tim.

Nhịp tim chậm (nhịp tim chậm bất thường).

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám tim cho bé và xác định xem có cần xin thêm ý kiến tư vấn hay không.
Nhịp tim của con bạn có vẻ không đều từ khi bé bị ốm kèm theo sốt.Nhịp tim không đều (thường gặp trong quá trình phục hồi sau một đợt ốm kèm sốt).Trong phần lớn các trường hợp, vấn đề sức khỏe này tự khỏi theo thời gian mà không cần phải điều trị. Nếu nó không dứt hoặc tệ đi, hãy thảo luận những lo ngại của bạn với bác sĩ nhi.
Con bạn phàn nàn rằng bé cảm thấy tim đập nhanh hơn khi nghỉ ngơi. Bé uống soda có chứa caffeine hoặc các đồ uống tăng lực.Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có caffeine hoặc tăng lực, dẫn tới nhịp tim nhanh và không đều.

Rối loạn nhịp tim.

Caffeine có thể khiến cho tim đập nhanh hoặc mất một nhịp. Hãy giúp con bạn cắt giảm sô cô la, thay thế cocacola và những đồ uống có chứa caffeine khác bằng nước hoa quả, sữa và nước trắng. Nếu không có thay đổi gì trong 1 đến 2 ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn để ý thấy một cảm giác đập bình bịch hay đập hối hả trong ngực khi uống thuốc, như thuốc dị ứng anihistamne hoặc thuốc cảm.Tác dụng phụ của thuốc.Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ hoặc rút bớt loại thuốc đó hoặc kê thuốc khác thay thế.
Con bạn trước đây đã từng được chẩn đoán và điều trị một bệnh về tim.Bệnh tim bẩm sinh hay mắc phải.Các rối loạn tim bẩm sinh thường gắn liền với những rối loạn trong nhịp tim. Nếu những hiện tượng rối loạn xuất hiện hoặc trở nên dễ nhận thấy hơn, hãy nói với bác sĩ nhi về điều đó.
Con bạn bị ác mộng về đêm.

Bé thường mệt mỏi và ngủ vặt nhiều, đôi khi cáu kinh và uể oải. Mẹ bé bị một bệnh tự miễn như là lupus.

Block nhĩ thất (một sự bất thường trong hệ thống điện tim).Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và giới thiệu bé tới một chuyên gia về tim nhi để đánh giá nếu cần. Tình trạng này thường có thể được kiểm soát tốt bằng cách dùng thuốc hoặc máy điều hoà nhịp tim.
Con bạn cảm thấy có những nhịp tim thừa hoặc thiếu và gần đây bị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi (viêm họng cấp).Tim lạc nhịp (một biến chứng của viêm họng cấp, có thể đi liền với các bệnh khác nhau, trong đó có sốt thấp khớp thấp tim.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để xác định xem có cần thêm các xét nghiệm và phương pháp điều trị khác hay không.
Con bạn đột nhiên xanh xao và mệt mỏi. Bé toát mồ hôi khi nghỉ ngơi và đã bị vài cơn ngất. Những thành viên nhỏ tuổi khác trong gia đình cũng từng bị ngất nhiều lần hoặc có tiền sử bệnh tim.Chứng loạn nhịp tim dẫn tới tim bơm máu không hiệu quả.

Bệnh thiếu máu.

Hội chứng khoảng QT kéo dài.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé, yêu cầu xét nghiệm thêm nếu thích hợp và có thể sẽ giới thiệu bé sang một chuyên gia khác.
0/50 ratings
Bình luận đóng