Chỉ số cân nặng của trẻ thường không có ý nghĩa quan trọng bằng tốc độ phát triển và tốc độ tăng cân của trẻ. Tuy nhiên, trừ tuần đầu tiên sau khi sinh – khi hầu hết trẻ sơ sinh bị giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể so với lúc mới ra khỏi bụng mẹ, ở bất kì giai đoạn nào nếu trẻ bị thiếu cân hoặc không tăng cân thì đó lại là một vấn đề đáng phải quan tâm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu tăng cân vào ngày thứ 5 sau khi sinh rồi sau đó trở lại cân nặng lúc mới sinh trong khoảng từ ngày tuổi thứ 10-14. Từ ngày thứ 15 trở đi, trẻ sẽ lại tiếp tục tăng cân cho đến khi quá trình phát triển đã hoàn thành. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là tối quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên, vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ phát triển với tốc độ nhanh nhất. Một sự tiến triển chậm bất thường nào đó trong tốc độ tăng trưởng của trẻ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp vấn đề về phát triển mà nguyên nhân có thể là do cả cơ thể và tâm lý. Trong trường hợp đó, bạn cần báo cho bác sĩ nhi để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.Trẻ béo phì ngày một gia tăng

Tốc độ tăng trưởng của trẻ thường không đều – lúc đầu trẻ phát triển nhảy vọt về chiều cao/ chiều dài và tiếp theo đó là giai đoạn phát triển song song khi cân nặng của trẻ cũng tăng để tương xứng với chiều cao. Sau khoảng thời gian phát triển với tốc độ rất nhanh trong 12 tháng đầu tiên, trẻ sẽ trải qua giai đoạn tiếp theo với tốc độ phát triển chậm hơn so với lúc trước, thể hiện ở việc nhu cầu ăn uống của trẻ giảm đi. Trong suốt thời thơ ấu, chu trình này sẽ lặp lại nhiều lần và đỉnh cao là sự phát triển nhảy vọt ở thời kì tuổi vị thành niên. Đến thời điểm đó, lượng ăn của trẻ sẽ tăng lên đáng kể vì cơ thể trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Mặc dù chứng béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hàng đầu ở Mĩ hiện nay, song bệnh thiếu cân do rối loạn ăn uống cũng là một vấn đề quan trọng không kém, đặc biệt là ở trẻ em gái trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khi con bạn:

  • Giảm cân hoặc không tăng cân
  • Cân nặng tăng quá mức so với chiều cao.

CẢNH BÁO!

Trẻ bị thừa cân thường gặp nhiều vấn đề do cân nặng gây ra, song không thể tự giảm cân mà không cần đèn những hỗ trợ chuyên khoa. Bên cạnh đó, con bạn sẽ khó có thể thay đổi chế độ ăn được nếu bản thân bạn cũng ăn quá nhiều. Các chế độ ăn kiêng cấp tóc có thể gây nguy hiểm cả về thể lực lẫn tinh thần và không bền vững. Bạn hãy duy trì những thói quen ăn uống và vận động hợp lý cho cả gia đình, đó chính là chìa khóa cho việc kiểm soát cân nặng thành công và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Giúp trẻ giảm cân

Bệnh béo phì ở trẻ em là vấn đề ngày càng phổ biến. Trên thực tế, tại Mĩ trong suốt hai thập kỉ qua, số lượng trẻ bị béo phì đã tăng gấp đôi ở trẻ nhỏ và tăng gấp ba ở thanh thiếu niên. Bệnh béo phì mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bệnh tiểu đường, xơ gan và cao huyết áp cho trẻ suốt cuộc đời. Ngoài ra, bệnh béo phì cũng sẽ gây ra những áp lực tâm lí như làm cho trẻ cảm thấy quá khác biệt so với các bạn cùng trang lứa, hoặc bị bắt nạt hay trêu trọc hậu quả là trẻ bị trầm cảm và có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mĩ cho rằng các bậc cha mẹ và bác sĩ nhi cần phối hợp để giúp ngăn chặn sự phát triển chứng thừa cân ở trẻ. Bác sĩ có thể giám sát sự tăng cân của trẻ ngay từ khi chào đời qua mỗi lần khám định kỳ và đưa ra những hướng dẫn giúp cân nặng của trẻ luôn được duy trì ở con số hợp lý trong suốt quá trình phát triển. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính chỉ số khối cơ thể cho trẻ (Body Mass Index – BMI). Chỉ số này được tính bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương của chiều cao (tính bằng cm) rồi nhân với 703, bạn có thể truy cập trang web điện tử “Centers Disease Control and Prevention” (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Mĩ)) để được giúp tính tự động. Trẻ được coi là thừa cân nếu có chỉ số BMI lớn hơn chỉ số trung bình của 85% số trẻ ở cùng độ tuổi và cùng giới tính, và được coi là bị béo phì nếu con số này lớn hơn chỉ số trung bình của 95% số trẻ ở cùng độ tuổi và cùng giới tính.

Bạn có thể giúp trẻ giảm lượng cần thừa bằng cách giám sát lượng ăn hàng ngày của trẻ và kiểm soát những thực phẩm có quá nhiều năng lượng (calorie) trong khi lại không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Những đồ ăn trong nhóm này gồm có bánh ngọt, bánh qui, kẹo, kem và đồ uống có đường (trong đó có cả nước ép trái cây). Bên cạnh đó, hãy giảm lượng đường hòa tan trong khẩu phần ăn của trẻ và cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh cũng như ngũ cốc nguyên hạt. Thay vì soda hay nước ép trái cây, hãy cho trẻ uống nước trắng và động viên trẻ tham gia các hoạt động thể lực, như cả gia đình cùng đi bộ hay đạp xe và cùng duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn ngủ gà (lethargic) hoặc quấy và khó chịu. Bé ăn chậm bất thường và có vẻ ốm.Ốm thông thường.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe cho bé.
Con bạn bú sữa mẹ, bé bị giảm cân hoặc không tăng cân, mặc dù vẫn thích ăn bình thường.Chế độ ăn chưa cung cấp đủ năng lượng.Nói chuyện với bác sĩ nhi càng sớm càng tốt. Nếu bé trên 6 tháng tuổi, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé nên bắt đầu ăn thức ăn dặm. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu cho bạn đến một nhân viên tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ.
Con bạn ăn sữa công thức, bị giảm cân hoặc không tăng cân, mặc dù vẫn ăn hết lượng sữa của mình mỗi bữa.Chế độ ăn chưa cung cấp đủ năng lượng.Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi, đồng thời cần chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn trên hộp sữa và thử tăng lượng sữa trong mỗi bữa cho bé, nhưng cho bé dừng ngay khi bé không muốn ăn nữa. Nếu bé trên 5 tháng tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé ăn thức ăn dặm. Không được cho trẻ uống nước trái cây.
Con bạn ăn sữa công thức, bé tăng cân quá nhanh.Ăn quá nhiều.Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi. Bạn không nên cho bé ăn mỗi khi thấy bé khóc, vì có thể là bé chỉ khóc để thu hút sự chú ý, hoặc muốn có một sự thay đổi nào đó. Ngoài ra cơn khóc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cần thay đổi về giấc ngủ cho trẻ, hoặc bé nên được bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm.
Con bạn ở độ tuổi đi học, bị thừa cân và cơ thể khá mập mạp.Thừa cân trong giai đoạn này thường là do thiếu hoạt động thể lực và ăn quá nhiều. Cả gia đình cần cùng xây dựng thói quen ăn uống và vận động khỏe mạnh.Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, cũng như không dùng nhiều thức ăn ngọt hoặc giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần khuyến khích bé vận động thể lực nhiều hơn. Khi ăn bé phải ngồi ăn tại bàn, không vừa ăn vừa xem ti vi. Bạn nên dừng cho trẻ uống nước ép trái cây, hoặc ít nhất cũng pha loãng ra (tỉ lệ nửa nước đun sôi để nguội, nửa nước ép hoa quả). Nếu bề ngoài và cân nặng của bé cho thấy rõ là bé bị thừa cân, bạn hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi để được hướng dẫn về chế độ ăn và luyện tập cho bé. Bạn cũng cần phải làm gương cho bé, những thực phẩm lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình, cho dù có gặp vấn đề về cân nặng hay không.
Con bạn mới chập chững đi hoặc ở độ tuổi đi học, bị giảm cân, bé trông xanh và mệt bất thường.Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị.Gọi cho bác sĩ nhi để thu xếp một cuộc hẹn khám ngay lập tức.
0/50 ratings
Bình luận đóng