Không nên nặn mụn nhọt ở trẻ em

Trên mình trẻ em có mụn nhọt, có bậc cha mẹ cứ thích ra sức nặn mủ ra, tưởng rằng như vậy sẽ mau khỏi, thực ra như vậy là vô cùng nguy hiểm.

Bởi vì sau khi dùng sức nặn mủ, áp lực trong khoang mủ tăng lên, có thể làm cho mủ hoặc vi trùng thâm nhập vào máu, dẫn đến cảm nhiễm toàn thân hoặc di chuyển sang các bộ phận khác, tức là cái mà người ta gọi là bệnh bại huyết hoặc là bệnh máu có mủ độc. Cho nên khi trẻ em mọc mụn nhọt, tuyệt đối không được nặn, nhất là mụn mọc ở trên môi trên hoặc là ở trên mũi càng không được nặn , bởi vì tĩnh mạch ở trên mặt ăn thông với tĩnh mạch ở trên đầu, nếu mủ hoặc vi trùng xâm nhập vào huyết quản có thể dẫn đến cảm nhiễm, gây nên nguy hiểm.

Trẻ em không nên lạm dụng đồ hoá trang

Có một số bậc cha mẹ cứ thích cho con đánh phấn bôi son, sơn móng chân móng tay, nên biết rằng làm như vậy là rất không có lợi cho sức khoẻ của các em.

Bởi vì làn da của trẻ em còn rất non nớt, không chịu đựng nổi sự kích thích của đồ hoá trang, dễ xảy ra phản ứng quá mẫn cảm. Ví dụ trong son bôi môi có những hương liệu và những chất huỳnh quang brôm có thể làm cho mồm bị khô, bị ngứa, bị rộp; sơn móng tay có thể làm cho móng tay biến chất, trở nên giòn, thậm chí dẫn đến viêm kẽ móng tay, dẫn đến bệnh nứt móng tay. Nếu cho trẻ em dùng đồ hoá trang của người lớn, sẽ gây tổn thương đến làn da của các em. Cho nên, ngoài những ngày hội hè, biểu diễn văn nghệ ra, tốt nhất là không nên cho trẻ em sử dụng mỹ phẩm hoá trang.

Trẻ em không nên dùng kem dưỡng da của người lớn

Kem dưỡng da của người lớn mà để cho trẻ em sử dụng, không những không có tác dụng bảo vệ làn da, mà còn có thể làm cho lớp da của các em trở nên thô ráp, sần sùi, hoặc là làn da quá mẫn cảm thì xuất hiện những chấm đỏ hoặc những nốt sần nhỏ.

Thiếu nhi không nên đánh phấn, bôi son
Thiếu nhi không nên đánh phấn, bôi son

Bởi vì làn da của trẻ em còn mềm mại, lỗ chân lông rất nhỏ, dễ bị hoá mỹ phẩm của người lớn làm cho tắc lại, trở ngại cho việc thoát mồ hôi và phân tiết của làn da. Những sắc tố do các chất hoá học hợp thành ở trong kem dưỡng da của người lớn và hàm lượng hương liệu trong đó rất cao, gây kích thích cho lớp da của trẻ em khá mạnh. Những loại kem dưỡng da của người lớn thường có các chất như sữa ong chúa, ngân nhĩ, nhân sâm v.v… Những loại kem này dễ bị biến chất vì ô-xy hoá, sinh ra những chất hoá học độc hại, đối với làn da của trẻ em có tính kích thích rất mạnh. Vậy trẻ em không nên dùng kem dưỡng da của người lớn , chỉ nên dùng loại kem bảo vệ da của trẻ em mà thôi.

Trẻ em không nên xoa phấn quá dày ở trên mặt

Có một số bà mẹ trẻ, thường hay làm đỏm cho đứa con gái độc nhất của mình bằng cách trang điểm thật bảnh bao đẹp đẽ như trát lên má con gái những loại phấn thật thơm, đắt tiền, đến nỗi làm cho má con trở nên trắng bệch. Như vậy không những không làm cho con đẹp hơn, mà còn có hại cho sức khoẻ của con gái.

Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt đứa trẻ, có thể làm cho da mặt trở nên mềm mại, lớp da sáng bóng và rất xốp. Nếu trên má lại trát lớp phấn dầy, sẽ trở ngại cho việc hấp thu bình thường tia tử ngoại của lớp da, thường hay dẫn đến da quá mẫn cảm. Điều có hại nhất là ảnh hưởng đến sự hợp thành của vitamin D. Bởi vì chất vitamin D ở trong cơ thể trẻ em, tồn tại ở trong lớp biểu bì, chủ yếu dựa vào tác dụng của tia tử ngoại chiếu vào mà chuyển hoá thành vitamin D và trruyền vào trong máu. Nếu trên mặt thường xuyên xoa phấn dầu, sẽ làm giảm bớt việc sản xuất ra vitamin D ở trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc hấp thu phốt-pho, can-xi của xương, do đó mà ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ em. Ngoài ra trên mặt bôi nhiều phấn dầu sẽ làm tắc việc thoát mồ hôi và bã nhờn, nếu gặp vi trùng cảm nhiễm thì sẽ sinh rôm xảy.

Thiếu nhi không nên đánh phấn, bôi son

Có một số gia trưởng thích cho trẻ con, nhất là con gái trang điểm, má phân môi son. Như sơn móng tay, kẻ lông mày, sát phấn, bôi son…. Đối với trẻ em, nếu cứ kéo dài việc sử dụng những mỹ phẩm hoá trang thì sẽ có hại.

Bởi vì lớp da mặt của trẻ em còn non, sử dụng mỹ phẩm hoá trang, rổi do nước mắt, nước mũi, mồ hôi, nước dãi hoà quyện vào sẽ hình thành một lớp mô, ảnh hưởng đến sự chuyển hoá bình thường của làn da. Đồng thời các chất hoá học ở trong mỹ phẩm như các sắc tố, hương liệu v.v…có thể dẫn đến “ Viêm da mỹ phẩm”. Nếu sử dụng mỹ phẩm dài ngày có thể làm tắc lỗ chân lông. Dẫn đến viêm lỗ chân lông.. Những đồ mỹ phẩm có chát hoá học có tính cảm quang như dầu hắc ín chẳng hạn tùi còn có thể dẫn đến “ Viêm da mẫn quang”, “ Ban da sắc tố” v.v… Cho nên trẻ em không nên đánh phấn bôi son. Để đề phòng da trẻ em bị khô, có thể xoa ngoài da một chút glixêrin pha loãng.

Trẻ em không nên đeo nhẫn

Chăm chút, làm dáng cho con cái là điều rất nên. Song có một số cha mẹ lại thích cho trẻ con đeo nhẫn. Trên thực tế, trẻ con đeo nhẫn là có hại.

Bởi vì trẻ còn đang ở giai đoạn lớn lên về thân thể, trên ngón tay mà đeo chiếc nhẫn kim loại vào, không những ảnh hưởng đến sự phát triển của ngón tay, mà còn rất có khả năng xảy ra hiện tượng “ Nghiến thịt ” hoặc “ Thắt lại ”, gây trở ngại cho việc tuần hoàn máu ở ngón tay, do đó mà ngón tay bị sưng mọng, tím bầm, hoại tử hoặc bị loét ra. Nếu nhẫn lại lắp đá quí vào nữa thì còn có thể làm xước da mình hoặc làm xước da người khác. Cho trẻ em đeo nhẫn cũng không có lợi cho việc giáo dục tâm lý trẻ em. Cho nên, không nên cho trẻ em đeo nhẫn.

0/50 ratings
Bình luận đóng