Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa nhưng đặc biệt là các bệnh đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, bệnh ung thư đường tiêu hóa

Người ta cũng thấy béo phì có đóng vai trò nhất định trong một số bệnh lý khác như đau lưng, viêm, thoái khớp, suy giảm khả năng tình dục, bệnh lý tâm thần (bảng 17.4).

Bảng 17.4: Các bệnh có liên quan với béo phì (WHO-1998).

Tăng nguy cơ nặng RR>3Tăng trung bình RR:2-3Tăng nhẹ RR:1-2
Đái tháo đường typ 2Bệnh mạch vành timK vú ở phụ nữ tiền mãn kinh
Bệnh sỏi mậtTăng huyết ápK trực tràng
Rối loạn lipid máuLoãng xươngGiảm khả năng tình dục
Hội chứng chuyển hóaTăng acid uric trong máuĐau lưng
Khó thởTăng nguy cơ khi gây mê
Thiểu năng oxy lúc ngủKhiếm khuyết ở trẻ sơ sinh khi mẹ béo phì có thai

Béo phì là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch

Các yếu tố nguy cơ luôn đi kèm theo bệnh béo phì đối với tim mạch là tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Nhưng cũng có những bằng chứng cho thấy béo phì còn là yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh mạch vành. Kannel – 1996 chứng minh mức độ béo phì có liên quan chặt chẽ đên đên tỷ lệ phát triển bệnh mạch vành. Willet- 1995 lại thây bệnh mạch vành đã bắt đầu phát triển ngay từ khi có tăng cân.

Nhiều nghiên cứu ở cả châu Âu, châu á đều cho thấv khi tỉ lệ BMI tăng cao từ 25 -ỉ- 29,9 kg/m2 thì các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và tăng lipid máu xuất hiện, còn khi BMI > 30 kg/m2thì bệnh mạch vành tăng rõ rệt.

  • Tăng huyết áp

Stamler, 1978, Dyer và Elliot 1989, chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa mỡ và huyết áp. Giảm cân sẽ làm giảm huyết áp. Các nghiên cứu ở châu Âu thấy tăng huyết áp có tỷ lệ cao ở nhóm người có BMI trên 25, nhưng ở châu á (Hồng Kông) thấy chỉ số BMI trên 23, Việt nam BMI trên 22,6 đã có liên quan đến tỷ lệ tăng huyết áp.

  • Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu ở người béo phì được đặc trưng bằng:

  1. Tăng triglycerid.
  2. Tăng LDL – apoB.
  3. HạHDL-c.

Các rối loạn này rất hay gặp ở người béo bụng; Inoue -Nhật bản, thấy ở đôi tượng có BMI > 25kg/ m2 thì nguy cơ tăng triglycerid, tăng cholesterol máu, hạ HDL- c tăng gấp 2 lần nhóm BMI là 22kg/m2. Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông cho thấy khi BMI > 23,0 đã có kèm theo những rối loạn về chuyển hóa lipid máu.

  • Béo phì và dái tháo dường typ 2

Đái đường typ 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ. về khía cạnh nào đó, bệnh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tập hợp lại. Một số dân tộc châu Á, đái tháo đường typ 2 thường kết hợp với tăng kháng insulin/ tăng insulin máu, nhưng ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì lại thường thấy giảm insulin do có bất thường trong bài tiết insulin. Những công bố gần nhất (1999) cho thấy chỉ số BMI ở người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 của Hồng Kông với nam là 24,3 kg/m2với nữ là 23,2 kg/m2. Điều tra dịch tễ học đái tháo đường quốc gia của Việt Nam cho thấy khi chỉ số BMI là đã có liên quan chặt chẽ với người mắc bệnh đái tháo đường. Điều này chứng tỏ chỉ số BMI không chỉ chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố dân tộc, giống nòi mà còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng kinh tế xã hội.

Các yếu tố bệnh căn và yếu tố nguy cơ với đái tháo đường typ 2 ở châu A.

  • Yếu tố gen:

Các dấu ấn về gen.

Tiền sử gia đình.

Gen typ “tiết kiệm”.

  • Đặc tính về địa lý:

Giới.

Tuổi.

Nòi giống, dân tộc.

  • Các yếu tố khác:

Béo phì (sự phân bố, thời gian bị béo phì).

ít hoạt động thể lực.

Chế độ ăn.

Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, thay đổi lôi sống.

Thời kỳ mang thai, cân nặng thấp khi sinh.

Đột qụy

Sức khoẻ phụ nữ

Đặc biệt với những rối loạn ở lứa tuổi quanh mãn kinh, người ta cũng thấy béo phì có thế làm tình trạng này xấu hơn.

Suy giảm chức năng hô hấp

Cơn ngừng thở ngắn thường xảy ra ở phụ nữ béo phì. Người ta cũng thây người béo phì thường có kèm theo tăng áp động mạnh phôi, hội chứng Pick Wick và tăng nguy cơ sau mổ.

Rối loạn hoạt động cơ xương

Đau lưng nhất là ở phụ nữ béo phì.

Ung thư

Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, khi trọng lượng cơ thể tăng > trên 140% thì yếu tố nguy cơ gây ung thư tăng 1,33 lần ở nam và 1,55 lần ở nữ.

Các nghiên cứu gần nhất cũng cho thây tỷ lệ ung thư trực tràng ở người béo phì tăng cao so với người thường ở các nước châu Âu, mối liên quan này yếu hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bệnh túi mật

Rất hay gặp trong bệnh lý đường tiêu hoá của người béo phì. Người ta thây nồng độ cholesterol tăng cao trong muối mật ở người béo phì liên quan chặt chẽ đến sỏi mật.

Những bất thường về gan, đặc biệt là thận nhiễm mỡ thường xảy ra ở người béo phì, tình trạng bất thường về men gan cũng được cải thiện nếu cân nặng suy giảm.

Các vấn đề về bệnh lý tâm thần

ở lứa tuổi vị thành niên quá trình hình thành nhân cách của trẻ đang dần hoàn thiện vì thế các rối loạn tâm thần đặc biệt có hại đến quá trình phát triển của trẻ. Ớ các nước phương Tây, phụ nữ và trẻ em béo phì có tỉ lệ phạm tội và liên quan đến hành vi gây rối xã hội cao hơn các đối tượng khác.

Các vân đề này ngày càng hay gặp ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Hậu quả của béo phì ở lứa tuổi trẻ và vị thành niên

Đó là tăng tỷ lệ các bệnh mãn tính như rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh thoái hoá mỡ, các rối loạn tiêu hoá, ngừng thở ngắn khi ngủ. Người ta cũng thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh đái tháo đường typ 2 với tỷ lệ thừa cân, béo phì ở lứa tuổi trẻ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngoài ra tỷ lệ bệnh mạch vành bị calci hoá cũng khá cao ở đối tượng này.

0/50 ratings
Bình luận đóng