Xơ gan là một bệnh nhiều nguyên nhân bệnh gây ra: viêm gan siêu vi trùng, viêm gan mạn, sốt rét, uống nhiều rượu, kém dinh dưỡng…

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Biểu hiện lâm sàng là sự suy sụp chức phận gan, tăng áp lực tĩnh mạch của, chảy máu, cổ trướng và hôn mê gan, bệnh xơ gan đã được miêu tả, trong phạm vi các chứng hoàng đản, tích tụ, hiếp thống và cổ trướng của y học cổ truyền.

Sau đây xin giới thiệu phân loại triệu chứng các thể bệnh trên lâm sàng và cách chữa bệnh xơ gan.

Thể xơ gan chỉ có dấu hiệu tiêu hoá

 Can uất tỳ hư, can tỳ bất hoà:

Triệu chứng: sắc mặt xạm tối, đầu choáng mệt mỏi, ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi, bụng trướng đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế.

Phương pháp chữa: sơ can kiện tỳ (sơ can vận tỳ)

Bài thuốc

Bài 1

Rau má sao12 gamHậu phác8 gam
Mướp đắng12 gamÝ dĩ16 gam
Thanh bì8 gamHoài sơn16 gam
Chỉ thực8 gamBiển đậu12 gam
Uất kim8 gamĐinh lăng16 gam
Bài 2. Tiêu dao tán gia giảm.
Bạch truật12 gamGừng6 gam
Bạch linh10 gamĐại phúc bì6 gam
Bạch thược10 gamSài hồ10 gam
Cam thảo6 gamHoàng kỳ10 gam
Đại táo6 gamNgũ gia bì8 gam
Ý dĩ16 gamNhân trần20 gam
Đan sâm16 gamChi tử8 gam
Huyết sâm, Xích sâm hay đan sâm trong bài thuốc chữa xơ gan
Huyết sâm, Xích sâm hay đan sâm trong bài thuốc chữa xơ gan

Thể xơ gan có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch của khí trệ huyết ứ

Triệu chứng: đau vùng mạng sườn nhiều, bụng trướng, người gầy, lách to, môi lưỡi tím, mạch tế.

Phương pháp chữa: hành khí hóa ứ (sơ can lý khí hoạt huyết)

Bài thuốc:

Bài 1. Giống bài viêm gan mạn thể khí trệ huyết ứ.

Bài 2. Tứ vật hồng đào gia giảm (giống bài viêm gan mạn thể khí, trệ huyết ứ).

Bài 3. Cách hạ trục ứ thang gia giảm.

Đào nhân12 gamTam lăng8 gam
Hồng hoa8 gamNga truật8 gam
Đương quy12 gamHương phụ chế8 gam
Xích thược12 gamChỉ xác8 gam
Đan sâm22 gam
vị thuốc Tam lăng điều trị xơ gan
vị thuốc Tam lăng điều trị xơ gan

Thể xơ gan cổ trướng

  • Âm hư thấp nhiệt: hay kèm theo chứng chảy máu

Triệu chứng: sắc mặt vàng tối, chảy máu cam, chảy máu chân răng, cổ trướng, chân phù, sốt hâm hấp, hoặc sốt cao, phiền táo, miệng họng khô, lợm giọng, tiểu tiện đỏ, ít, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch huyền tế sác.

Phương pháp chữa: Dưỡng âm, thanh nhiệt; thanh nhiệt lợi thấp.

Bài thuốc:

Bài 1.

Nhân trần20 gamSa sâm12 gam
Chi tử20 gamSinh địa12 gam
Bạch mao căn12 gamThạch hộc21 gam
Hậu phác6 gamXa tiền12 gam
Trần bì6 gamTrạch tả12 gam
Bán hạ chế6 gam
Bài 2. Lục vị hoàn thang gia giảm
Thục địa12 gamPhục linh8 gam
Sơn thù6 gamBạch truật12 gam
Hoài sơn12 gamĐương quy8 gam
Trạch tả8 gamĐịa cốt bì12 gam
Đan bì8 gam
  • Tỳ thận dương hư

Triệu chứng: mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng, hoặc xanh nhạt, chất lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.

Phương pháp chữa: ôn dương hành thủy, ôn thận tỳ dương.

Bài thuốc:

Bài 1

Phụ tử chế12 gamÝ dĩ16 gam
Nhục quế4 gamTrạch tả12 gam
Chỉ xác6 gamHoài sơn12 gam
Mộc hương6 gamKê nội kim5 gam
Bạch truật12 gamSa tiền tử12 gam

 

Bài 2. Phụ tử lý trung thang gia giảm

Phụ tử chế12 gamTrạch tả12 gam
Quế chi6 gamĐại phúc bì12 gam
Can khương6 gamXuyên tiêu6 gam
Phục linh12 gamHoàng kỳ12 gam
Hậu phác6 gam
  • Thể cổ trướng nhiều (thủy khí tương kết)

Triệu chứng: cổ trướng tăng nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít, đại tiện không thông. Mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: công hạ trục thủy, chú ý theo dõi mạch, huyết áp, tránh truỵ mạch do mất nước và điện giải quá nhiều.

Bài thuốc:

Bài 1

Cam toại nướng 6 gamĐại hoàng12 gam
Thương lục 6 gamHắc sửu8 gam
Đại phúc bì 12 gam
Bài 2. Thiên kim đại phúc thủy phương
Khương hoàng 4 gamHải tảo10 gam
Khiên ngưu 12 gamQuế tâm16 gam
Côn bố 10 gamĐình lịch12 gam
Bài 3. Thập táo thang
Nguyên hoa 4 gamĐại kích4 gam
Cam toại 4 gamĐại táo10 gam

3 vị trên sây khô tán bột, ngày uống 2 gam với nước đại táo.

Khiên ngưu tử trong điều trị xơ gan
Khiên ngưu tử trong điều trị xơ gan

Trên thực tế lâm sàng do chức phận gan bị suy thoái thường xuất hiện các triệu chứng đồng thời với nhau, cổ trướng, chảy máu, phù…

Căn cứ vào sự phân loại ở trên mà chọn lựa các vị thuốc để tạo thành bài thuốc theo phương pháp bổ hư (kiện tỳ, bổ thận) lợi niệu, cầm máu, chống sung huyết…

Châm cứu: ít sử dụng châm cứu để chữa bệnh xơ gan, có thể dùng châm kim hay cứu để giải quyết một số chứng trạng cục bộ hay toàn phần.

Sau khi đã hết cổ trướng, chảy máu… bệnh xơ gan ổn định tránh tái phát và củng cố kết quả chữa bệnh dùng các thuốc, bài thuốc có tác dụng kiện tỳ bổ thận, sơ can lý khí dưới dạng thuốc bột viên thời gian dùng dài ngày, lượng dùng ít, nếu còn hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (lách to, tuần hoàn bàng hệ, dùng thêm các vị thuốc hoạt huyết (uất kim, đan sâm…), nhuyễn kiên, (miết giáp, mẫu lệ).

Theo báo cáo của Viện y học cổ truyền Trung ương. Điều trị 21 bệnh nhân viêm gan và xơ gan. Trong đó 12 bệnh nhân là xơ gan. Kết quả như sau:

Tốt                    không

Khá                   6 bệnh                         nhân

Trung bình        3 bệnh                         nhân

Kém                  3 bệnh                         nhân

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Triệu chứng Xơ gan cổ trướng và điều trị

Bệnh xơ gan (Cirrhosis)

Phác đồ điều trị xơ gan

Ngăn chặn các nguyên nhân gây thương tổn gan

Viêm gan vi rút phải điều trị tích cực, củng cố bồi dưỡng theo lâu dài, có chế độ nghỉ ngơi lao động nhẹ nhàng 6 – 12 tháng cho đến khi các xét nghiệm sinh hóa hoàn toàn bình thường.

Chữa sốt rét đúng phác đồ, đúng chỉ định. Hạn chế bệnh tái phát.

Điều trị sán lá gan.

Điều trị bệnh gan mật.

Chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và protid

Giai đoạn viêm gan mạn, xơ gan còn bù

Trước hết chú ý được chế độ ăn uống.

Cần ăn đủ protid, gluco, vitamin, giảm lipid, không nên ăn thức ăn rán mỡ, rán với nhiệt độ cao, không uống rượu kể cả rượu thuốc.

Chế độ sinh hoạt lao động nhẹ nhàng, tránh quá sức, chống lạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm.

Thuốc: Glucoza uống hoặc tiêm.

Vitamin nhóm B, tinh chất gan.

Metheonin, clolin, biocholin.

Điều trị xơ gan mất bù

  • Chống phù nề, cổ trướng

Ăn nhạt, kiêng muối, kiêng mỡ.

Lợi tiểu Furosemit, lasic, trofurit.

Lasix 0,02 gam tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch 1 ống/ngày. Trofurit 0,04 gam uống 1 – 4 viên/ngày.

Loại này gây đái nhiều, giảm phù nhanh, nhưng đái nhiều có thể rối loạn điện giải, gây tình trạng suy sụp và có thể choáng.

Lợi tiểu hypothiazit 0,25 gam X 2 – 4 viên/ngày.

Dùng 2 – 3 ngày rồi nghỉ, không nên dùng kéo dài (vì hypothiazit giữ Aldostera, aldosterol giữ lại sẽ gây phù).

Cổ trướng to quá phải chọc tháo bớt dịch (không nên tháo nhiều quá) hoặc 3 – 4 lít cho bệnh nhân dễ thở.

  • Chống chảy máu

Bất động hoàn toàn nếu do chảy máu nặng.

Thuốc cầm máu Hemocraprol ngày tiêm bắp 2 lần mỗi lần 1 ống vitamin K 0,005 gam ngày tiêm trên bắp 4 – 6 ống,

Vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt, hoặc truyền dịch 0,5 gam – 2 gam/24 giờ.

Thuốc co mạch: Pothypophyoc (glandunitrin) 20 đơn vị cho vào 200 mililit huyết thanh ngọt, đẳng trương 20% truyền tĩnh mạch. Ngày 2 lần.

Nếu có toan máu hoặc nghi ngò, cho dùng thanh huyết kiềm 1,4% 250 ml truyền tĩnh mạch.

Truyền máu đồng loại.

Nếu điều trị nội khoa không đỡ, chảy máu ngày càng nặng phải xử trí ngoại khoa, khi đã ngừng chảy máu, cần đề phòng hôn mê gan (cho nhuận mật, thụt sạch máu trong đại tràng).

  • Điều trị trong hôn mê gan

Phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn tiền hôn mê.

Ngừng ăn các chất protid, không uống metheonin, cololin.

Truyền tĩnh mạch glucoza ưu trương 30%, 250 – 500 ml.

Cứ 100ml glucoza 30% thêm 10 đơn vị Insulin, axit ghitamin C20 – 40 gam dung dịch 1%, truyền trong 24 giờ X giọt/1.

Kháng sinh chống bội nhiễm: dùng loại không thải qua gan, ampixilin, penixilin, crythomycin, oleandomyxilin, xoopinin, thuộc họ aminoxit uống không sợ nhiễm độc, loại tiêu độc cho thận và dây 8.

Vitamin liều cao.

Costicol, depersolon 30g/ngày tĩnh mạch giảm dần.

0/50 ratings
Bình luận đóng